Cầu Trần Hưng Đạo có thiết kế “Hà Nội không giới hạn”
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn vừa cho biết, thành phố đã chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo với kết cấu vòm, hai đường cong tiếp xúc nhau, lặp lại 6 nhịp.
Thiết kế mang tên Infinity Hanoi, được lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa một Hà Nội cổ kính và Hà Nội hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận (Ảnh: Tố Linh).
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, UBND TP đã chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo (nối quận Hoàn Kiếm với Long Biên).
Phương án được TP Hà Nội chọn đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư) phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức hồi tháng 10/2021.
Phương án thiết kế được lựa chọn làm cầu Trần Hưng Đạo.
Theo phương án trên, cầu Trần Hưng Đạo có dạng cầu vòm thép, mang ý nghĩa “Hà Nội không giới hạn”. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ sự giao thoa giữa Hà Nội cổ kính và hiện đại hai bên bờ sông Hồng thông qua hình ảnh những làn sóng uốn lượn trên vòm cầu, tạo nên những vòng kết nối vô tận.
Mặt cắt ngang cầu chính tại giữa nhịp là 40,66m, tại trụ cầu là 47,76m. Cầu chính dài 900 m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn hai đầu khoảng 5,5 km, qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên.
Cầu Trần Hưng Đạo được thiết kế gồm 4 làn xe cơ giới, hai làn hỗn hợp, hai làn xe đạp và vỉa hè người đi bộ. Ở vị trí trụ cầu bố trí các đài vọng cảnh phục vụ nhu cầu ngắm cảnh của người dân và tạo điểm nhấn kết cấu.
Hai đầu cầu có hai công viên, tháp ngắm cảnh. Các nút giao cắt tạo sự thuận tiện cho việc tiếp cận phương tiện giao thông. Chiều rộng, cao độ của mặt cầu và độ dốc vừa phải được thiết kế thân thiện với cả người đi xe đạp và người đi bộ từ hai phía đầu cầu.
Video đang HOT
Dự kiến cầu Trần Hưng Đạo được xây dựng trong hơn 3 năm, hoàn thành vào quý II/2025. Tổng mức đầu tư cầu Trần Hưng Đạo khoảng 8.700 tỷ đồng.
Vị trí của dự án cầu Trần Hưng Đạo theo quy hoạch (Ảnh: dongbachanoi).
Cầu vòm thép vượt hồ đầu tiên ở Hà Nội
Cầu vòm thép qua hồ Linh Đàm có tổng mức đầu tư 65 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm nay.
Cầu thép cho xe máy dưới gầm đường vành đai 3 trên cao được khởi công đầu năm 2021. Cầu có kết cấu nhịp dầm vòm dạng ống thép lan can hai bên, tổng chiều dài 297 m, mặt cắt ngang rộng 7,5 m, bề rộng phần xe chạy 6 m.
Dự án có tổng mức đầu tư 341 tỷ đồng, trong đó riêng dự án cầu vòm thép qua hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai) 65 tỷ đồng.
Một phần đầu cầu nằm song song với lối lên đường vành đai 3, hướng về cầu Thanh Trì và cao tốc Pháp Vân.
Nhà thầu và đơn vị thi công đã hoàn thành 9 nhịp dầm tại xưởng, đang tiến hành tổ hợp dầm tại công trường và lao lắp dầm, thi công mặt cầu.
Trước đó, tháng 6/2020, Hà Nội có quyết định xây dựng bổ sung cầu thép cho xe máy, sau khi hai cầu cạn vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm thông xe.
Công trình làm liên tục ba ca, mỗi ca hơn 30 công nhân. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư.
Do kết cấu cầu hoàn toàn bằng thép, tải trọng lớn nên mỗi chiếc móc ròng rọc để kéo tời có khả năng chịu lực đến chục tấn.
Ông Trần Đức Dũng, Chỉ huy trưởng công trường, cho biết dự án đã hoàn thành khoảng 85% khối lượng công việc và dự kiến thông xe trước Tết dương lịch 2022. "Chúng tôi đã lắp được 3 nhịp dầm, 6 nhịp nữa chỉ cần vận chuyện từ xưởng ra để lắp ghép", ông Dũng cho biết.
Trước đó, do ảnh hưởng của Covid-19, tiến độ xây dựng cầu bị ảnh hưởng, đặc biệt là việc nhập nguyên liệu. Hơn 500 tấn thép đã được sử dụng cho công trình.
Phần lắp ráp và bắt đinh được thực hiện bằng máy và khoan cỡ lớn.
Hạng mục chống đỡ khung sắt để đổ cột bê tông phần giữa cầu đang được thi công.
Công nhân thi công phần bề mặt trụ cầu. Sau khi các trụ hoàn thành, từng nhịp cầu sẽ được lăn trên ray từ bờ ra để đưa vào vị trí cố định.
Cầu vòm sắt dành riêng cho xe máy đi dưới gầm đường vành đai 3 trên cao có mặt cắt ngang cầu rộng 7,5 m, bề rộng phần xe chạy 6 m.
Một phần đường giữa hai cầu vượt đã hoàn thiện đang chờ kết nối với cầu.
Cầu thiết kế nằm giữa hai cầu vượt lên xuống đường vành đai 3 trên cao đoạn cắt qua hồ Linh Đàm. Khi đưa vào sử dụng sẽ giảm tải áp lực giao thông cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, giải quyết tình trạn ùn tắc giao thông tại nút giao Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm. Đồng thời, khép kín đồng bộ tuyến đường vành đai 3 khu vực Hữu ngạn sông Hồng.
Vị trí cầu vượt vòm thép bắc qua hồ Linh Đàm.
Vì sao cầu Trần Hưng Đạo có 'phong cách Đông Dương'? Công trình cầu Trần Hưng Đạo mang phong cách kiến trúc Đông Dương sẽ là sự tiếp nối các giá trị kiến trúc, văn hóa của Hà Nội, theo giải thích của đơn vị thiết kế. Ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI - đơn vị thiết kế cầu Trần Hưng...