Cây bonsai là gì? Ý nghĩa phong thủy của từng dáng cây bonsai
Cây bonsai được rất nhiều người yêu cây cảnh thích và sưu tầm. Vì vậy hôm nay hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về cây bonsai nhé!
Nhiều người thường hay thấy các cây được tạo hình vô cùng đẹp và đầy tính nghệ thuật, đó được gọi là cây bonsai. Vậy cây Bonsai là gì? Ý nghĩa phong thủy của từng dáng cây bonsai như thế nào? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nhé!
1 Cây bonsai là gì?
Cây bonsai là gì?Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay và được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, là một loại cây trồng vừa có nét cổ thụ vừa có nét nghệ thuật, sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn.Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân cây bonsai được xem là một nghệ thuật và một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống.
2 Ý nghĩa phong thủy của từng dáng cây bonsai
Dáng bonsai tam đa
XDáng bonsai tam đaThế cây được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân chung cùng một gốc cũng gọi là thế tam đa). Các tán lá được cắt tỉa tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niệm quả phúc thì phải tròn. Ngày nay, cành và ngọn đã được cắt tỉa phóng thoáng, linh hoạt, tự nhiên hơn và dáng sử dụng là trực biến hoá.Dáng tam đa còn tượng trưng: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước muốn chung của con người xa xưa đến ngày hôm nay.
Dáng bonsai thác đổ
Dáng bonsai thác đổBonsai thác đổ giống như tên gọi là dòng thác lớn như đổ từ trên núi xuống. Thế cây thấp, thân nằm bò qua miệng chậu, tán cây trải dài từ phần thân hướng xuống phía dưới chậu cảnh tựa như dòng thác nước.Ý nghĩa: Dáng mềm mại uốn cong hợp lý, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biểu hiện cho sức sống, đem lại nguồn nước, sự vươn lên không ngại gian khổ.
Dáng bonsai ngũ phúc
Video đang HOT
Bonsai ngũ phúcBonsai ngũ phúc: ngũ là 5 là cây 1 thân 5 tán (4 cành, 1 tán) hoặc là cây 1 gốc 5 thân (trồng ghép). Dáng này phải trồng bằng năm cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Thiếu một cây thì sẽ không đẹp.Ý nghĩa: Ngũ phúc tức là có đủ 5 yếu tố có đủ Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang. Nên rất nhiều người lựa chọn dáng bonsai này để gia đình có đầy đủ ngũ phúc.
Dáng bonsai thất hiền
Bonsai thất hiềnBonsai dáng thất hiền: Thất chính là 7 là cây một thân trụ, có 7 nhánh xếp tầng so le to dần từ ngọn đến gốc. Tượng trưng cho hình ảnh của 7 vị hiền nhân tự thiên tự tại.Ý nghĩa: thể hiện sự lạc quan yêu đời, sống vô lo vô nghĩ trước phong ba bão táp, không màng danh lợi.
Dáng bonsai đại trượng phu
Dáng bonsai đại trượng phu Cây có thân to cao khoẻ khoắn thẳng đứng vững chãi, cành to khỏe, lá sum suê, rễ to khỏe vững chắc, sức sống mãnh liệt, đứng hiên ngang, ngạo nghễ, tượng trưng cho bậc đại trượng phu anh hùng hào kiệt.Ý nghĩa: Thể hiện sự trượng phu, thẳng thắn, cương trực, người hào hiệp trượng nghĩa, văn võ song toàn được người đời kính nể, luôn giúp đỡ người khác.
Dáng bonsai song thụ
Dáng bonsai song thụSong thụ tức là 2 cây quấn vào nhau cùng 1 gốc, 2 cây sát vào nhau quấn qua thân nhau ôm lấy nhau.Ý nghĩa: Thế cây song thụ bonsai thể hiện ở bên cạnh nhau, yêu thương chăm sóc lẫn nhau, bảo vệ nhau như tình phụ tử, tình phu thê, tình bằng hữu.
Dáng bonsai long chầu hổ phụng
Dáng bonsai long chầu hổ phụngMột trong các dáng bonsai được người trong giới chơi cây cảnh ưa chuộng và đầu tư chính là dáng bonsai long chầu hổ phụng. Để được dáng này nghệ nhân cây cảnh phải thật tỉ mỉ và khéo léo để có thể tạo nên, tất cả từ khâu chọn cây, chọn cành, quy trình chăm sóc vô cùng khó.Dáng long chầu hổ phụng có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi. Vì thế đây được xem là dáng kinh điển đối với người đam mê và chơi cây cảnh.Ý nghĩa: Hai con vật rồng và hổ biểu tượng cho quyền lực, uy nghi, bề thế.
Dáng bonsai đại lâm mộc
Dâng bonsai đại lâm mộcNgay từ cái tên gọi cũng có thể đoán được hình ảnh của dáng cây này. Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng. Thân cây có rêu mốc, dưới gốc có thảm thực vật trông y như thật vô cùng nghệ thuật.Ý nghĩa: Khu rừng già là sự trường thọ, có nhiều cây cao cây thấp, cây già cây trẻ khác nhau thể hiện gia đình đoàn tụ sung túc, con cháu thuận hòa ấm cúng bên nhau.
Dáng bonsai dáng bạt phong
Dáng bonsai dáng bạt phongThế bạt phong là cổ cây quặt về phía sau như vòng bán nguyệtÝ nghĩa: Dù có phong ba bão táp như thế nào cũng cố gắng vượt qua, không khuất phục, mạnh mẽ kiên cường.
