Cầu treo chợ Bộng có nguy cơ bị cuốn trôi
Cả một khu vực đất rộng lớn và cây cối nằm sát ngay chân cầu phía xã Đức Lạng bị sạt lở nghiêm trọng…
Bà Đinh Thị Bảy kể lại vụ sạt lở đất khu vực gần chân cầu treo chợ Bộng
Cầu treo chợ Bộng qua sông Ngàn Sâu nằm trên tuyến ĐT552 nối một bên là xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) với một bên là huyện Vũ Quang. Do tuyến đường chạy thẳng vào chợ Bộng nên dù cầu đã yếu, ngành chức năng đã cấm ô tô lưu thông qua cầu nhưng lưu lượng người, xe máy, xe đạp đi lại vẫn rất đông.
Tuy nhiên, theo quan sát, cả một khu vực đất rộng lớn và cây cối nằm sát ngay chân cầu phía xã Đức Lạng bị sạt lở nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, dòng nước chảy bào mòn lớp đất cát phía dưới sông khiến cho khu vực vừa bị sạt lở đang tạo thành hàm ếch có thể tiếp tục sạt lở thêm bất cứ lúc nào.
Bà Đinh Thị Bảy (80 tuổi, trú ở thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng) cho biết: Chỗ sạt lở này nằm trong phần đất vườn nhà tôi. Tình trạng sạt lở hàm ếch bắt đầu diễn ra từ hồi cuối năm 2019. “Ra Tết được ít hôm, tôi đang ở trong nhà thì giật mình bởi một tiếng động lớn phía trước vườn. Khi chạy ra tới nơi thì một phần đất rộng và cả một khóm tre đã bị đổ sập xuống dòng sông, nước chảy đục ngầu. Sợ quá, tôi chỉ biết chạy vào nhà vào nhà đứng nhìn từ xa”, bà Bảy nhớ lại.
Cũng theo bà Bảy, nếu tình trạng sạt lở không được xử lý sớm thì không chỉ nhà bà mà cả cầu treo chợ Bộng cũng “theo sông về với biển”. “Cầu treo chợ Bộng được xây dựng và hoàn thành vào năm 1996. Đến nay cầu rất yếu, phía dưới chân cầu lại là đất cát rất dễ bị sạt lở”, bà Bảy lo lắng.
Khu vực gần chân cầu treo chợ Bộng bị sạt lở nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng tới chân cầu
Theo người dân địa phương, nhiều năm trước, một đơn vị khai thác cát cách khu vực sạt lở không xa. Dù việc khai thác đã kết thúc nhưng có thể, do tác động của quá trình khai thác làm thay đổi dòng chảy, dẫn đến việc sạt lở lòng sông. Điều người dân địa phương mong mỏi nhất lúc này là chính quyền sớm có biện pháp khắc phục tình trạng sạt lở ở khu vực gần châu cầu, đảm bảo an toàn cho người dân đi lại.
Ông Lê Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho biết thêm, sau hơn 20 năm đưa vào sử dụng, đến nay cầu treo chợ Bộng đã cũ và yếu. Hiện, chỉ cho xe thô sơ đi qua và xây dựng cầu bê tông mới cách đó không xa. Tuy nhiên, 300 hộ dân với khoảng 1.000 nhân khẩu của xã Đức Lạng vẫn thường xuyên qua cầu này để vào chợ buôn bán. Đặc biệt, khu vực này thấp trũng nên về mùa mưa lũ rất dễ bị cô lập, lúc đó cầu treo là lối ra duy nhất.
“Sạt lở không chỉ mỗi đoạn gần chân cầu mà ở nhiều điểm khác. Do ngân sách không có nên xã đã báo cáo thực trạng lên UBND huyện. Vừa qua, ngành chức năng cũng đã xây dựng kè ở một số điểm. Rất mong đoạn gần chân cầu cũng sớm được xây dựng để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại, nhất là khi mùa mưa lũ về”, ông Hiệp cho biết.
Ông Đặng Giang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: “UBND huyện đã giao cho Ban QLDA xây dựng cơ bản của huyện lập dự án, tổ chức đấu thầu để làm kè bảo vệ đất của người dân và chân cầu treo”. Trong khi đó, một lãnh đạo Sở GTVT Hà Tĩnh cũng cho biết, hiện Sở đang cho anh em rà soát lại để xem tình hình sạt lở có ảnh hưởng đến mố cầu hay không, từ đó có phương án bảo vệ cầu.
