Cầu vĩnh biệt 5 năm ‘vĩnh biệt’ 16 người ở Quảng Nam
Cây cầu Máng bắc qua sông Trường Giang ở Quảng Nam, được người dân gọi với cái tên cầu “vĩnh biệt”, bởi trong vòng 5 năm qua cây cầy này đã cướp đi sinh mạng của 16 người khi đi qua đây.
Cầu Máng hay còn gọi là cầu vĩnh biệt bắc qua sông Trường Giang, nối xã Tam Tiến và Tam Xuân 1 . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Cầu Máng hay còn gọi là cầu vĩnh biệt được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang nối xã Tam Tiến và Tam Xuân 1 (H.Núi Thành, Quảng Nam). Cầu có chiều dài gần 300 m, rộng 0,8 m. Mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó, do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành. Do xây dựng hàng chục năm nay, đến nay cây cầu xuống cấp nghiêm trọng . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Ngoài ra để chống bị hoen rỉ, dây cáp còn được bôi dầu nhớt nên khi bị ngã xe bám víu phải dây cáp cũng rất dễ bị trơn, té xuống sông . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Vì run sợ không giám chạy xe qua cầu, nhiều người đành phải dắt bộ xe để qua cầu cho an toàn . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Những thanh sắt hoen rỉ, bung ra khỏi mặt cầu . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Xây dựng lâu năm, đến nay mạng be tông cốt thép đã bong tróc để lộ ra những thanh sắt nằm trơ trọi . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Thanh sắt do mạng bê tông bong tróc lòi ra hướng về mặt cầu gây nguy hiểm cho những người khi đi qua cây cầu tử thần này . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Nam (48 tuổi, ở tôn Tiến Thành, xã Tam Tiến), cho biết nhiều năm nay đã có hàng chục người rơi xuống tử vong tại chỗ khi qua cầu này. Vì cầu nối hai xã nên lượng người bất chấp nguy hiểm qua lại đây mỗi ngày rất đông. Đặc biệt là các em học sinh. Theo bà Nam, do làm trụ đỡ cho lan can nên trên cầu xuất hiện nhiều “con lươn” nổi lên khiến cho việc chạy xe máy càng gặp khó khăn hơn, xe chạy qua vấp phải những “con lươn” này dễ mất thăng bằng và rơi xuống sông hơn . ẢNH; MẠNH CƯỜNG
Mỗi lần qua cầu, người dân đều bất an, lo sợ . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Do nhiều người chết khi đi qua cầu vĩnh biệt nên người dân đã lập một bộ ly hương . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Ông Nguyễn Xuân Luận, Phó chủ tịch UBND xã Tam Tiến cho hay do cầu xây nhiều năm nên nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Cầu Máng này chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp hay còn gọi là cầu thủy lợi. Trước thực trạng nguy hiểm tính mạng cho người dân khi đi qua cây cầu này, đến nay H.Núi Thành cũng đã có chủ trường xây dựng một cây cầu đường bộ mới để phục vụ việc đi lại cho người dân song song với cầu Máng này. Theo ông Luận, dự án xây cầu này có tổng vốn đầu tư 220 tỉ, hiện đang triển khai để áp giá đền bù và dự kiến cuối năm nay sẽ tiến hành xây dựng. Tiến độ xây cầu từ năm 2019 – 2021 . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Mặt cầu hư hỏng nặng, nhiều miếng bê tông bong tróc rơi xuống sông, để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại địa phương đã chắp vá tạm thời bằng những miếng sắt . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Theo thống kê của UBND xã Tam Tiến, trong vòng 5 năm trở lại đây có khoảng 16 người khi lưu thông qua cầu này đã rơi xuống và tử vong. Tang thương nhất là trong năm 2009, có một cặp vợ chồng chuẩn bị cưới đang đưa thiệp đi mời đám cưới, khi đi qua cây cầu vĩnh biệt này đã không may rơi xuống sông Trường Giang rồi tử vong cả hai vợ chồng . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8 m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 1 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại . ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Theo Thanhnien
Sứa nổi đầy sông, dân dong ghe đi vớt cả tạ, thu tiền triệu mỗi ngày
Vào mùa những con sứa nổi lên mặt trên sông Trường Giang nhiều vô kể, người dân huyện Núi Thành, Quảng Nam dong ghe đi vớt. Mỗi ngày hành nghề một người thu được tiền triệu, đây là khoản thu nhập tương đối lớn.
Tờ mờ sáng ngày đầu mùa hè, ông Trần Quốc, ở thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành, Quảng Nam) nhà nằm bên sông Trường Giang chứa nước lợ lên chiếc bè tự chế rộng khoảng 4 m2. Bè được kết từ nhiều miếng xốp tạo thành ba lối ở dưới nước, phía trên lát ván gỗ có sức chứa gần chục người nhưng không chìm.
Ông Trần Quốc chèo bè ra sông bắt sứa.
Ông Quốc lên bè mang theo chiếc vợt, phía trên một khúc sào dài khoảng 3m, phía dưới gắn rổ nhựa bắt đầu một ngày mưu sinh. Ngư dân này chống sào xuống đáy sông đẩy chiếc bè đi trên mặt nước, sau 10 phút, chiếc bè đến địa điểm có thường có sứa xuất hiện, ông bắt đầu đi chậm lại và phóng tầm mắt quan sát.
Vừa thực hiện các động tác, ông Quốc kể, công việc thường ngày làm nghề chài lưới trên sông đánh bắt cá. Tuy nhiên từ bao đời này từ tháng 1 đến 4 âm lịch trên dòng sông Trường Giang chảy qua địa phương sứa (có nơi gọi là nuốt) bắt đầu sinh sôi phát triển. Chúng nổi lên dập dềnh trên mặt nước khoảng 4 tháng khi đến mùa nắng nóng thì biến mất và đến năm sau lại xuất hiện.
"Trước đây chúng tôi chỉ bắt về làm món ăn trong gia đình hoặc món nhậu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, sứa trở thành mặt hàng có nhiều người mua nên đến mùa tôi và rất nhiều người dân ngừng công việc chài lưới chuyển sang bắt sứa", lão ngư 50 tuổi nói.
Một con sứa nổi lên mặt nước.
Chiếc bè của ông Quốc di chuyển thì bắt gặp những con sứa nổi lên thành từng vạt. Mỗi con phía đầu có hình tròn gọi là vòm mũ sứa phồng ra, hút nước vào bên trong. Sau đó chúng co bóp về phía sau, tạo áp lực đẩy nước thoát ra ngoài và cơ thể sứa di chuyển về phía trước. Miệng sứa có hàng chục tua để lái (gọi là chân) đổi hướng trong lúc đi, với các bộ phận này, sứa di chuyển trong nước khá nhanh.
Thấy sứa đi trong nước, ông Quốc liền cho chiếc vợt xuống và xúc. Có những nơi nhiều sứa, mỗi lần ông xúc đầy vợt thì mới đưa lên bè. "Sứa trên đoạn sông này có hai loại, chúng được phân biệt bằng màu sắc. Trong đó sứa trắng có những chấm đỏ nâu ăn không ngon bằng sứa xanh", ông Quốc tiết lộ và lý giải sứa xanh khi ăn giòn hơn sứa trắng.
Gần 5 năm hành nghề nên ông Quốc có kinh nghiệm khi nào thì bắt được nhiều sứa. Ông nhìn vào gió thổi để đoán được là sứa nổi lên mặt nước và di chuyển nhiều hay ít.
Sứa bắt về được đưa vào lồng nuôi chờ khách đến mua.
"Khi có gió nam thổi mạnh thì sứa nổi lên nhiều, thời gian còn lại thì nó nằm sâu trong nước rất khó bắt. Nơi nước chảy mạnh sứa ở đó nhiều, còn nơi nước chảy chậm rất ít", ông Quốc chia sẻ và nói thêm để bắt được nhiều sứa thì phải biết từng lạch nước (gọi là láng nước), vì có những khúc sông sứa nổi dày đặc nhưng có đoạn không thấy một con.
Sau 1 giờ vớt từng con sứa mền nhũn cho vào đầy thùng, ông Quốc chèo bè vào bờ. Ở đó, ông dùng lưới làm hai chiếc lồng, mỗi lồng có diện tích rộng khoảng 3 m2, sâu 1 m để nhốt sứa. "Cách nuôi này chúng sống gần 10 ngày mà không bị chết, khi có khách đến mua thì ra xúc lên bán", ông Quốc cho hay.
