Cầu tre xuyên rừng tràm Trà Sư
Trên chiếc cầu tre vạn bước xuyên rừng sẽ giúp du khách khám phá trọn vẹn thiên đường xanh nguyên sinh ngập nước Trà Sư.
Tình đoàn kết, chung sức đồng lòng hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tập thể cán bộ, lãnh đạo tỉnh An Giang đã thu hút nhiều nhà đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, công trình vạn lý Trúc Bạch Long là một ví dụ về niềm tin của nhà đầu tư đối với tỉnh này. Dù chỉ được gọi với cái tên dân dã và thân thương là cây cầu tre, nhưng công trình tại khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đã tạo nên một kỳ quan vùng sông nước độc đáo. Một nét sáng tạo nhỏ đã chuyển tải được khát vọng to lớn của cả tỉnh An Giang.
Giai đoạn 1 của cây cầu tre dài 4 km đã hoàn thiện và đưa vào khai thác hồi đầu năm, cho du khách thỏa thích khám phá vẻ đẹp nguyên sinh ở Trà Sư. Ảnh: Văn Dương.
Khát vọng vươn xa
Khu du lịch rừng tràm Trà Sư do Công ty cổ phần Du lịch An Giang thuê lại với diện tích trên 160 ha để phát triển du lịch. Đơn vị này dự tính sẽ xây dựng cầu tre với tổng chiều dài trên 10 km, kinh phí hơn 10 tỷ đồng, qua hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 của cây cầu có chiều dài gần 4 km, sử dụng trên 500.000 cây tre các loại, kinh phí xây dựng trên 5 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng hồi đầu năm 2020.
Theo Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên rừng tràm Trà Sư, từ khi đưa vào khai thác, cây cầu tre đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của khu rừng tràm, thu hút nhiều quan tâm của du khách, nhất là khách quốc tế vì tính độc đáo và nét duyên dáng của công trình. Không chỉ vậy, cây cầu tre được cách điệu tựa “Rồng trúc bạch”, mang lại một cảm giác thích thú cho du khách khi có cơ hội khám phá trọn vẹn cảnh quan thiên nhiên nguyên sinh trù phú ở Trà Sư.
Song, đại diện Công ty cổ phần Du lịch An Giang – chủ đầu tư khu du lịch này cho biết, khát vọng chắp cánh ngành du lịch địa phương không chỉ dừng lại ở đó. Đơn vị này đang gấp rút hoàn thiện giai đoạn 2 nhằm nối dài cầu thêm 6 km, với nhiều hạng mục, công trình mới đặt trên cầu và xung quanh khu rừng, mang nhiều trải nghiệm cho du khách.
Video đang HOT
Công trình tại khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đã tạo nên một kỳ quan vùng sông nước độc đáo ở An Giang. Ảnh: Văn Dương.
Thành tựu trên được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ bồi đắp thêm cho lòng tự hào dân tộc khi một lần nữa, một công trình đầy tính sáng tạo khác của người Việt Nam vươn mình ra biển lớn và lại có thể tạo thêm một đợt sóng to kích thích khách du lịch quốc tế. Nếu những công trình hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam đều thể hiện tính sáng tạo trong phong cách kiến trúc tân thời và hàm chứa ý nghĩa cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước, thì công trình đầy nghệ thuật cầu tre Trà Sư tại An Giang thể hiện nét chân chất, mộc mạc, đượm tình yêu văn hóa của lao động địa phương, chứa chan hơi thở nồng ấm từ hồn dân tộc Việt.
Trà Sư thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tham quan, khám phá, đặc biệt là ở các ngày lễ, Tết. Theo thống kê, dịp Tết Nguyên đán 2020, nơi đây đã đón tiếp trên 40.000 lượt du khách, nhiều trường hợp du khách không thể vào tham quan do quá đông lượng khách đến nơi này.
