Cầu Yên Hòa bị xé toạc khiến 2 người chết: Nghi vấn chất lượng công trình
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiếp nhận để điều tra theo quy định về vụ việc liên quan đến sụt lún, sạt lở mặt đường phía nam chân cầu Yên Hòa, xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khiến 2 người tử vong, 3 người bị thương.
Tại hiện trường sau khi xảy ra vụ việc, nhiều người dân nghi ngờ về chất lượng công trình tại vị trí xảy ra sụt lún, sạt lở.
Cụ thể như việc sụt lún, sạt lở tại vị trí chân cầu Yên Hòa diễn ra trước thời điểm các nạn nhân đi qua hay đúng vào thời điểm các nạn nhân đi qua? Nếu việc sụt lún, sạt lở đã xảy ra trước đó một thời gian thì cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc không có hàng rào, dựng biển báo nguy hiểm, cấm đường?.
Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng vẫn chưa có thông tin chính thức về sự việc.
Vị trí sụt lún, sạt lở tại mặt nền đường, phía Nam chân cầu Yên Hòa
Video đang HOT
Trước đó, trao đổi nhanh với Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Quyền, phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trước thời điểm xảy ra sụt lún, sạt lở tại chân cầu Yên Hòa, đã có một trận mưa lớn xảy ra. Tuyến đường 513 là tuyến đường đã được đưa vào sử dụng nhiều năm. Hiện cơ quan chức năng đang khẩn trương xử lý, khắc phục sự cố; thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.
Còn một số người dân địa phương cho biết, đoạn qua cầu Yên Hòa có 2 làn đường, 1 làn đường đã được đưa vào sử dụng nhiều năm, còn một làn đường thì mới được xây dựng, đưa vào sử dụng vài năm gần đây.
Như tin đã đưa, vào lúc 3h10 ngày 4/7, đã xảy ra một vụ sạt lở mặt đường 513 tại đầu cầu Yên Hòa thuộc địa phận xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khiến 5 người di chuyển trên 3 xe máy bị mắc kẹt. Đây là tuyến đường nối Khu Kinh tế Nghi Sơn với tỉnh Nghệ An.
Vụ việc khiến 3 người bị thương và 2 người tử vong. Hai nạn nhân tử vong là vợ chồng anh Nguyễn Như Thắng và chị Nguyễn Thị Tâm (đều sinh năm 1973) làm nghề buôn bán hải sản. Vào thời điểm trên, hai vợ chồng đèo nhau vào Nghệ An mua hải sản để phân phối cho các điểm bán hàng.
Sụt lún chân cầu Yên Hòa khiến 5 người thương vong: Tiếng kêu cứu xé màn đêm
Trong phút chốc, cặp vợ chồng bị đất đá vùi lấp đến tử vong. Giữa trời mưa đêm đen đặc là tiếng kêu la đến xé…
Theo HOÀNG LAM (Tiền Phong)
Vụ sụt mố cầu Yên Hòa (Thanh Hóa) làm 2 người chết: Nước sông đục rỗng chân mố cầu?
Vụ việc sụt mố Đông cầu Yên Hòa, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) khiến 2 người chết, 3 người bị thương vào rạng sáng ngày 4/7, khiến nhiều người không khỏi đau xót và bàng hoàng. Tuy nhiên, dư luận người dân địa phương cho rằng nguyên nhân dẫn đến mố cầu bị sụt chưa hẳn do mưa bão lớn bất thường.
Mố Đông cầu Yên Hoà bị sụt xuống sông rạng sáng 4/7.
Sự cố bất ngờ
Vào lúc 3h10', sáng ngày 4/7, mố Đông cầu Yên Hòa (xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia) trên đường tỉnh lộ 513, trong Khu kinh tế Nghi Sơn bị sụt lở nghiêm trọng. Do vụ sụt lở xảy ra vào ban đêm đã khiến cho 5 người đi trên 3 xe máy gặp nạn. Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn nhanh chóng điều động 1 xe chỉ huy, 1 xe chữa cháy, 2 xe cứu hộ cứu nạn, 2 xuồng máy cùng 50 cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường triển khai lực lượng, phương tiện tìm kiếm nạn nhân. Lực lượng chức năng đã phát hiện và cứu được 3 nạn nhân, đưa đến bệnh viện gần nhất. Đồng thời xác định được vị trí 2 xác nạn nhân còn lại bị khối nhựa mặt đường và đất đá đè lên mắc kẹt. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn đã sử dụng các thiết bị, chuyên dụng triển khai tìm kiếm nạn nhân, đưa 2 xác nạn nhân lên.
Đến 7h sáng cùng ngày, xác 2 nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình và chính quyền địa phương. Danh tính 3 nạn nhân bị thương được xác định cụ thể gồm: ông Đặng Bá Hậu (53 tuổi, trú tại Hải Hà, Tĩnh Gia); ông Nguyễn Bá Khải (53 tuổi) và bà Nguyễn Thị Bảy (49 tuổi) cả 2 nạn nhân trên đều trú tại xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia. Nạn nhân thiệt mạng được xác định là: Ông Nguyễn Như Thắng và bà Nguyễn Thị Tâm (46 tuổi) trú tại xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia.
