Cây cầu treo ở độ cao 2000m khiến ai cũng rụng tim khi bước lên
Cây cầu treo Cloudraker Skybridge mới được đưa vào sử dụng và thu hút sự chú ý của rất nhiều tín đồ du lịch ưa mạo hiểm.
Mới đây, một khu nghỉ dưỡng ở Canada đã đưa cây cầu treo Cloudbridgeker Skybridge vào hoạt động.
Cây cầu treo Cloudbridgeker Skybridge nằm ở độ cao 2000m so với mặt nước biển, nằm ở thung lũng trên núi Whistler, nối giữa đỉnh Whistler’s và sườn núi phía Tây.
Cây cầu treo Cloudbridgeker Skybridge là một trong những cây cầu treo cao nhất Bắc Mỹ với độ dài 130m. Nằm ở độ cao 2000m, thật ít người nào có thể vừa qua cầu lại vừa nhìn xuống thung lũng với hàng ngàn cây thông phía dưới.
Cây cầu được nâng đỡ bởi bốn dây cáp, mỗi dây cáp có sức căng đến 80.000 pound và sử dụng 101 mô-đun thép.
Để may mắn được vượt qua cây cầu thú vị này, bạn cần mua vé trượt tuyết bên ngoài khu nghỉ dưỡng. Sau khi vượt qua cây cầu treo Cloudbridgeker Skybridge, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội chinh phục con đường đi bộ Raven, dự kiến sẽ được mở cửa vào tháng 8.
Đi đến phía cuối cây cầu treo Cloudraker Skybridge, du khách sẽ được thưởng ngoạn tầm nhìn 360 độ ra dãy núi Coast.
Cầu treo Cloudbridgeker Skybridge chỉ là 1 trong 6 dự án xây dựng đang được tiến hành trên dãy núi Whistler và Blackcomb với khoản đầu tư trị giá 66 triệu USD đến từ chủ đầu tư Vail Resorts.
Cầu treo Skybridge Cloudraker là một trong những cây cầu treo ở độ cao khủng khác như cầu treo Mount Hua- Trung Quốc, cầu treoTrift- Switzerland, Millau Viaduct- Pháp, cầu treo Hussaini- Pakistan, cầu treo Titlis Cliff Walk, Switzerland, cầu treo The Tibetan, Ý…
Video đang HOT
Theo DailyMail
Nếu còn làm 10/20 điều dưới đây, bạn đích thực là một "bà mẹ trực thăng" và cần phải sửa đổi ngay
Sự quan tâm và can thiệp quá mức của không ít cha mẹ đã vô tình biến họ trở thành "bà mẹ trực thăng". Và theo phân tích của các chuyên gia, điều đó không hề tốt cho sự phát triển của trẻ.
Nếu bạn có 10/20 hành động dưới đây, bạn chính xác thuộc mẫu "bà mẹ trực thăng" và cần điều chỉnh lại cách nuôi dạy con của mình ngay.
1. Lúc nào cũng thận trọng
Nghiên cứu chỉ ra rằng, câu nói đơn giản và quen thuộc "Cẩn thận con nhé" có thể gây ra nhiều vấn đề cho trẻ hơn là một đầu gối trầy xước hay khuỷu tay rỉ máu. Cuộc sống không hề thiếu rủi ro, nguy cơ, ngay cả khi bạn đã là người trưởng thành. Trẻ cũng cần những cơ hội mạo hiểm để trưởng thành. Thay vì nói với trẻ "Hãy cẩn thận", chúng ta có thể đưa ra những lời khuyên khác mang tính xây dựng hơn như: "Kế hoạch của con là gì khi..."; "Mẹ có thể giúp con"...
2. "Không" là câu cửa miệng
Lúc nào cũng nói "không" sẽ làm giảm hiệu quả thực sự của từ này khi bạn cần nó. Các chuyên gia của Psychology Today giải thích, chỉ có vài trường hợp mà người mẹ cần nói "không" với trẻ. Ví dụ, khi liên quan tới mối nguy hại tiềm tàng có thể xảy ra cho một người nào đó. Còn lại, bạn nên cố gắng kìm chế để đừng vội thốt lên từ này, tạo cơ hội cho con thoải mái khám phá những điều mới mẻ, ngay cả khi nó đồng nghĩa với một bãi lộn xộn và bạn phải rất vất vả để dọn dẹp.
3. "Vì mẹ chọn thế"
Các bà mẹ trực thăng không để con tự chọn quần áo, vì lo ngại ai đó để ý thấy đó là bộ con đã mặc từ 2 ngày trước hay bởi nó chẳng có chút tông xuyệt tông nào. Nhưng để trẻ tự mặc thứ mình muốn, chỉ cần bộ đó sạch sẽ, thì có hại gì chứ? Bất kể thế nào, thơ ấu là thời gian để khám phá mọi thứ - bao gồm cả thời trang.
4. "Đừng chạy như thế"
Có những trường hợp chính đáng cần cấm con chạy vì lý do an toàn như nền nhà trơn trượt... Nhưng trong công viên, trên cánh đồng, dọc vỉa hè, nói trẻ không được chạy là không cần thiết và thậm chí còn hơi thô bạo nữa. Trẻ được sinh ra là để vận động. Do đó, liên tục yêu cầu con chậm lại, ngừng chạy, sẽ đi ngược lại với sinh lý của trẻ.
5. Chỉ định bạn bè cho con
Nhiều phụ huynh chỉ trích bạn bè của con, soi xét xem đứa trẻ đó xấu tính, giả tạo hay không. Nhưng từ khi còn nhỏ, trẻ đã muốn kết nối với những trẻ khác có điểm chung với mình. Chúng ta không thể lúc nào cũng kiểm soát ai trở thành bạn với con cũng như người con sẽ hẹn hò sau này. Nếu bạn thấy mình hay chê bai bạn bè của con hay cố gắng xen vào chuyện đó, bạn là chính là một bà mẹ trực thăng.
6. Xúc cho con ăn
Một bà mẹ trực thăng đích thực luôn xúc cho con ăn hay chế biến bữa ăn theo nhu cầu từng đứa con. Ngoại trừ trường hợp nhạy cảm hay dị ứng với đồ ăn, các bà mẹ nên chấm dứt việc chiều chuộng kiểu này khi con đã lớn. Nếu cứ như vậy thì tới bao giờ trẻ mới học cách tự ăn và thử những thứ mới?
7. Cuồng đồ ăn tự nhiên, tốt cho sức khoẻ
Thói quen ăn uống lành mạnh có ý nghĩa quan trọng với trẻ mọi lứa tuổi. Bà mẹ nào cũng muốn dạy con ăn rau và uống đủ nước. Nhưng hạn chế các lựa chọn về thực phẩm của con lại thành ra gây hại. Trên thực tế, Today's Parent đã tham khảo ý kiến của một chuyên gia về chế độ ăn và được xác nhận rằng, khi trẻ cảm thấy mình bị cấm đoán và trở nên thèm khát, trẻ có thể giấu đồ ăn hoặc ăn quá nhiều nếu có cơ hội. Cấm đồ ăn vặt có xu hướng tạo sự thèm muốn lớn hơn đối với chúng.
8. Can thiệp quá mức
Psychology Today khẳng định rằng, đọc tin nhắn hay nhật ký của trẻ chỉ có tác dụng ngược. Xâm phạm quyền riêng tư của trẻ vừa không cần thiết trong phần lớn trường hợp mà còn làm hỏng mối quan hệ cha mẹ - con cái. Hơn nữa, nếu bạn đã dạy con những thói quen tốt trên mạng trước khi cho con tiếp xúc với Internet và điện thoại di động, bạn không cần phải quá lo lắng. Kiểm soát quá mức chỉ khiến con càng thêm "phòng thủ" và sẵn sàng nói dối hoặc che giấu thông tin mà thôi.
9. Trả lời hộ trẻ
Bạn hay làm việc này cho trẻ nhỏ nhưng nhiều bà mẹ vẫn thường thay con trả lời câu hỏi của người lạ dù con đã lớn. Làm vậy là bạn đã tước đi sự tự tin trong con. Ngay cả nếu bạn có lo lắng con không thể trả lời một cách chính xác hay phù hợp thì điều đó cũng không sao hết.
10. Tương tác quá nhiều với giáo viên
Việc duy trì liên lạc với giáo viên là điều cần thiết để cha mẹ có thể phối hợp dạy dỗ con cái. Nhưng hành động của những bà mẹ rơi vào chế độ "trực thăng" là liên tục gặp mặt giáo viên để yêu cầu về chỗ ngồi cho con, đề nghị được giao thêm bài tập hay đề xuất đứa con bé bỏng đặc biệt của mình không cần phải tuân thủ một số quy định nào đó ở lớp.
11. Làm mọi việc cho con
Có sự khác biệt giữa việc giúp đỡ con và làm mọi thứ cho con khi trẻ được giao một dự án ở trường. Có thể tốn thời gian, công sức hơn nhiều nếu để trẻ tự làm hết mọi việc hoặc bạn muốn triển khai dự án theo hướng khác. Nhưng sẽ chỉ có lợi thôi nếu bạn tạo cơ hội để con quản lý dự án của mình. Còn các bà mẹ trực thăng làm hết cho con không chỉ khiến trẻ lầm tưởng cuộc sống luôn dễ dàng mà còn ngầm cho con biết, trẻ chẳng cần phải chịu trách nhiệm hay hết lòng vì công việc.
