Cầu Vượt Dầu Giây: Sống chung với tai nạn, dân tự vẽ cảnh báo
Sau khi đội thi công công trình Cầu vượt Dầu Giây đào mặt đường nhựa lên để đặt nối ống cống nước, sau đó lấp lại rất sơ sài khiến mỗi ngày có hàng chục người đang đi đường bất ngờ bị sốc ngã xuống mặt đường rất nguy hiểm, người dân địa phương đã tự vẽ cảnh báo để lưu ý người tham gia giao thông qua đây.
Chứng kiến nhiều vụ tai nạn, người dân đã dùng sơn vẽ xuống mặt đường cảnh báo cho người tham gia giao thông qua khu vực nguy hiểm này lưu ý. Ảnh: Xuân Thời.
Sáng ngày 17/11, hai phụ nữ đã tiếp tục là nạn nhân của những “chiếc bẫy” này khi lưu thông xe đến vị trí đào lấp, bất ngờ bị té ngã, xây xát toàn thân.
Bất mãn trước hiện trạng, người dân sống địa phương đã dùng sơn vẽ xuống mặt đường cảnh báo cho người tham gia giao thông qua khu vực nguy hiểm này lưu ý. Theo ghi nhận, từ lúc người dân tự vẽ cảnh báo đến chiều tối, không có người gặp tai nạn tại đoạn đường này nữa.
Video đang HOT
Tai nạn té ngã thường xuyên xảy ra, có ngày hơn mười vụ. Nguyên nhân do công trình đào lên lấp lại sơ sài. Ảnh: Xuân Thời.
Hiện tại, thi công cầu vượt Dầu Giây vẫn chưa khởi động, đơn vị thi công chỉ giao cho một nhóm phụ trách thi công mặt nền đường song hành với 2 xe lu và 1 xe múc thi công chậm chạp, đối phó. Không những không giúp cho đoạn đường tiến triển tốt hơn mà chỉ gây thêm bụi bặm và ức chế cho người dân sinh sống quanh đây.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri với HĐND Tỉnh tuần trước tại 2 điểm Thị Trấn Dầu Giây và xã Lộ 25, cử tri đã đề nghị UBND huyện phủ nhựa lại cho đoạn đường, đồng thời điều xe nước đến rửa lớp bụi xi măng và đá rơi vãi trên đường, mắc thêm bóng đèn để hạn chế tai nạn. Nhưng đến nay, những đề nghị này của cử tri không được ngó ngàng.
Ngày 16/11, trao đổi về ý kiến của cử tri, ông Mai Văn Hiền (Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất) cho biết, vừa mới ký và gởi văn bản báo cáo UBND tỉnh và tỉnh cũng đã có văn bản khẩn cấp đề nghị Bộ Giao Thông Vận Tải nhanh chóng hoàn thành dự án.
Hiện trạng tại công trình cầu vượt Dầu Giây là đặc biệt nghiêm trọng, bởi ảnh hưởng đến tính mạng người dân nhưng lại kéo dài nhiều năm mà không được giải quyết triệt để, gây bức xúc xã hội.
Một tài xế taxi khu vực Ngã Ba Dầu Giây cho biết: “Chúng tôi thấy báo đăng Bộ Công An vào cuộc điều tra nguyên nhân nhiều vụ tai nạn vì tông vào giải phân cách cứng tại Quốc Lộ 5, vậy bộ Công An cũng nên chỉ đạo điều tra việc ngoài chậm chạp công trình đang thi công cũng như dải phân cách bằng bê tông đặt nơi đây. Thời gian qua, vì thiếu bảng báo, đèn chiếu sáng và vì đặt ngay đoạn cua cong vào công trình mà đã gây ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, từ thương vong đến tử vong. Tháng trước, còn có cả xe container tông vào dải phân cách rồi cháy rụi. Nếu Bộ Công An không vào cuộc, không biết công trình này còn gây ra bao nhiêu vụ tai nạn, cướp đi tài sản và tính mạng bao người dân vô tội nữa đây?”.
Đại biểu Quốc hội phản đối gay gắt chuyển quyền cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ sáng 16/11, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình với việc chuyển thẩm quyền sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an.