Cây cầu tre từ khi đưa vào hoạt động ở giai đoạn 1 đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Văn Dương.
Góp phần phát triển đồng bằng sông Cửu Long
Rừng tràm Trà Sư tọa lạc ngay tại đầu nguồn nhánh sông Hậu dòng Mekong chảy qua, nên đã hưởng sự bồi đắp màu mỡ của phù sa và nguồn thủy sản dồi dào. Vào những tháng nước lên, rừng Trà Sư và xung quanh khu vực được thiên nhiên ban tặng đa dạng sản vật đặc trưng.
Điều kiện thiên nhiên thuận lợi, vị trí đắc địa của khu rừng tràm Trà Sư cùng sự góp sức đầy sáng tạo từ con người, như ông bà thường nói là thiên thời – địa lợi – nhân hòa, đã thai nghén và sản sinh ra hậu duệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm tại xã Ô Long Vĩ – huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là nơi có vị trí chiến lược quốc gia (gần biên giới Campuchia), nhưng đời sống của người dân vẫn còn khó khăn.
Ngày 15/1 vừa qua, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công nhận cây cầu vạn bước trong rừng tràm Trà Sư là “Cầu tre trong rừng tràm dài nhất Việt Nam”, đánh dấu bước đầu trở thành hình ảnh cầu tre dài nhất và độc đáo trên đất Việt trong thời gian tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Đại diện Công ty cổ phần Du lịch An Giang – chủ đầu tư khu du lịch rừng tràm Trà Sư nhận định – cùng với các quyết sách phát triển kinh tế ngoạn mục khác, như dự án khổng lồ năng lượng mặt trời và nhiều dự án điểm du lịch đánh dấu lịch sử chiến tranh oai hùng, trong tương lai sẽ đưa An Giang trở thành trọng điểm phát triển du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu tiềm năng.
Cung đàn Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư vẫn luôn mang vẻ đẹp yên bình và hoang sơ kể từ khi thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg về cách ly xã hội của Thủ tướng Chính phủ...
Đây không phải là một thách thức của nhà đầu tư, mà là điều kiện ngẫu nhiên dành cho đội ngũ nhân viên có thể trùng tu và làm đẹp hơn cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, đem đến cho những người thưởng lãm một cái nhìn hoàn mỹ và tinh tế hơn xưa. Những ngày này cũng là thời gian để Trà Sư có thể nghỉ ngơi sau chặng đường dài đón khách đến thăm quan nườm nượp từ khi nàng công chúa được đánh thức.
Đôi uyên ương tình lữ trên nền cảnh sắc ngày trở lại của khu rừng tràm Trà Sư
Được ví như điển cố về truyền thuyết phượng hoàng tái sinh, thiên nhiên đã ban tặng cho Trà Sư khả năng lột xác và tái thiết tuyệt vời cùng sự góp sức đầy sáng tạo từ con người, bóng hồng Trà Sư - cung đàn thiên nhiên tại thế vào ngày trở lại đã mang đến cho du khách một cảnh sắc khởi đầu mới rạng rỡ nhất.
Hòa với dòng thời sự hiện nay, khi người dân trên khắp thế giới cách ly xã hội, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, thì một số loài vật lại được dịp tìm về với môi trường sống trước đây. Như loài hươu sika tự do đi lại trên đường phố Nara, Nhật Bản; lợn rừng thoải mái băng qua phố tại khu dân cư Haifa, Israel hay nhiều đàn khỉ tràn ra đường phố Thái Lan kiếm ăn là một trong nhiều hình ảnh chứng minh các loài động vật đang hưởng yên bình trong mùa dịch Covid-19.
