Cây đa trăm tuổi bị gãy nhánh: Sẽ rà soát “sức khỏe” của cây
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, hiện phần phía trong thân cây đa cổ thụ tại cổng làng Trung Nha đã bị mục ruỗng. Phần nhánh cây bị gãy là phần thân chính của cây.
Phần thân cây đa bị gãy rạng sáng 13/6 đã bị mục ruỗng bên trong (Ảnh: Lê Nguyên).
Liên quan đến vụ nhánh cây đa cổ thụ tại khu vực cổng làng Trung Nha (phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) bị gãy, đổ chắn đường vành đai 2, sáng 13/6, trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng đã di dời, cắt bỏ xong phần nhánh cây đa bị đổ và giải phóng hiện trường vào lúc 9h cùng ngày.
Theo vị lãnh đạo, phần nhánh cây đa cổ thụ bị đổ, gãy là phần thân chính của cây, hiện đã bị mục ruỗng bên trong. Sự việc xảy ra vào khoảng 2-3h sáng cùng ngày. Sau khi nhận được tin báo, phía công ty cây xanh đã điều động khoảng 20 người ra hiện trường để xử lý vụ việc.
Được biết, tháng 3/2012 dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy do Ban Quản lý dự án đầu tư đầu tư và phát triển giao thông đô thị (chủ đầu tư) được thực hiện, tuy nhiên cây đa cổ thụ này vẫn được giữ lại, vị trí của cây đa nằm án ngữ ngay giữa tuyến đường vành đai 2 đoạn Bưởi – Võ Chí Công.
Chia sẻ về việc quản lý, chăm sóc cây đa, theo đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, sau khi đơn chủ đầu tư hoàn thành xong dự án, cây đa này được bàn giao lại cho phía công ty quản lý và chăm sóc.
Cây đa cổ thụ nằm án ngữ tại đường vành đai 2 đoạn đường Bưởi hướng Võ Chí Công.
“Hàng năm, đơn vị vẫn thường xuyên tiến hành các biện pháp cắt bỏ các cành cây xấu, có nguy cơ bị gãy, đổ vào mùa mưa bão. Tuy nhiên đây là một cây đa đã có độ tuổi rất lâu đời nên hiện phần phía trong thân cây hiện đã bị mục ruỗng, nếu nhìn từ phía dưới thì rất khó phát hiện”, vị đại diện nói và cho biết trong khoảng vài ngày tới, đơn vị sẽ tiến hành rà soát lại tình trạng “ sức khỏe” của cây, sau đó sẽ cắt bỏ các cành cây bị hỏng, có nguy cơ để đảm bảo an toàn cho người dân.
Cũng theo vị lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, cây đã cổ thụ nằm án ngữ tại đường vành đai 2 là một cây đa có yếu tố tâm linh nên khi thực hiện việc chăm sóc, cắt tỉa cây… cán bộ, nhân viên của công ty cũng phải rất cẩn thận, tránh làm nguy hại tới cây.
Nhiều người dân sống tại khu vực phường Nghĩa Đô cho biết, cây đa kể trên cao hơn 20m, tán rộng hơn 100 m2, có tuổi đời hàng trăm năm tuổi, giống như một báu vật linh thiêng của làng nên không thể chặt bỏ.
Phần nhánh lớn cây đa bị đổ gãy (Ảnh: Lê Nguyên).
Video đang HOT
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, phần nhánh cây bị gãy đổ là thân chính của cây đa cổ thụ (Ảnh: Lê Nguyên).
Ông Lại Bố Trường (phường Nghĩa Đô) cho hay, từ nhỏ ông đã được nghe các cụ trong làng kể về cây đa cổ này. Theo đó, tuổi đời của cây đa này ít nhất cũng khoảng 200 năm tuổi. Ông Trường cho biết, điểm độc đáo của cây đa cổ thụ này là trông nó giống như thế của một chú ngựa đang phi, trong đó, đầu hướng về phương Nam, đuôi hướng về phương Bắc.
“Cây đa cổ này không chỉ giống như một “di tích” văn hóa của làng mà còn là nhân chứng lịch sử chứng kiến biết bao đổi thay của làng”, ông Trường nói
Ảnh: Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 lớn nhất Hà Nội trước ngày hoạt động
Bệnh viện với quy mô 500 giường sẽ được khánh thành vào 1/9 để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Sau hơn một tháng xây dựng, Bệnh viện điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng và nguy kịch tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang được hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng.
Đây được coi là một trong những cơ sở hiện đại nhất Việt Nam để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Bệnh viện được chia thành 3 khu: Khu xanh là văn phòng hành chính; khu vàng là các dãy ký túc xá, nhà ăn, xét nghiệm, kho vật tư thiết bị y tế và khu đỏ là nơi điều trị.
