Cầu xuyên lõi di sản Tràng An đi ngược cam kết của Việt Nam với UNESCO
Đại diện UNESCO tại Việt Nam khẳng định cầu xuyên lõi Tràng An sẽ bị đưa ra chất vấn tại kỳ họp thường niên của Ủy ban Di sản thế giới vào cuối tháng 6 tới đây.
Trao đổi với Zing.vn, bà Phạm Thị Thanh Hường, Trưởng ban Văn hóa UNESCO tại Việt Nam, cho biết UNESCO thế giới đã nắm được thông tin về công trình xâm phạm di sản Tràng An (Ninh Bình).
Bà Hường cho biết mức độ vi phạm, ảnh hưởng của cầu xuyên lõi trong kết luận của Thanh tra Bộ Văn hóa chỉ ra rất rõ. Công trình mọc lên ở vùng lõi, khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt và phải bảo tồn nguyên vẹn của di sản thế giới. Việc này đi ngược lại với cam kết của Việt Nam với UNESCO thế giới.
Công trình ‘mọc’ ở nơi phải bảo tồn nguyên vẹn
“Họ xây dựng cầu xuyên lõi không có giấy phép, không tính đến phương án an toàn cho người sử dụng và giảm thiểu tác động đến thiên nhiên. Thanh tra Bộ Văn hóa đã có kết luận và yêu cầu tháo dỡ”, bà Hường nói.
Ngày 16/3, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Đinh Chung Phụng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình. Văn phòng ủng hộ quyết định kịp thời của Bộ Văn hóa và UBND tỉnh là dừng khai thác công trình này.
Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập tổ công tác thanh tra toàn diện công trình. Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng chủ trương của tỉnh khi khẳng định với UNESCO là tháo dỡ công trình sai phạm.
Sẽ chờ Việt Nam xử lý
Video đang HOT
Công trình xây dựng trái phép đã bị niêm phong, dừng khai thác. Tại thực địa, chủ đầu tư công trình đúc các thanh bê tông cắm vào núi. Sau đó họ tranh thủ xây dựng trái phép khi cơ quan chức năng không có mặt, việc lắp, dựng cầu diễn ra rất nhanh. Ảnh hưởng di sản có thể quan sát bằng mắt thường được.
Theo bà Hường, hàng năm, Ủy ban Di sản thế giới tổ chức cuộc họp diễn ra từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7. Kỳ họp năm nay (kỳ họp thứ 42) sẽ diễn ra ở Bahrain (Trung Đông), chắc chắn vấn đề cầu xuyên lõi Tràng An được đưa ra bàn luận. Các nước thành viên sẽ chất vấn đại diện của Việt Nam về cách xử lý công trình sai phạm.
Bà Hường chia sẻ thêm những thông tin xâm phạm di sản Tràng An, Ủy ban Di sản thế giới đã nắm được thông qua báo cáo của UNESCO Việt Nam và các thông tin trên mạng. Ủy ban đang tiến hành rà soát các báo cáo tình trạng bảo tồn ở tất cả di sản nói chung, Tràng An nói riêng để chuẩn bị cho kỳ họp tới đây.
Trưởng ban Văn hóa UNESCO Việt Nam hy vọng với tinh thần xử lý triệt để công trình này trước khi kỳ họp diễn ra, UNESCO sẽ đánh giá cao Việt Nam trong việc khắc phục.
Mới đây, Bộ Văn hóa vừa có công văn đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình đẩy nhanh 2 nội dung thanh tra về việc vi phạm xây dựng tại di sản văn hóa Tràng An (Hoa Lư, Ninh Bình).
Ngoài ra, Bộ yêu cầu UBND tỉnh cần khẩn trương phê duyệt phương án tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép, xâm hại cảnh quan, môi trường tại khu vực núi Cái Hạ.
Trong trường hợp Công ty cổ phần Du lịch Tràng An cố tình không tự tháo dỡ, UBND tỉnh cần chủ động phương án tháo dỡ, sớm hoàn trả mặt bằng, cảnh quan thiên nhiên cho di sản Tràng An.
Cầu xuyên vùng lõi Tràng An dài hơn 1.100 m, gồm hơn 2.000 bậc thang từ chân núi lên đỉnh núi Cái Hạ và nằm chênh vênh trên các vách đá. Chủ công trình được xác định là Công ty Cổ phần du lịch Tràng An. Không chỉ xuyên qua di sản hỗn hợp danh thắng Tràng An, cây cầu còn xuyên qua không gian của rừng đặc dụng đã được giao cho Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường quản lý.
Cầu được xây từ tháng 8/2017 ngay ở vùng lõi Tràng An, khu di sản UNESCO.
Theo Văn Chương (Zing)
Đại diện UNESCO tại VN nói gì về công trình vi phạm ở Tràng An?
Ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, đơn vị này chưa nhận được báo cáo chính thức về vụ công trình xây dựng không phép trong Khu di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình) mà chỉ biết qua các phương tiện truyền thông, ông Michael Croft khẳng định đây là công trình vi phạm các quy định của UNESCO.
Liên quan đến vụ công trình xây dựng không phép trong vùng lõi của Khu di sản thế giới Tràng An (Ninh Bình), ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, đơn vị này vẫn chưa nhận được báo cáo chính thức của vụ việc này và chỉ mới nắm được thông tin qua các phương tiện truyền thông, báo chí.
Ngay khi biết sự việc trên, đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao đổi với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) để nắm thêm tình hình. Đai diện UNESCO tại Việt Nam ghi nhận sự vào cuộc nhanh chóng của Bộ VH-TT&DL và đã có những phản ứng mạnh mẽ về vấn đề này.
Không chỉ những bậc, lan can cầu thang, doanh nghiệp còn làm một chiếc cầu kiên cố bắc từ đỉnh núi này qua đỉnh núi khác để làm đường đi cho khách. Ảnh: Thái Bá
Ông Michael Croft cho biết, với các danh thắng đã được UNESCO công nhận thì việc phát triển và xây dựng như nào phải có sự tính toán thận trọng, được sự đồng ý của các cơ quan chức năng liên quan chứ UNESCO không nói trong khu vực di sản không được xây bất cứ cái gì.
Tuy nhiên, ở trường hợp như Tràng An mà báo chí phản ánh, ông Michael Croft khẳng định việc xây dựng như vậy là vi phạm các quy định của UNESCO. Từ sự việc trên, ông Michael Croft đã bày tỏ sự tiếc nuối khi một di sản thế giới bị xâm hại nghiêm trọng. Theo ông Michael Croft, với di sản thế giới có 3 điều quan trọng đó là: Giá trị nổi bật toàn cầu, điểm đặc biệt của di sản đó và sự quản lý của chính phủ với di sản. Việc quản lý di sản ở địa phương là vô cùng quan trọng, vì đó là cấp chính quyền gần gũi nhất với di sản.
Cùng quan điểm với ông Michael Croft, ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL cho biết: "Đây là một công trình xây dựng không phép trong vùng lõi của di sản Tràng An, rõ ràng trách nhiệm chính trước hết thuộc về UBND huyện Hoa Lư - Ninh Bình. Còn Sở Du lịch được tỉnh Ninh Bình giao quản lý về mặt nhà nước thì đã kiểm tra, phát hiện sai phạm và căn cứ vào nhiệm vụ được giao đã có tới 4 văn bản gửi đề nghị UBND huyện Hoa Lư ngăn chặn, xử lý, nhưng huyện Hoa Lư không có văn bản nào phản hồi.
Có thể nói, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã làm hết trách nhiệm của mình, ngay cả Bộ VH-TT&DL chứ chưa nói đến Sở cũng không có thẩm quyền cưỡng chế được, việc này thuộc về chính quyền của UBND các cấp".
PGS.TS Đặng Văn Bài - Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam đánh sự việc như nói ở trên là rất nghiêm trọng.
"Tôi không hiểu, các cơ quan quản lý địa phương nhất là cấp xã, cấp huyện ở đâu, có vai trò như thế nào khi để cho một hiện tượng vi phạm di sản thế giới rất nặng nề và kéo dài trong một thời gian dài như thế mà không có động thái xử lý cho đến khi báo chí vào cuộc" - PGS.TS Đặng Văn Bài thắc mắc.
Ông Phạm Xuân Phúc trả lời báo chí về công trình vi phạm ở Khu di sản Tràng An. Ảnh: Nguyễn Dương.
Trước đó, ngay sau khi bài viết phản ánh về công trình "khủng" không phép nằm trong vùng lõi của Di sản Tràng An (Ninh Bình), cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình và lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc điều tra, làm rõ các vấn đề liên quan.
Qua kết quả làm việc, ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL nhận định, việc Công ty Du lịch Tràng An do ông Nguyễn Văn Son làm Giám đốc tự ý xây dựng dựng công trình đường lên núi Cái Hạ với chiều dài hơn 1km, gồm cổng và hơn 2.000 bậc lên xuống là vi phạm hết sức nghiêm trọng điều 13 của Luật Di sản.
Theo Nguyễn Dương (Dân trí)
Kỷ niệm khó quên của các nhà ngoại giao với cố Thủ tướng Phan Văn Khải Là người chèo lái Chính phủ trong giai đoạn đất nước đổi mới, hội nhập mạnh mẽ, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại những kỷ niệm sâu sắc của một thời kỳ đối ngoại đầy sôi động của đất nước. Với 15 năm tham gia điều hành Chính phủ, cố Thủ tướng Phan Văn Khải được tín nhiệm bầu giữ...