Cây ATM ở Nga không thể nhận diện đồng 100 ruble mới
Tờ tiền 100 ruble mới của Nga sẽ không sớm được đưa vào lưu thông do những khó khăn nảy sinh sau khi các nhà cung cấp dịch vụ ATM và thiết bị thanh toán phương Tây rút khỏi Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.
Đồng 100 ruble mới của Nga. Ảnh: AFP
Theo tờ Kommersant ngày 1/7, Ngân hàng Trung ương Nga đã phát hành tờ tiền 100 ruble mới có độ bền cao hơn và các tính năng bảo mật được nâng cấp. Tờ tiền có in hình Tháp Spasskaya của Điện Kremlin ở mặt trước và Đài tưởng niệm Chiến sĩ Nga Rzhev ở mặt sau.
Lo ngại về việc lưu hành tờ tiền mới nảy sinh sau khi các nhà sản xuất ATM và thiết bị thanh toán của Mỹ là NCR và Diebold Nixdorf rời Nga.
Video đang HOT
Tờ Kommersant dẫn lời một nguồn tin trên thị trường thanh toán cho biết: “Với tình hình địa chính trị này, rất khó để tưởng tượng rằng Nga sẽ là thị trường được ưu tiên phát triển”.
Họ cảnh báo rằng không thể sử dụng tờ tiền giấy mới vì cơ quan cung cấp dịch vụ từ chối cung cấp cập nhật thông tin về đồng tiền mới.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Belov cho biết sẽ mất từ 6 tháng đến một năm để các máy ATM và thiết bị tính tiền của Nga cập nhật và có thể nhận dạng tờ tiền giấy mới.
Hiệp hội Ngân hàng Nga, một tổ chức phi chính phủ đại diện cho quyền lợi của 145 thành viên, đã yêu cầu trì hoãn lưu thông các tờ tiền mới vào mùa xuân này.
Hiệp hội ước tính rằng 60% máy ATM của Nga và tất cả các máy tính tiền của nước này đều là thiết bị nhập khẩu.
Lần cuối cùng Nga phát hành loại tiền mới mệnh giá 200 và 2.000 ruble là vào năm 2017.
Ngân hàng Trung ương có kế hoạch đưa ra tờ 1.000 và 5.000 ruble mới trong năm tới.
Nga thông báo ngừng giao dịch ngoại hối đến ngày 9/9
Từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, tuy nhiên, người Nga vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn.
Ngân hàng Trung ương Nga tại thủ đô Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngân hàng trung ương Nga ngày 9/3 thông báo nước này sẽ ngừng giao dịch ngoại hối đến ngày 9/9, trong bối cảnh Moskva đang phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế lớn của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Thông báo cho biết, từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, tuy nhiên, người Nga vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn.
Bên cạnh đó, việc rút tiền mặt từ các tài khoản ngoại khối ở ngân hàng Nga sẽ bị giới hạn ở mức 10.000 USD đến ngày 9/9.
Đồng ruble nội tệ của Nga hôm 7/3 đã giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử sau khi ngân hàng trung ương và các thể chế tài chính lớn của nước này đã phải hứng chịu một loạt biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây.
Trong khi đó, tiếp bước nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn của phương Tây, chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds, chuỗi cửa hàng càphê Starbucks, các tập đoàn nước giải khát Coca-Cola và Pepsi Cola ngày 8/3 đã thông báo quyết định tạm dừng hoạt động tại Nga./.
Tác động của các lệnh trừng phạt đối với Nga sau 4 tháng Các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang đánh giá tác động kinh tế của các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau xung đột ở Ukraine, cân nhắc khả năng gia tăng sức ép đối với Moskva bằng các lệnh trừng phạt mới. Xung đột Nga - Ukraine đã dẫn đến việc phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhằm...