Cây cảnh ra hoa và xanh mơn mởn nhờ vỏ của loại quả quen thuộc 99,9% người dân Việt Nam đều đã ăn
Loại quả mà chúng tôi muốn nhắc tới ở trên chính là quả chuối. Theo các chuyên gia, lượng phốt pho và kali có trong vỏ chuối còn là một nguồn thức ăn rất giàu dưỡng chất cho các loại cây cảnh và đất.
Với những cách làm cực đơn giản dưới đây mà ai cũng có thể làm được, vỏ chuối sẽ trở thành “thần dược” cho cây cảnh của nhà bạn.
Chuối là một loại quả quen thuộc với mỗi gia đình Việt Nam. Chuối dễ ăn và cung cấp rất nhiều vitamin rất tốt cho cơ thể. Rất nhiều ưu điểm tốt như vậy, nhưng chắc hẳn bạn chưa biết rằng, tác dụng của chuối còn chưa dừng lại ở đó.
Vỏ chuối sẽ trở thành “thần dược” cho cây cảnh của nhà bạn.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, lượng phốt pho và kali có trong vỏ chuối còn là một nguồn thức ăn rất giàu dưỡng chất cho các loại cây trồng nói chung và cây cảnh nói riêng. Vì cấu tạo xốp, mềm và mỏng nên nó có thể phân hủy nhanh chóng. Chính vì vậy, đây cũng được coi là một trong những loại phân bón hữu cơ có ích cho cây cảnh.
1. Vùi vỏ chuối xuống đất như một loại phân bón cho cây cảnh
Vỏ chuối bị thối rữa nhanh chóng, vì vậy nếu bạn chôn chúng dưới đất, chúng sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây cảnh. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để tạo ra một loại xịt lá tăng cường chất dinh dưỡng cho cây cảnh của bạn bằng cách nghiền nát chúng và hòa vào với nước. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì mùi hương từ vỏ chuối phát ra có thể xua đuổi được côn trùng và động vật gặm nhấm đấy.
Vỏ chuối có khả năng phân hủy nhanh để tạo ra phân hữu cơ chính vì vậy một trong những tác dụng tốt nhất của vỏ chuối là để làm phân compost. Bạn băm nhỏ, hoặc ngâm trong nước để vỏ chuối dễ phân hủy thành chất bùn. Sử dụng chúng làm phân bón sẽ giúp bạn tăng hàm lượng kali và phốt pho cho đất và cây cảnh rất tốt.
2. Vỏ chuối xay ngâm trong nước
Video đang HOT
Để có loại nước tưới “thần thánh” này, bạn chỉ cần lấy vỏ chuối đã qua sử dụng, thả hết chúng vào cái xô đầy nước và ngâm ở đó một vài ngày. Chuối sẽ phân hủy và cho ra một chất lỏng hữu cơ rất giàu dinh dưỡng. Bạn sẽ sử dụng chúng để tưới cho cây cảnh và phần xác từ vỏ chuối chưa phân hủy có thể được bón ngay tại gốc cũng rất tốt đấy.
3. Vỏ chuối lên men chứa nhiều kali giúp cây cảnh nở hoa
Các loại vỏ chuối đều chứa trong nó nồng độ kali cao – một loại chất dinh dưỡng quan trọng mà cây cần trong quá trình tạo và nở hoa
Rất đơn giản, bạn có thể sử dụng cách ngâm vỏ chuối như trên nhưng mất thời gian lâu hơn một chút thì hỗn hợp nước vỏ chuối này mới lên men được, sử dụng nó tưới cho cây sẽ rất giàu dưỡng chất.
Các loại vỏ chuối đều chứa trong nó nồng độ kali cao – một loại chất dinh dưỡng quan trọng mà cây cần trong quá trình tạo và nở hoa. Kali cũng tạo điều kiện cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng và nước giữa các tế bào thực vật và bảo vệ chúng khỏi các loại bệnh.