12. Không để trẻ có cơ hội lựa chọn
Từ việc bé xíu là chọn quần áo mặc lúc nhỏ tới những việc thực sự có ý nghĩa với trẻ như chọn loại sách để đọc hay trường học muốn thi vào. Tất nhiên cho trẻ lựa chọn là trẻ có khả năng phạm sai lầm nhưng đó là một phần cuộc sống và trẻ càng học sớm được điều đó càng tốt.
13. Giám sát trẻ trong các hoạt động xã hội
Với nỗ lực trở thành một bà mẹ thật "ngầu" trong mắt con, bạn có thể xung phong làm người đi kèm hoặc hướng dẫn viên khi trẻ đi chơi xa hoặc tham gia sự kiện nào đó tại trường. Nhưng nếu bạn chọn như vậy chỉ để giám sát con thay vì cùng con tận hưởng niềm vui giao lưu thì bạn chắc hẳn là một bà mẹ trực thăng.
14. Buộc dây vào người trẻ
Trẻ có những nhu cầu được tự do chạy nhảy và nhận thức về các giới hạn những như nơi an toàn. Vì thế, nếu buộc dây vào người trẻ chỉ để theo sát từng chuyển động của con mà không thực sự trông nom trẻ thì tốt nhất, hãy để dây buộc ở nhà.
15. Chỉ muốn con luôn thắng
Thất bại đôi khi lại tốt cho trẻ, nó giúp trẻ học được tính khiêm nhường - chìa khóa để trở thành người tốt. Lúc nào cũng muốn con chiến thắng không giúp trẻ học nhiều điều hữu ích, thậm chí còn nuôi dưỡng nguy cơ tự kiêu, chủ quan ở trẻ.
16. Không bao giờ rời con
Phần lớn các bà mẹ không yên tâm để trẻ ở nhà để có một buổi hẹn hò vui vẻ với hội bạn thân hay đi mua sắm một mình. Tất nhiên, con cái thường gắn bó với mẹ hơn nhưng việc để con có sự gắn kết lành mạnh với bố chúng hoặc những người lớn khác trong nhà là điều tốt lành nên làm.
17. Ngăn chặn mọi vi trùng
Sẽ là khôn ngoan khi đảm bảo vệ sinh mọi thứ nếu con bạn còn nhỏ nhưng nếu bạn vội chạy lên trước con, lấy khăn ướt lau chùi cẩn thận tay nắm cửa hay chiếc xích đu thì bạn chắc chắn là bà mẹ trực thăng rồi. Trừ khi con bạn mắc hội chứng rối loạn tự miễn nghiêm trọng hay các bệnh nguy hiểm khác, tiếp xúc với các loại vi khuẩn thông thường sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ.
18. Chơi hộ con
Không chỉ có một cách duy nhất để làm gì đó, nhất là trong vui chơi. Can thiệp quá sâu vào cả giờ chơi của trẻ là bạn đã làm thui chột khả năng sáng tạo của con.
19. Cấm con nghịch bẩn
Tạp chí Time cho biết, trẻ tiếp xúc với "hệ vi sinh đa dạng" từ bùn đất, bụi bẩn và những thứ khác trong môi trường sẽ giúp hệ miễn dịch được luyện tập và sức khỏe của trẻ được tăng cường. Thậm chí, trẻ đưa thứ bẩn vào miệng cũng không đến nỗi trở thành thảm họa bởi trẻ sẽ không lặp lại trải nghiệm đó ở lần sau.
20. Theo dõi con bằng camera
Không ít cha mẹ vẫn lắp đặt máy quay giám sát ngay cả khi họ kè kè bên con suốt ngày. Trừ khi trẻ làm gì đó thực sự nguy hiểm, bạn đâu cần quan sát con trên máy quay khi đang ở ngay phòng bên. Nhất là khi trẻ lớn lên, chúng cần có thời gian riêng cho mình, ở một mình, để được điên rồ một chút, như tất cả những đứa trẻ bình thường khác.
Nguồn: Moms
Theo Helino
"Ninja Lead" Xi-nhan trái lại phóng xe sang phải lao lên vỉa hè đâm nát cửa kính shop thời trang Hai cô gái đang đứng trong shop quần áo bỗng giật mình hoảng hốt khi bất ngờ một nữ "Ninja Lead" phóng với tốc độ nhanh lao thẳng vào cửa hàng, sập cửa kính. Sự việc xảy ra vào khoảng 14h20 ngày 1/5, người phụ nữ điều khiển xe máy Honda Lead đã bất ngờ đâm sập cửa kính của một cửa hàng...