Khu hành chính sẽ chỉ huy mọi hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện sẽ được chia ra gồm khu chỉ huy chuyên môn và khu chỉ huy hành chính.
Khu điều trị gồm 500 giường bệnh gồm các khối nhà: Khối VIP gồm 9 giường bệnh, các khối nhà 20 giường dùng để điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch, các khối nhà 38 giường dùng để điều trị bệnh nhân có diễn biến nhẹ hơn.
Đến nay toàn bộ các đơn nguyên của dự án đã sẵn sàng để lắp đặt trang thiết bị y tế. Một số khu vực đã được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị như: Hệ thống vách ngăn, hệ thống cung cấp oxy, camera theo dõi, máy thở, máy lọc không khí cùng nhiều loại máy móc khác.
Các máy thở được cung cấp đầy đủ cho mỗi giường bệnh.
Tất cả các phòng bệnh đều lắp hệ thống camera để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh nhân. Bệnh viện sẽ được điều hành, theo dõi và hội chẩn từ xa.
Đây là bệnh viện đi đầu tại Việt Nam trong áp dụng hệ thống điều hòa không khí cho phòng điều trị bệnh nhân COVID-19. Theo đại diện chủ đầu tư, giải pháp được áp dụng là thông gió một chiều để hạn chế phát tán virus và chống lây nhiễm chéo. Ngay đầu giường bệnh sẽ có hệ thống hút khí thải từ bệnh nhân. Một màng lọc chuyên dụng được đặt tại lỗ hút khí để giữ lại virus và sau đó tia cực tím sẽ xử lý số virus này.
Một hệ thống khác gồm 360 máy lọc không khí chuyên dụng cũng được lắp đặt để phân hủy, ức chế nấm mốc và vô hiệu các loại virus đến 99%.
Các con đường xung quanh bệnh viện đều được phân luồng "sạch" và "không sạch", tương ứng với khu vực có nguy cơ cao và nguy cơ thấp hơn. Ngoài ra, bệnh viện còn có vùng đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn và nhiều không gian xanh. Những người ra vào khu điều trị cũng phải qua các bước khử khuẩn đúng quy định.
Bệnh viện đang trong quá trình hoàn tất, lắp đặt các giường theo tiêu chuẩn điều trị hồi sức tích cực, cùng hệ thống chẩn đoán hình ảnh như hệ thống CT, siêu âm, phòng mổ... để đưa vào sử dụng trong giai đoạn đầu.
Khu vực xét nghiệm đang được hoàn thiện những công đoạn cuối để khớp nối hệ thống.
Tháp chứa oxy hóa lỏng có dung tích khoảng 16 m3 đảm bảo cung cấp cho toàn bộ bệnh nhân. Theo đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi bệnh viện đạt tối đa công suất giường bệnh, dự kiến mỗi tháp này sẽ đủ cung cấp trong khoảng 2 ngày.
Theo đại diện chủ đầu tư, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đạt tiêu chuẩn đầu ra ở kênh A theo Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. Hệ thống này được vận hành và cảnh báo tự động thông qua smartphone, tránh việc sai số, giảm độc hại cho người vận hành.
Các công nhân thi công 3 ca liên tục mỗi ngày để đảm bảo tiến độ dự án. Họ sẽ được áp dụng quy trình "một cung đường, hai điểm đến" để đảm bảo hạn chế tiếp xúc, tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Khi đi vào hoạt động, sẽ có khoảng 1.000 nhân viên y tế làm việc tại đây với gần 300 bác sĩ và khoảng 700 điều dưỡng.
Bệnh viện nằm biệt lập với khu dân cư để đảm bảo an toàn. Hiện, lối vào duy nhất của bệnh viện là khu vực ngõ 587 Tam Trinh với mặt đường nhỏ, hẹp. Trong khi đó, một con đường khoảng 4 làn xe đang được chính quyền quận Hoàng Mai đẩy nhanh GPMB và thi công để mở thêm luồng vào bệnh viện.
Đến chiều 29/8, dự án đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng thi công. Dự kiến ngày 1/9, bệnh viện được khánh thành và sau đó 3 ngày sẽ bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội cùng 5 tỉnh lân cận.
Sáng 30/8, Hà Nội diễn biến dịch phức tạp, nhiều tỉnh khác có xu hướng giảm Số ca mắc mới của Hà Nội vẫn ở mức cao. Tình hình tại Đà Nẵng giảm nhiệt, ca nhiễm SARS-CoV-2 liên quan chợ đầu mối đã giảm đáng kể. Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một loạt tỉnh phía nam ghi nhận ca mắc giảm. Hà Nội: Diễn biến dịch phức tạp, ca mắc tăng Cán bộ y tế điều tra dịch tễ...