Đa số đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận đều không đồng tình với việc tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành 2 Luật đang trình Quốc hội như hiện nay: Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời, không tán thành việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sang Bộ Công an.
Đáng chú ý, Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị) nhấn mạnh, chúng ta đã và đang thực hiện quản lý đất nước theo hướng "trách nhiệm, chuyên nghiệp, hiệu quả, quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh cục bộ, tránh cát cứ". Vì vậy, vấn đề này cần phải được đánh giá một cách toàn diện, khách quan, khoa học.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh.
Đại biểu Sinh cho rằng việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô, ô tô từ Bộ GTVT sang Bộ Công an là chưa thuyết phục vì hai lý do. Thứ nhất là không phù hợp với chủ trương của Đảng. Cụ thể, tại Nghị quyết số 17 ngày 1/3/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X chủ trương một số nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có đủ điều kiện dân sự hóa thì chuyển cho các bộ không thuộc lĩnh vực Quốc phòng, công an quản lý nhằm tập trung thực hiện tốt hơn nhiệm vụ xây dựng Công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Thứ hai, từ năm 1995, Bộ GTVT nhận nhiệm vụ quản lý cấp giấy phép lái xe từ Bộ Công an sang. Khi đó, cả nước có 127 cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở vật chất còn thiếu thốn; đến nay đã có 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô, 339 cơ sở đào tạo lái xe ô tô, 135 trung tâm sát hạch lái xe ô tô đã được xã hội hóa 100% với cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu, phù hợp với thực tiễn.
Ngành GTVT đã và đang triển khai đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại trong việc cấp, đổi, quản lý giấy phép lái xe và thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Như vậy, về cơ bản, ngành GTVT đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Trước ý kiến cho rằng vấn đề tồn tại trong quản lý, sát hạch cấp giấy phép lái xe là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông nên cần chuyển thẩm quyền cấp sang Bộ Công an, ông Sinh dẫn lại số liệu thống kê. Theo đó cho thấy số người chết do tai nạn giao thông tính trên 100 nghìn giấy phép lái xe được cấp lại tiếp tục giảm. Cụ thể, năm 1995 là 691 người thì năm 2020, ước chỉ còn 15 người.
Mặt khác, qua thống kê, phân tích các vụ tai nạn giao thông cho thấy nguyên nhân chính của các vụ tai nạn này là ý thức của người tham gia giao thông, ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Có đến 90% các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đối với người điều khiển phương tiện giao thông có giấy phép lái xe từ 7-10 năm. Như vậy, ý kiến trên là chưa thuyết phục.
Không những thế, ngành GTVT có khoảng 2.200 cán bộ công chức, viên chức đang làm nhiệm vụ cấp giấy phép lái xe. Trường hợp chuyển sang Bộ Công an thì phải sắp xếp cho lực lượng lao động này. Về phía Bộ Công an, phải bổ sung lực lượng để tiếp nhận nhiệm vụ. Tương tự là cơ sở vật chất kỹ thuật hàng nghìn tỷ đồng của ngành GTVT có nguy cơ bị lãng phí, còn ngành Công an lại phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, dẫn đến tốn kém cho ngân sách Nhà nước.
Hơn nữa, thực tế hiện nay có rất nhiều văn bằng, chứng chỉ giả, kể cả tiền giả. Do đó, giấy phép lái xe, hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân cũng không phải là ngoại lệ. Nếu cứ văn bằng, chứng chỉ giả đang thuộc trách nhiệm cơ quan này lại chuyển sang cơ quan khác quản lý sẽ gây rối loạn xã hội.
Từ những phân tích trên, Đại biểu Sinh đề nghị Quốc hội xem xét không chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe mô tô, ô tô từ Bộ GTVT sang Bộ Công an và tán thành với nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội khác là không tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 Luật như đề xuất của Chính phủ.
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Thủ tướng Chính phủ vừa có Công văn triển khai nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) quý IV năm 2020, yêu cầu các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực Kế hoạch Năm ATGT 2020 với chủ đề "Đã uống rượu bia, không...