Cây Đại Tướng Quân là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách trồng
Cây Đại Tướng Quân ngoài việc trồng để làm cảnh, trang trí, cây còn có những tác dụng đáng kể trong phòng và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ở người. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cây Đại Tướng Quân trong bài viết ngay sau đây.
Cây Đại Tướng Quân là cây gì?
Cây Đại Tướng Quân có tên khoa học là Crinum asiaticum, thuộc chi Thủy Tiên và thuộc họ nhà Loa Kèn, vốn có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ở Việt Nam, cây thường được gọi là cây Lá Náng, cây Chuối Nước,… thường được người dân trồng trước cửa nhà để trang trí hoặc làm dược liệu dân gian.
Hình ảnh cây Đại Tướng Quân
Đặc điểm của cây Đại Tướng Quân
1. Nơi phân bố
Ngoài Việt Nam, cây Đại Tướng Quân còn xuất hiện nhiều ở Ấn Độ, Indonesia và một số nước trong khu vực châu Á. Cây hay mọc hoang, tại những nơi ẩm ướt, gần ao hồ sông suối. Chúng thích khí hậu mát mẻ, không chịu được cái nóng gay gắt. Do đó mà khu vực miền núi phía Bắc của nước ta rất phù hợp để trồng loài cây này.
2. Hình thái
Cây Đại Tướng Quân là cây thân thảo, có chiều cao trung bình khoảng 1-1,5 mét. Lá cây có dạng mũi mác, mọc thuôn dài, có bề rộng từ 5-10cm, chiều dài tối đa có thể lên đến trên 1m. Hoa Đại Tướng Quân mọc thành cụm, thường có màu trắng và có mùi thơm nhẹ đặc trưng, bông hoa được bao phủ bởi nhiều lớp mo dài. Quả của cây có hình gần tròn, đường kính khoảng 3-4cm, bên trong có chứa hạt.
3. Bộ phận được sử dụng
Cây Đại Tướng Quân có thể được sử dụng bất cứ bộ phận nào để làm thuốc, từ hoa, lá, thân cho đến rễ cây. Thông thường người ta lựa chọn hoa Đại Tướng Quân trắng để làm dược liệu thay vì lựa chọn hoa màu đỏ.
Có thể sử dụng bất kỳ bộ phận nào của cây để làm thuốc
4. Thành phần hóa học
Cây Đại Tướng Quân sở dĩ được người dân lựa chọn làm dược liệu là bởi những thành phần hóa học quan trọng đối với sức khỏe của con người nằm bên trong cây.
- Trong hoa có chứa một số thành phần như: Crinamin, Ambelin, Crinasiatin.
- Trong rễ cây có chứa một số thành phần: Alkaloid Harcissin, các vitamin và một số hoạt chất có tính kiềm.
- Trong hạt của quả có chứa: Lycorin và Crinamin.
Video đang HOT
5. Thu hái – Bảo quản
Mùa hè được xem là mùa lý tưởng để thu hoạch cây Đại Tướng Quân, tuy vậy tại nhiều địa phương thì cây vẫn có thể được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Khi thu hoạch, cần để cây tại những nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Cây Đại Tướng Quân có thể mang đi phơi khô, tán nhuyễn thành bột để tiện lợi cho quá trình bảo quản.
Tác dụng của cây Đại Tướng Quân
Bên cạnh công dụng trang trí, làm đẹp cho không gian sống xung quanh ngôi nhà của bạn, cây Đại Tướng Quân còn có một số tác dụng trong chữa bệnh không nên bỏ qua.
1. Điều trị đau nhức xương khớp
Dùng 30g lá cây Đại Tướng Quân, đem rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước. Sau đó giã hơi nát rồi mang đi hơ nóng trên bếp, đắp vào vùng bị đau nhức xương khớp, dùng gạc để cố định lại. Sử dụng như vậy cho đến khi hết đau thì dừng lại.
2. Điều trị vết máu bầm, máu tụ do tai nạn
Thực hiện tương tự giống như cách điều trị đau nhức xương khớp. Cũng sử dụng lấy 20g lá cây Đại Tướng Quân để hơ nóng, đắp vào vùng bị tụ máu, vết bầm do chấn thương. Thực hiện khoảng vài lần bạn sẽ thấy các vết tụ máu bị tiêu giảm đi nhiều.
3. Điều trị viêm họng
Sử dụng một ít lá cây Đại Tướng Quân, mang đi rửa sạch, sau đó đem giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Đem nước đó đi ngậm và súc miệng mỗi ngày 1 lần sẽ thấy ngay hiệu quả giảm viêm và sưng đau do viêm họng.