Mật độ giang sen, vạc, cò...trở lại rừng ngày càng đông đúc
Nói như vậy, nCoV đã đem lại cho thế giới cơ hội để thiên nhiên được lần nữa tìm về với chính mình. Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu du lịch Trà Sư, từ khi tạm dừng hoạt động đến nay, mật độ các loài chim, cò, vạc...lũ lượt kéo về ngày càng đông, làm khu rừng líu lo râm ran cả ngày dài, tạo nên một bản âm hưởng núi rừng nguyên sinh du dương, điều mà trước đó du ngoạn tại Trà Sư du khách chỉ "khả ngộ bất khả cầu" được nghe đến.
Nếu như lúc trước du khách ngồi trên tắc ráng tham quan vòng quanh rừng tràm thỉnh thoảng bắt gặp "gà lội nước", cò, vạc, giang sen...đậu trên thảm bèo, thì giờ đây chúng tự tin hơn để sải cánh bay lượn khắp khu rừng. Gần đây nhất, nhà đầu tư đã thả hàng tấn các loại cá đồng về với môi trường tự nhiên tại rừng tràm, tăng thêm sự giàu có sinh học cho thủ phủ tràm độc nhất vô nhị tại khu vực Tây Nam Bộ.
Khung cảnh yên bình những ngày không có bước chân của du khách đã đưa khu du lịch sinh thái nơi đây trở lại với vòng tay của mẹ thiên nhiên, để Trà Sư có thể nạp lại "năng lượng rừng". Bèo, lục bình được dịp phát triển um tùm hơn cho thảm xanh của khu rừng. Hoa sen, hoa súng thi nhau bung nở, làm giàu hơn cảnh sắc thiên nhiên. Rậm rạp và xanh thẳm hơn những tháng ngày xưa, nhộn nhịp và vang vọng tiếng thánh ca núi rừng bởi "dàn đồng ca thiên điểu" là những yếu tố sẽ kích thích thị giác và thính giác của du khách khi trở lại Trà Sư sau mùa dịch này.
Theo tạp chí khoa học Scientific Reports, âm thanh và hình ảnh thiên nhiên chính là nguồn gốc của sự thư giãn. Các nhà nghiên cứu đưa ra lời giải thích rằng, tiếng lá cây xào xạc, tiếng chim hót líu lo và tiếng nước chảy róc rách sẽ tạo nên những "bước sóng" êm dịu khiến tâm trạng trở trên thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Đây chắc chắn sẽ là dịp để du khách ngày trở lại có thể xả hơi sau những ngày lo âu bất an bởi dịch bệnh, để có thể gột rửa thể chất lẫn tinh thần, tạo tâm thế chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phục hồi của bản thân sau đại dịch.
Trà Sư mang lại cho du khách cảm giác yên bình sau tháng ngày mệt mỏi chống dịch
Có người từng nói "đôi khi biến cố xảy ra lại là cơ hội đáng giá để thay đổi". Khi những hình ảnh xưa cũ về một bức họa của khu bảo tồn sinh thái có vô ngần đàn cò, vạc bay lượn thẳng cánh trên nền trời xanh thẳm màu đại dương dung hòa vào vẻ đẹp choáng ngợp của nhiều hạng mục, công trình nghệ thuật được tỉ mỉ sửa sang và chăm chút, đã một lần nữa mang đem lại cho nàng công chúa Trà Sư này sự thay đổi đáng kinh ngạc về một vẻ đẹp thuần túy thiên nhiên với sự giúp đỡ từ bàn tay của con người. Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư sau mùa dịch được tái cấu trúc bởi thiên và nhân, đã sẵn sàng bật dậy và đánh thức du lịch nội địa tại địa phương đã ngủ đông trong suốt thời gian dịch bệnh.
Ngỡ ngàng chiếc cầu tre dài nhất Việt Nam nằm giữa rừng tràm Khách du lịch sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi lần đầu tiên nhìn thấy chiếc cầu tre dài khoảng 10 km nằm giữa khu rừng tràm nguyên sinh ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Ngày 15-1, tại TP Long Xuyên (An Giang), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Công ty CP Du lịch An Giang tổ chức lễ đón...