Dáng bonsai tiên nữ
Dáng bonsai tiên nữDáng cây nhỏ nhắn mảnh khảnh mỏng manh. Thân cây được uốn dẻo cong giống như đường cong đầy quyến rũ của tiên nữ.Ý nghĩa: Thể hiện vẻ đẹp tuyệt trần thanh tao, trang nhã đầy cao quý được nhiều người ngưỡng mộ.Bách hoá XANH mong sẽ mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích về bonsai, cũng như ý nghĩa phong thủy của từng dáng cây bonsai, để dễ dàng lựa chọn cho gia đình mình mẫu cây mang điều tốt đẹp nhất nhé!
Cây hương đào là cây gì? Ý nghĩa cây hương đào trong phong thủy
Bạn đã biết cây hương đào là cây gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về cây hương đào và ý nghĩa của cây hương đào trong phong thủy nhé.
Là một loại cây cảnh đẹp để trang trí, cây hương đào là một sự lựa chọn phù hợp với những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cùng tìm hiểu cây hương đào có những ý nghĩa phong thủy gì và cách trồng, cách chăm sóc loại cây này nhé.
1 Cây hương đào là cây gì?
Cây hương đào là cây gì?Cây hương đào có tên khoa học là Myrtus Communis, thuộc họ đào kim nương và hay còn được gọi với tên gọi khác như đào kim nhưỡng, cây sim. Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ở nước ta cây hương đào thường được trồng chủ yếu để lấy dầu và được trồng làm cảnh.Cây hương đào là cây bụi thường xanh, chiều cao khoảng 2-5m và cây phân thành nhiều nhánh. Các lá mọc đối, nhỏ dài khoảng 3-5cm và có màu xanh đen, lá chứa tinh dầu và khi vò có mùi thơm đặc biệt. Cây ra hoa nhiều vào cuối mùa hè, hoa cây hương đào màu trắng có 5 cánh tựa như hoa đào, quả mọng có màu tím đen giống quả sim.
2 Công dụng của cây hương đào
Công dụng ngâm rượu
XCông dụng ngâm rượu Cây hương đào thường được sử dụng để ngâm một loại rượu gọi là Mirto có mùi rất thơm. Rượu Mirto là thức uống đặc sản ở vùng Sardinia và thường có hai loại:
Mirto Rosso: Loại rượu này có màu đỏ, được ngâm từ những quả hương đào có màu tím đen. Mirto Bianco: Rượu có màu trắng và được ngâm từ những quả hương đào có màu vàng.
Công dụng trang trí
Công dụng trang tríCác cây hương đào lớn được trồng để làm cây cảnh ở sân vườn nhà, văn phòng, công viên hay được trồng để làm hàng rào, ngày nay người ta còn trồng cây hương đào trong những chậu cây nhỏ xinh để đặt bàn.Với
khả năng diệt nấm mốc và hút ẩm trong nhà nên cây hương đào là một sự lựa chọn hoàn hảo để thay đổi không khí mới, xóa đi những u ám của mưa, đồng thời cây còn cung cấp oxy nên việc đặt cây trong phòng ngủ cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Công dụng chữa bệnh
Công dụng chữa bệnhTrong y học, cây hương đào được biết đến có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng cao, dùng lá cây hương đào tươi rửa sạch, sắc lấy nước để rửa có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh ngoài da.
Chế tạo hương thơm
Chế tạo hương thơmVì lá của cây hương đào có tinh dầu nên chúng còn được chiết xuất để diệt muỗi, trị các vết cắn của côn trùng và giúp căn phòng luôn thoáng mát nhờ mùi thơm dễ chịu của tinh dầu.
3 Ý nghĩa cây hương đào trong phong thủy
Ý nghĩa cây hương đào trong phong thủyTrong phong thủy, cây hương đào có ý nghĩa giúp mang lại nguồn năng lượng tích cực, giúp người ốm đau, bệnh tật trở nên khỏe mạnh hơn, người già hóa trẻ nên cây hương đào còn được gọi là cây thiêng liêng.Bên cạnh đó, cây hương đào còn là biểu tượng của sự hòa bình, bình yên và vui vẻ, tạo tâm lý dễ chịu luôn đem đến những điều tươi mới trong cuộc sống.
4 Cách trồng và chăm sóc cây hương đào
Cách trồng và chăm sóc cây hương đàoĐể trồng cây hương đào, bạn hãy trồng trong đất giàu dinh dưỡng có trộn thêm phân bón hữu cơ và chọn loại đất dễ thấm nước. Sau đó bạn đặt bầu cây đã mua đặt vào chậu, cho đất trồng vào rồi dùng tay ấn nhẹ.Lưu ý hãy tưới ít nước để cây nhanh ra rễ và đặt chậu cây ở những nơi có ánh nắng như ban công, kệ cửa sổ để cây phát triển. Bên cạnh đó, hãy để ý cây để phát hiện ra sâu bệnh và dùng thuốc diệt để không làm hại đến cây.Để cây phát triển tốt, bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì cây không chịu được ngập, thay vào đó chỉ nên tưới 2 lần mỗi tuần cho cây để cây giữ được độ ẩm tốt.
Cây trắc bách diệp: Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy Cây trắc bách diệp là cây gì? Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây trắc bách diệp ra sao? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm ra câu trả lời ngay nhé! Cây trắc bách diệp là một loại cây cảnh khá được ưa chuộng từ trước đến nay. Ngoài ra, loài cây này còn được sử dụng để chữa...