Mỗi ngày ra sông hành nghề, ông Quốc bắt ít nhất được khoảng 10 thùng sơn, loại 20 lít, ngày nhiều được gần 20 thùng. Giá bán đầu mùa 150.000 đồng một thùng, cuối mùa 70.000 đồng. Tính ra thu nhập bình quân từ 700 ngàn đồng đến 2 triệu đồng mỗi ngày. Sứa ông Quốc bắt về được thương lái thu mua chở đi khắp ở tỉnh Quảng Nam bán, còn tại địa phương ông nhập cho một số hàng, quán nhậu chế biến món ăn.
Một con sứa màu trắng có chấm đỏ nâu.
Quá trình chế biến sứa rất công phu, ông Quốc phải dùng máy bơm nước vào xịt rửa sạch. Sứa cho vào rổ rồi dùng đôi tay đảo đi đảo lại nhiều lần, sau đó cầm từng con một cho vào vòi nước để tẩy chất bẩn ở miệng sứa để co lại.
"Có nhiều người ăn nguyên con sứa nhưng có người chỉ ăn phần chân, do đó phải tách ra. Quá trình tách sứa chỉ lấy phần chân mất nhiều thời gian nên giá bán gấp đôi sứa nguyên con. Việc ăn chân sứa thịt rất chắc, giòn nên nhiều người ưa chuộng", ông Quốc cho biết.
Cũng tham gia đánh bắt sứa, ông Trần Văn Trung, xã Tam Giang, huyện Núi Thành cùng vợ chèo ghe vớt sứa. Công việc của cặp vợ chồng này được phân công rõ ràng, vợ chèo ghe, còn chồng vớt.
"Mỗi ngày sứa nổi lên nhiều chúng tôi bắt được đầy ghe, khoảng 5 tạ. Sứa đưa về nhà rửa sạch và thương lái đến tận nhà lấy, một số đưa ra các nhà hàng, quán nhậu bán", ông Trung nói.
Sứa bắt về cho vào rổ rửa qua nhiều nước, sau đó tách phần đầu, chỉ còn chân chế biến làm món ăn.
Theo ông Trung với người dân Quảng Nam - sứa là món ăn được ưa thích. Trong đó, sứa chủ yếu chế biến món gỏi, sứa trộn. Cách làm rửa sứa thật sạch, để ráo nước rồi cho một số gia vị như chuối chát, mướp đắng và đậu phụng... Ngoài ra cho thêm một số loại rau như rau húng, rau cải, hành, ngò trộn thật đều xúc bánh tráng chấm mắnmruốc ăn.
"Ngoài việc sứa ở trên sông mấy năm trở lại đây cũng xuất hiện tại nhiều lòng hồ nuôi cá nước lợ của người dân địa phương. Thời điểm sứa nổi nhiều người dùng vợt bắt sứa về chế biến các món ăn. Sứa trong ao hồ không có số lượng nhiều nên chỉ bắt sử dụng trong gia đình và đem cho các hộ dân, người thân", ông Trung thông tin.
Một chân sứa đã được làm sạch . Sứa là một loài nhuyễn thể trong bộ sứa, ngành ruột khoang, có dạng thù đối xứng tỏa tròn, trong suốt do có cấu tạo hóa học 98% là nước. Chúng ưa thích trong môi trường có dồi dào các sinh vật phù du như rận nước, trùng roi, trứng nước... đây chính là nguồn thức ăn của chúng. Chính vì sống trong môi trường nước bẩn, nhiều rêu tảo và ăn các sinh vật nhỏ, nên sứa có vai trò cải tạo môi trường nước.
Theo Lộc Hà (Kiến thức gia đình số 22)
Xe tải lao xuống sông, tài xế nhanh trí tung cửa bơi vào bờ Trong lúc đợi phà để vượt khúc sông Trường Giang, chiếc xe tải bất ngờ lao xuống sông và tài xế đã nhanh trí tung cửa, bơi vào bờ thoát nạn. Vụ việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 15/5 tại bến phà Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Vào thời điểm trên, xe tải mang BKS 92K 6808 đang đậu...