4. Sử dụng vỏ chuối đuổi côn trùng cho cây cảnh
Nếu ruồi, muỗi trú ngụ trong những loại cây cảnh ưa thích của bạn đang là vấn đề mà bạn lo lắng và muốn tìm kiếm một cách không độc hại để giải quyết thì sử dụng vỏ chuối chính là giải pháp tốt nhất. Bạn chỉ cần lấy một hộp nhựa lớn, đổ nước giấm vào rồi thả vỏ chuối. Sau đó đâm một số lỗ phía trên đủ lớn cho hương nước bay ra. Tuy không thể đuổi được hết nhưng chắc chắn là sẽ giảm đi rất nhiều.
5. Kiểm soát loài rệp cho cây cảnh và hoa
Bạn cắt vỏ chuối (chú ý là chuối chín) từ 0,5 – 1,5 cm rồi chôn sâu xuống đất quanh gốc cây bị ảnh hưởng hoặc thả trực tiếp lên tán cây. Rệp sáp sẽ sớm biến mất khi chúng bị tác động bởi mùi chuối chín.
7 loại cây cảnh dù đẹp đến mấy cũng không nên trồng trong nhà vì gây nguy hiểm
Có rất nhiều loài thực vật sẽ tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, chúng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho con người.
Người ta ước tính rằng, hơn 450 nghìn loài thực vật tồn tại trên thế giới, và một số loài trong số chúng đã trở nên quen thuộc khi được trồng trong nhà. Màu sắc cùng vẻ đẹp bắt mắt của chúng chính là yếu tố giúp chúng được lựa chọn làm đẹp cho những căn nhà hiện đại.
Tuy nhiên, trước khi lựa chọn để trồng, bạn nên lưu ý được rủi ro mà chúng có thể gây ra. Chúng tôi xem xét kỹ hơn 7 loại cây phổ biến và tìm ra một số sự thật khiến ai cũng bất ngờ.
1. Cây bách bonsai
Nếu bạn thích cây cối, bạn có thể muốn mua một cây cảnh. Nhưng trước khi lựa chọn, tốt nhất bạn nên để ý xem nên lựa chọn loại cây cảnh nào. Vì nếu định chọn cây bách bonsai, chúng có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi hay chảy nước mắt cho những người sống trong nhà.
2. Cây mọng nước
Những loại cây mọng nước ngày càng trở nên phổ biến gần đây, và có một vài lý do chính là chúng nhỏ xinh, chi phí không quá cao và dễ chăm sóc. Tuy nhiên có khả năng chúng bị lây nhiễm bởi những loài côn trùng nhỏ bé được gọi là rệp sáp. Nếu bạn không kiểm soát được côn trùng, chúng sẽ dễ dàng lây lan sang các cây khác và vô cùng khó loại bỏ.
3. Cây trúc đào
Cây trúc đào là loại cây mang đến vẻ đẹp ấn tượng bởi những bông hoa xinh xắn nhưng chúng lại vô cùng độc. Bạn không nên trồng loại cây này trong nhà vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
4. Vạn niên thanh
Vạn niên thanh là loại cây rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Đây cũng là loại cây khá phổ biến dành cho những ai mới tập tành trồng trọt. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì rất tiếc đây không phải là loại cây phù hợp. Cây có chứa canxi oxalat, chất cực độc và có dị ứng với chó, mèo.
5. Cây môn kiểng
Cây môn kiểng hay còn gọi là cây cánh thiên thần hoặc cây tai voi, là loại cây không thích hợp trồng trong nhà. Nếu ăn phải lá cây sẽ gây ra hiện tượng tê cứng lưỡi, vô cùng độc hại đối với cả vật nuôi và con người.
6. Cây si
Cây si là một loại cây phổ biến trồng trong vườn. Tuy nhiên, nhiều người thích trồng chúng bên trong nhà mà không hay rằng, chúng có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn. Những chiếc lá sáp của chúng có thể tích tụ rất nhiều bụi bởi vì loại cây này có hàm lượng cao su cao, nó có thể gây ra dị ứng nhanh chóng nếu đụng phải.
7. Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh hay còn gọi là cọ mía vàng, cọ vàng, cọ bướm, tạo vẻ đẹp mang phong cách nhiệt đới cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, loại cây này lại rất dễ bị các loài gây hại không mong muốn tấn công như bọ nhện, rệp sáp. Vì thế, hãy cân nhắc nếu muốn trồng và chọn vị trí thích hợp để tránh rủi ro có thể xảy ra cho khu vườn và sức khỏe của mọi người trong gia đình bạn.