4. Điều trị đau mỏi lưng lâu ngày
Sử dụng 20g lá cây Đại Tướng Quân, đem rửa sạch, để ráo nước, sau đó mang đi rang trên chảo nóng cùng với 1 thìa muối. Đến khi muối nở, hỗn hợp nóng đều thì vớt lá cây ra, đem đắp lên vùng lưng bị đau nhức. Thực hiện việc đắp khoảng 3-5 ngày sẽ thấy cơn đau mỏi lưng giảm đi rõ rệt.
Cây Đại Tướng Quân có nhiều tác dụng chữa bệnh
5. Điều trị một số căn bệnh ngoài da
Mang một ít lá cây đi rửa sạch với nước muối loãng, sau đó để ráo nước rồi đem giã nát. Đem bã lá sau khi giã đắp vào vùng da bị mụn nhọt, mẩn ngứa, dùng gạc cố định lại. Cứ mỗi ngày lại thay bã lá một lần, chỉ sau một thời gian thì tình trạng mẩn ngứa, mụn nhọt trên da sẽ thuyên giảm.
6. Điều trị bệnh trĩ ngoại
Sử dụng lá cây Đai Tương Quân đem rửa sạch với nước muối loãng, sau đó để cho ráo nước. Tiếp theo, mang hỗn hợp lá bo vào cối để giã nát rồi chắt lấy phần nước cốt. Lấy phần bã lá đem đắp vào vùng da hậu môn đang bị trĩ ngoại, cuối cùng dùng băng gạc sạch cố định lại. Thực hiện một thời gian, tình trạng búi trĩ sẽ tiêu biến, thuyên giảm.
Ý nghĩa của cây Đại Tướng Quân trong phong thủy
Cây Đại Tướng Quân được trồng và sử dụng nhiều để làm cây cảnh trong nhà bên cạnh việc sử dụng làm dược liệu. Với hình dáng vững chãi, cành lá xum xuê và uy nghi, cây Đại Tướng Quân mang ý nghĩa tượng trưng cho sự bình yên, hạnh phúc, xua tan tà khí, chướng khí tích tụ trong ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, cây còn giúp mang lại may mắn, thịnh vượng, tiền tài dồi dào về cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây Đại Tướng Quân
1. Loại đất trồng
Cây Đại Tướng Quân không phải là loài cây quá kén đất, chúng có thể thích hợp với nhiều điều kiện đất khác nhau. Tuy nhiên, để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, bạn nên trồng cây với loại đất có độ tơi xốp cao, đi kèm với đó là giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.
2. Lựa chọn thời vụ trồng
Cây Đại Tướng Quân thường nở hoa vào mùa hè, do đó thời vụ tốt nhất để bắt đầu trồng loại cây này là từ giai đoạn cuối Đông, đầu Xuân, khi mà khí hậu trở nên bớt khô và có nhiều độ ẩm, phù hợp với sự phát triển của cây. Còn nếu bạn sinh sống tại những nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt, bạn có thể trồng cây vào bất cứ thời điểm nào đều được.
Cây Đại Tướng Quân rất ưa ánh sáng và ẩm ướt
3. Điều kiện ánh sáng
Cây Đại Tướng Quân rất ưa ánh sáng, do đó bạn nên trồng cây tại nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến. Điều này sẽ giúp cây có thể quang hợp tốt, cho ra lá xanh mượt và hoa nở đẹp, đồng đều.
4. Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để cho cây có thể phát triển nên từ 25 đến 30 độ C. Nếu nóng hoặc lạnh hơn có thể khiến cây khó ra hoa và phát triển đúng theo dự định.
5. Nước tưới
Vì là cây ưa ẩm cho nên bạn cần quan tâm nhiều đến việc tưới nước cho cây Đại Tướng Quân. Hãy duy trì tưới nước cho cây đều đặn từ 2-3 lần/tuần, không cần tưới đẫm và có thể tăng lần tưới lên nếu như thời tiết bước vào giai đoạn khô nóng.
6. Bón phân
Nếu như đất trồng ban đầu đã có đầy đủ dinh dưỡng, bạn không nhất thiết phải tiến hành bón phân cho cây. Trong thời kỳ cây non bắt đầu ra lá và cao lớn dần, bạn có thể bón thúc thêm phân NPK kết hợp với phần chuồng hoại ủ để kích thích cây phát triển nhanh hơn. Đến giai đoạn cây ra hoa, hãy thêm phân Kali để giúp hoa nở đẹp và lâu tàn.
7. Phòng ngừa sâu bệnh
Cây Đại Tướng Quân rất hiếm khi gặp sâu bệnh, do vậy bạn chỉ cần quan tâm đến các hiện tượng bất thường xuất hiện trên lá cây như đốm lá, lá bị héo, thối,… để từ đó có thể loại bỏ các lá bị bệnh, tránh lây lan cho những lá khỏe mạnh.