Có mặt trong buổi sáng ngày 4/7, ngay sau khi xảy ra sự cố sụt mố Đông cầu Yên Hòa, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cây cầu bắc qua tỉnh lộ 513 - tuyến đường huyết mạch nối Khu kinh tế Nghi Sơn với bên ngoài đổ ụp xuống lòng sông như bị một một khối thuốc nổ lớn đánh trúng. Tại hiện trường, hàng trăm khối bê tông, đất đá và nhựa đường ngổn ngang. Phía dưới chân mố cầu phía Đông, dòng sông Yên Hòa lồng lộn, khoét sâu vào chân cầu, kéo theo nhiều mảng đất đá trôi tụt vào lòng sông. Trên mặt cầu, xuất hiện nhiều cung nứt lớn, chạy dài; nhiều tờ tiền lẻ, vàng, hương được thân nhân của người xấu số và người qua đường rải vội khiến không khí càng thêm tang thương...
Nguyên nhân từ đâu?
Ông Hà Hữu Hương, công an viên tại thôn Hà Tây 1, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia, kể lại: Đêm ngày 3 rạng ngày 4/7, trên địa bàn xã Hải Hà đã xảy ra một cơn mưa rất to và kéo dài. Khoảng hơn 3h sáng, ông Hương bị đánh thức và gọi gấp lên phía cầu Yên Hòa để hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn. Chưa hiểu đầu đuôi ra sao, ông khoác vội chiếc áo mưa rồi lao ra phía cầu. Trong màn mưa đen đặc là tiếng kêu la đến xé lòng của các nạn nhân bị thương còn nằm kẹt lại dưới lớp bê tông, nhựa đường gãy vỡ...
"Cây cầu bị gãy, sụt xuống dưới lòng sông mang theo 2 mạng người xấu số nhưng không hề có dấu hiệu báo trước. Một ngày trước khi xảy ra sự cố, cầu vẫn phẳng lỳ, không một vết nứt nhỏ trên mặt cũng như phía mố cầu. Ở đây có thể nói, nguyên nhân chính dẫn đến vụ sụt lún là do nước sông đã đục rỗng chân mố cầu từ nhiều ngày trước và cơn mưa đêm ngày 3/7, chỉ là giọt nước làm tràn ly"- ông Hương nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết về sự cố, ông Lê Thế Kỳ- Phó Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia cũng cho biết: Ngay trong sáng ngày 4/7, lãnh đạo UBND huyện đã xuống hiện trường kiểm tra và hỗ trợ các nạn nhân trong vụ tai nạn. Khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự cố sập mố cầu, ông Kỳ cũng không ngần ngại nhận định: "Hiện nay, các cơ quan điều tra đã vào làm việc và sớm công bố kết quả. Tuy nhiên theo tôi, nguyên nhân chính phải là chất lượng của cây cầu. Nếu chất lượng thi công tốt sẽ không dẫn đến sự cố đau lòng này. Đây là cây cầu mới chỉ được đưa vào sử dụng trong thời gian khoảng 2 - 3 năm trở lại đây".
Cũng trong buổi sáng 4/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do thiên tại gây ra. Ông Quyền cho biết: Trước mắt tỉnh sẽ hỗ trợ gia đình có người chết 20 triệu đồng, mỗi gia đình có nạn nhân bị thương 4 triệu đồng. Giao cho chính quyền địa phương đến động viên, thăm hỏi đối với những gia đình có người bị thương và gia đình có người thiệt mạng. Đồng thời, ngay trong buổi sáng ngày 4/7, Ủy ban MTTQ, Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 2 suất quà trị giá 20 triệu đồng; huyện Tĩnh Gia hỗ trợ 13 triệu đồng cho gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn đáng tiếc nói trên.
"Hiện tại chúng tôi sẽ giao cho các cơ quan chức năng tiến hành khắc phục ngay 20 mét cầu Yên Hòa bằng nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh. Vì đây là tuyến giao thông đảm bảo giao lưu kinh tế trong khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn. Bên cạnh đó, giao cho nhiệt điện Nghi Sơn 1 báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đối tác đầu tư Nhiệt điện Nghi Sơn 2, thực hiện kiên cố hóa, nạo vét bờ kè, đảm bảo đúng yều cầu phòng chống lũ trong thời gian tới. Tiếp tục rà soát lại việc tiêu thoát lũ trên địa bàn, đảm bảo ổn dịnh đời sống nhân dân"- ông Quyền nói.
Nguyễn Chung
Theo ĐĐK
Xe Limousine gây tai nạn trên cao tốc Pháp Vân: Thanh Hóa ra văn bản khẩn UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản khẩn gửi các đơn vị liên quan kiểm tra xử lý trách nhiệm trong vụ xe Limousine gây TNGT liên tiếp. Hiện trường xảy ra vụ TNGT trên cao tốc Pháp Vân khiến 2 người chết và 2 người bị thương Ngày 12/3, Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa...