Cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới vẫn còn sống, “nhiều tuổi” hơn Kim tự tháp Ai Cập
Được cho là cây cổ thụ sống lâu đời nhất thế giới, nảy mầm trước khi Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng, hiện cây này vẫn còn tồn tại.
Cây Methuselah với thân hình vặn xoắn kỳ lạ, được cho là cây cổ thụ lâu đời nhất thế giới vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Nó đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, ngay cả trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp.
Hành trình tìm kiếm cây cổ thụ sống lâu nhất thế giới
Nằm sâu trong dãy núi trắng White Mountains phía đông bang California, Mỹ, là nơi cây cổ thụ già đời nhất thế giới còn tồn tại. Không giống như những cây bao quanh nó và hầu như chẳng mấy khi được nhắc tới tên như mọi loại cây khác tồn tại trên hành tinh, đó là cây Methuselah.
Chân dung nhà nghiên cứu người Mỹ Edmund Schulman
Vào đầu những năm 1950, một nhà nghiên cứu có tên Edmund Schulman đến từ trường Đại học Arizona, Mỹ, lên đường tìm kiếm những cây đại thụ chưa từng được phát hiện. Ông đặt chân tới các khu vườn quốc gia, sa mạc cùng nhiều vùng đất lạ để khám phá những loài cây bị ảnh hưởng biến đổi thời tiết và có khả năng thích ứng.
Vào năm 1953, một nhân viên kiểm lâm của vườn quốc gia Inyo, Mỹ, đã kể cho Schulman câu chuyện về một cái cây hàng nghìn năm tuổi, ẩn rất sâu trong dãy núi Trắng ở California. Nhà nghiên cứu này tin rằng mình sẽ khám phá ra những bí mật.
Chuyến thám hiểm đầu tiên, Schulman cùng trợ lý đã leo lên dãy núi Trắng, lấy mẫu nghiên cứu của một cây thông bristlecone để kiểm tra niên đại. Trước sự ngạc nhiên của họ, cây thông này có tuổi đời hơn 1500 năm. Từ khám phá này đã thôi thúc nhà nghiên cứu trở lại vùng núi hết lần này đến lần khác để truy tìm dấu vết của cây cổ thụ lâu đời nhất.
Video đang HOT
Cho tới những lần trở lại sau đó, Schulman thu thập thêm dữ liệu, lấy thêm mẫu từ một số loài cây khác.
Cây đại thụ có tuổi đời hơn cả Kim tự tháp Ai Cập
Năm 1957, Schulman cùng trợ lý Tom Harlan kiểm tra một mẫu cây và phát hiện nó đã 4.789 tuổi. Như vậy, ước tính cây này đã nảy mầm vào khoảng năm 2832 trước Công nguyên, xuất hiện trước khi người Ai Cập cổ đại xây dựng Kim tự tháp. Đó chính là một cây thông bristlecone.
Cây cổ thụ này phát triển tại một vùng đất nghèo dinh dưỡng, gần như bị chôn vùi dưới tuyết quanh năm. Để thích nghi với thời tiết khắc nghiệt, cây phát triển chậm hơn với phần thớ gỗ rất dày giúp chống lại côn trùng và sâu bệnh.
Nhà nghiên cứu Schulman quyết định đặt tên cho cây thông này là Methuselah, theo tên của người đàn ông có tuổi thọ cao nhất trong Kinh thánh. Nhân vật Methuselah chỉ sống đến 969 tuổi, còn cây thông này vào thời điểm phát hiện năm 1957 đã 4.789 tuổi.
Tổ chức kỷ lục Guinness thế giới đã công nhận đây là cây có tuổi đời lâu nhất thế giới, vẫn bám bộ rễ nguyên bản của mình tại nơi nó mọc lên từ hơn 4.800 năm trước. Để bảo tồn và gìn giữ loài cây cổ xưa nhất, vị trí của cây Methuselah vẫn là bí mật và không tiết lộ cho công chúng.
Ngày nay, nhiều du khách lên đường tới vườn quốc gia Inyo để tìm kiếm cây đại thụ Methuselah nhưng chưa thông tin nào được xác nhận. Ngay cả chính quyền địa phương cũng không khuyến khích việc tìm kiếm này.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Honda Citi 100 vẫn còn mới sau khi chạy 200.000 km
Ngoại hình và động cơ được chủ giữ gần như nguyên bản từ lúc mua xe. Trải qua hơn 200.000 km, xe vẫn đáp ứng được các nhu cầu di chuyển hàng ngày trong phố.
Được chủ nhân mua lại từ một cửa hàng bán xe cũ năm 1996, trải qua hơn 20 năm đồng hành, chiếc xe vẫn giữ lại các đường nét gốc. Nó có thiết kế dựa trên Honda Dream với dạng khung sườn vừa có tác dụng chịu lực, vừa là dàn áo. Đây là kiểu dáng quen thuộc trên những mẫu xe sản xuất trước 2000.
Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Honda Dream từng là niềm mơ ước của nhiều người Việt. Giá bán của một chiếc Dream thời điểm đó lên đến hàng chục cây vàng. Nguyên bản Honda Citi 100 chỉ có phần yên ở vị trí người ngồi trước, chỗ ngồi sau là nơi chở đồ. Sau khi mua về, chủ xe đã làm lại thành dạng yên đôi để có thể chở được thêm người. Ngoài ra, phía trước mặt nạ cũng được gắn thêm giỏ đồ giúp thuận tiện hơn cho việc sử dụng hàng ngày.
Thiết kế đầu đèn của Citi 100 dễ gây nhầm lẫn với Honda Dream huyền thoại. Thực chất mẫu xe này là tiền thân của Honda Dream. Bóng đèn halogen nguyên bản đã được thành thành bóng LED giúp tăng cường khả năng chiếu sáng, mặt kính cụm đèn pha sau hơn 2 thập kỷ sử dụng vẫn còn khá mới và chỉ xuất hiện những vết trầy nhỏ.
Chủ xe cho biết chiếc xe này là hàng nội địa Nhật Bản đã qua sử dụng được mang về Việt Nam. Nếu dựa theo đồng hồ trên xe thì nó đã lăn bánh được hơn 200.000 km. Mặt động hồ đã xuất hiện những vết răn nứt do vị trí này thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Những chiếc Citi 100 đầu tiên ra đời là sự hợp tác giữa Honda cùng Daelim, vì thế khối động cơ của xe được in chữ Honda nổi bật. Mặc dù đã di chuyển được quãng đường tương đương hơn 5 vòng Trái Đất nhưng động cơ của xe vẫn còn hoạt động tốt, chủ nhân tiết lộ bí quyết giữ là thay dầu thường xuyên và cạo khói piston sau mỗi 50.000 km.
Giảm xóc nguyên bản trên xe đã hư hỏng sau một thời gian sử dụng, giảm xóc hiện tại là bản của Dream, Wave...
Gác chân sau được hàn vào gắp thay vì sườn xe như những mẫu xe đời mới. Kiểu thiết kế này khá đơn giản và giúp tiết kiệm chi phí sản xuất. Bù lại, gác chân hàn khiến cho người ngồi sau cảm thấy khó chịu khi di chuyển qua những đoạn đường gồ ghề.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Dream và Citi 100 là phần đuôi đèn. Nếu như Dream có phần đuôi to và cao thì Citi 100 lại thiết kế kiểu "mỏ vịt". Bộ phận này trên Citi 100 từng nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều.
Dưới yên xe là bình xăng có thể tích 3,7 lít được sơn cùng màu. Yên xe của Citi 100 được mở khá dễ dàng chỉ với một thao tác mà không cần dùng đến chìa khóa.
Qua trải nghiệm thực tế, mẫu xe này vẫn cho khả năng hoạt động khá ổn nếu so với tuổi thọ. Cần số tương đối cứng và khó sang, đồng hồ tốc độ hoạt động với sai số khá lớn. Các nút công tắc như đề, còi, đèn báo rẽ... đều hoạt động trơn tru. Citi 100 không hiển thị số đang gài mà chỉ báo số N và số cao nhất với dòng chữ "TOP GEAR".
Nhìn chung, Honda Citi 100 sau hơn 200.000 km và 23 năm sử dụng vẫn giữ được tình trạng tốt. Điều này là khá hiếm vì với với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, những dòng xe sử dụng dàn áo bằng sắt như Citi rất dễ bị hỏng. Xe đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho việc di chuyển hàng ngày trong thành phố. Tốc độ tối đa nó có thể đạt được khoảng 80 km/h.
Theo Zing
"Xế nổ" hoài cổ Triumph Bonneville T120 đã khác biệt thế nào sau khi được dân chơi Việt độ hơn 250 triệu? Người chơi xe tại Sài Gòn đã độ lại hoàn toàn Triumph Bonneville T120 bằng các phụ tùng "đỉnh" nhất, nhưng không khiến chiếc xe mất đi vẻ đẹp cổ điển. Trên Thế giới, series mô tô hoài cổ Modern Classics của Triumph không chỉ được ưa chuộng bởi kiểu dáng "không tuổi", độ tin cậy cao cùng hiệu năng ổn mà còn...