“Trước đây, Sở cũng đã đề nghị cho tháo dỡ cầu treo chợ Bộng do cầu đã xây dựng từ lâu nên giờ đã yếu và đã có cầu mới thay thế gần đó. Tuy nhiên, UBND huyện Đức Thọ có nguyện vọng để lại làm cầu dân sinh cho bà con đi lại. Sở đang cho đánh giá lại tình hình của cầu như thế nào để có phương án phù hợp”, vị lãnh đạo nói trên cho biết thêm.
Sỹ Hòa
Hàng trăm giáo dân tổ chức hành lễ giữa đại dịch: Hà Tĩnh kiên quyết xử lý
Chính quyền Hà Tĩnh thành lập tổ công tác xử lý việc các linh mục quản xứ tổ chức buổi hành lễ có hàng trăm người tham gia giữa đại dịch Covid- 19.
Video: Kiên quyết xử lý vụ tụ tập đông người làm lễ ở Hà Tĩnh
Sáng 6/4, trả lời VTC News, ông Võ Công Hàm, Bí Thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đang thành lập tổ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid- 19 tại 4 giáo xứ Thọ Ninh, Nghĩa Yên, Đông Cường, Kẻ Tùng và các giáo xứ ở huyện Đức Thọ.
Giáo xứ Nghĩa Yên tại huyện Đức Thọ.
Ngày 5/4, UBND huyện Đức Thọ ra văn bản số 711 gửi các linh mục quản xứ Nghĩa Yên, Thọ Ninh, Đông Cường, Kẻ Tùng về việc thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Theo văn bản, tại giáo xứ Nghĩa Yên, vào tối 4/4, linh mục Trần Đình Lai tổ chức làm lễ với khoảng 500 người tham gia và buổi lễ sáng 5/4 có khoảng 300 tham dự.
Buổi tối 4/4, tại nhà thờ giáo xứ Thọ Ninh (xã Liên Minh), linh mục Nguyễn Xuân Hồng tổ chức làm lễ với khoảng trên 150 người tham gia; buổi lễ ngày 5/4 có khoảng trên 200 người tham gia.
Buổi tối 4/4, tại nhà thờ giáo xứ Đông Cường (xã Tân Dân), linh mục Trần Phúc Trì tổ chức làm lễ với trên 100 người tham gia.
UBND huyện Đức Thọ cho rằng, việc các linh mục quản xứ tổ chức hành lễ như trên là vi phạm Chỉ thị của Thủ tướng và khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch.
Bất chấp lệnh cấm, gần 400 giáo dân vẫn tham gia hành lễ tại giáo xứ Tràng Đình gây nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19
Trả lời Báo Hà Tĩnh, ông Phan Quốc Khánh, Trưởng ban Tôn giáo Hà Tĩnh cho biết, sau khi sự việc một số giáo xứ tổ chức hành lễ đông người trong mùa dịch, Ban Tôn giáo báo cáo với Thường trực Ban Chỉ đạo, lãnh đạo tỉnh biết tình hình và tham mưu các biện pháp xử lý.
Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo UBND các huyện liên quan làm việc trực tiếp với các linh mục tổ chức hành lễ đông người tối 4/4 và sáng 5/4, chỉ trích, lập biên bản, hồ sơ xử lý kiên quyết.
"Thời gian tới, Ban Tôn giáo tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân theo đạo thiên chúa, các chức sắc, linh mục trên địa bàn tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid-19.
Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với Tòa giám mục yêu cầu nhắc nhở, chấn chỉnh, không để tái diễn các lễ tập trung đông người như thời gian vừa qua", ông Khánh nói.
PHAN ẤN - TRẦN LỘC
Hàng trăm người đi lễ nhà thờ ở Hà Tĩnh trong dịch Covid-19 Dù có lệnh cấm tụ tập đông người nhưng hàng trăm người dân vẫn tập trung tại một số nhà thờ ở Hà Tĩnh để hành lễ, cầu nguyện. Ngày 5/4, UBND huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cùng Công an huyện này đã họp đột xuất để tìm phương án xử lý một số giáo xứ trên địa bàn tự ý rung chuông,...