Lưu ý khi sử dụng cây Đại Tướng Quân
Mặc dù là cây thuốc dân gian quý, được sử dụng nhiều trong chữa bệnh, thế nhưng nếu không biết cách sử dụng thì bạn vẫn có thể bị ngộ độc. Nếu như uống quá nhiều nước ép từ lá cây Đại Tướng Quân, bạn có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, mạch và tim đập nhanh,… Do đó tuyệt đối không nên uống trực tiếp nước ép từ cây mà chỉ nên sử dụng lá để đắp ngoài da.
Khi bị ngộ độc, hãy uống nước đường hoặc nước giấm pha gừng để giải độc. Hoặc đưa người bị ngộ độc đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Cách phân biệt cây Đại Tướng Quân và cây Trinh Nữ Hoàng Cung
Hai loại cây này có rất nhiều hình dạng và đặc điểm tương đồng nhau cho nên người sử dụng rất dễ bị nhầm lẫn. Nếu quan sát thật kỹ, bạn vẫn có thể phân biệt được hai loại cây này dựa vào một số đặc điểm như sau:
- Về phần hoa: Hoa của cây Đại Tướng Quân thường có màu trắng hoặc có màu đỏ phớt nhẹ nơi cuống hoa, còn hoa của cây Trinh Nữ Hoàng Cung thì có màu hồng nhạt.
- Về phần thân: Thân của cây Đại Tướng Quân có hình bầu dục và có màu xanh xen lẫn đỏ hồng. Còn phần thân của cây Trinh Nữ Hoàng Cung có màu trắng xanh, phát triển lớn để tạo thành củ.
- Về phần lá: Lá cây Đại Tướng Quân to và dày hơn so với lá của cây Trinh Nữ Hoàng Cung. Ngoài ra lá cây Đại Tướng Quân không có mùi thơm như của Trinh Nữ Hoàng Cung.
Cách phân biệt giữa hai loại cây
Giải trình gen đỉa để nghiên cứu cơ chế chống đông máu
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, do nhà khoa học Sebastian Kvist, Bảo tàng Hoàng gia Ontario (ROM), Canada, dẫn đầu, đã công bố hoàn thành giải trình tự bộ gen của đỉa trâu (Hirudo hazinalis), một loài đỉa châu Âu được sử dụng như loài dược liệu.
Nghiên cứu cung cấp những hiểu biết mới về chất chống đông máu có trong nước bọt của đỉa. Ảnh: Sebastian Kvist.
Kết quả nghiên cứu mới được công bố trong tuần này trên Scientific Reports, tiết lộ những hiểu biết có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến việc sử dụng đỉa làm thuốc trong y học.
Nhóm nghiên cứu tập trung nỗ lực của họ để tiết lộ sự đa dạng và phong phú của chất chống đông máu (chất làm loãng máu) trong bộ gen của con đỉa. Kết quả sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về protein được con đỉa tiết ra trong quá trình hút máu để giúp sử dụng đỉa trong tương lai tại các bệnh viện.
Đỉa từ lâu đã được sử dụng để điều trị các tình trạng bệnh khác nhau của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng trong y học tiền hiện đại dựa trên các lý thuyết chữa bệnh vô căn cứ ban đầu.
Ngày nay, hai loài đỉa Hirudo verbana và Hirudo hazinalis được sử dụng để chữa bệnh dựa trên cơ sở khoa học, chủ yếu để nối ngón tay hoặc phẫu thuật ghép da. Nước bọt của chúng chứa chất làm loãng máu mạnh nhất được biết đến trong y học và có thể làm giảm sự tích tụ máu sau phẫu thuật và thúc đẩy quá trình chữa lành mạch máu.
Giáo sư, Tiến sĩ Kvist cho biết, thật đáng ngạc nhiên, giải mã gen cho thấy, con đỉa sử dụng 15 loại protein khác nhau ảnh hưởng đến cơ chế đông máu ở động vật có xương sống (mà nó hút máu) và 17 loại protein khác cũng có khả năng góp phần vào quá trình chống đông máu.
Đây là những gì nhiều hơn chúng ta dự đoán, và những hiểu biết được tạo ra bởi nghiên cứu này sẽ cho phép các chuyên gia y tế hiểu rõ hơn về cách thức và thời điểm sử dụng đỉa trong thực hành chữa bệnh, ông nói thêm.
Là bộ gen loài đỉa thứ ba từng được giải trình tự, đỉa trâu Hirudo hazinalis cung cấp dữ liệu so sánh quan trọng để tìm hiểu sự tiến hóa của việc hút máu ở đỉa.
Cây dây gắm chữa bệnh xương khớp Nhóm nghiên cứu Viện Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, chiết xuất thành công hoạt chất trong cây dây gắm chữa các bệnh xương khớp. Tận dụng hoạt chất của đông dược Nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Mạnh Đạt, Đỗ Thị Thủy Lê, Đỗ Thanh Huyền, Bùi Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị Thu, Viện Công...