Câu trả lời xác đáng cho vấn đề chị em nào cũng quan tâm: “Điều gì thực sự xảy ra nếu mặc áo ngực khi ngủ”?
Mặc áo ngực khi ngủ có tác động chút nào đến hình dạng/ kích thước ngực của bạn hay không? Có làm cho ngực đẹp hơn, xấu đi hay là có bất kì tác động nào khác đến sức khỏe không?
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc được thông tin là mặc áo ngực khi ngủ sẽ khiến cho ngực bị chảy xệ. Thế nhưng, trái ngược với điều đó, tượng đài sắc đẹp Marilyn Monroe dường như vẫn từng mặc áo ngực khi ngủ mỗi đêm để ngăn ngực bị chảy xệ.
Mặc áo ngực đi ngủ có tác động chút nào đến hình dạng/kích thước ngực của bạn hay không?
Vậy thực ra, mặc áo ngực đi ngủ có tác động chút nào đến hình dạng/kích thước ngực của bạn hay không? Có làm cho ngực đẹp hơn, xấu đi hay là có bất kì tác động nào khác đến sức khỏe không? Tiến sĩ Seth Rankin, người sáng lập chuỗi phòng khám tư nhân London Doctors Clinic đã đưa ra câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi: Bạn nên hay không nên mặc áo ngực khi ngủ?
“Ngực xệ là một thực tế không thể tránh khỏi ở người phụ nữ khi họ già đi. Lý do là bởi vì các mô liên kết giữ vú ở ‘đúng vị trí’ đã mất đi tính đàn hồi của nó theo thời gian”, tiến sĩ Rankin nói.
Tiến sĩ Seth Rankin đã đưa ra câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi: Bạn nên hay không nên mặc áo ngực khi ngủ?
Video đang HOT
Tiến sĩ Rankin cũng lưu ý rằng “có nhiều yếu tố khác nhau có thể góp phần làm tăng khả năng chảy xệ ngực, bao gồm: Mang thai, cho con bú, di truyền, hút thuốc, giảm cân hoặc tăng cân, thậm chí cả thể dục cường độ cao”. Chính bởi nhiều yếu tố có tác động đáng kể đến ngực nên rất khó để đo lường ảnh hưởng của việc mặc một chiếc áo ngực khi ngủ, Thế nhưng, nói như vậy không có nghĩa là mặc áo ngực khi ngủ chắc chắn không có bất kì tác động nào lên ngực.
“Hãy suy nghĩ về điều này từ một quan điểm khoa học. Tình trạng xệ là do lực hấp dẫn kéo xuống dựa trên khối lượng bộ ngực của bạn. Đó là lý do tại sao bộ ngực lớn thì càng bị xệ hơn, bởi nó có nhiều chất béo trong mô chịu tác động của lực hấp dẫn. Khi bạn nằm ngửa, tác động của lực hấp dẫn đẩy mô vú trở lại về phía ngực của bạn, thay vì hướng xuống các ngón chân. Vì vậy, mặc áo ngực (mục đích cuối cùng là hỗ trợ ngực từ bên dưới) về cơ bản là thừa”, ông nói.
Mặc áo ngực (mục đích cuối cùng là hỗ trợ ngực từ bên dưới) về cơ bản là thừa.
Chia sẻ vi Cosmopolitan.com/uk, tiến sĩ Rankin phân tích rằng dựa trên logic trọng lực này, nằm nhiều (bất kể bạn đang mặc áo ngực hay không) có thể sẽ ngăn chặn ngực bị chảy xệ lâu dài. Nhưng điều này sẽ khiến bạn ngủ nhiều hơn trung bình 7/8 giờ mỗi ngày và chẳng có ai muốn nằm trên giường 20 giờ/ngày chỉ để cho ngực không bị chảy xệ, nhất là khi bước vào thời kì mãn kinh.
Như vậy có thể thấy vấn đề dai dẳng được giải quyết – mặc áo ngực đi ngủ không có bất kì hiệu ứng thực sự nào đối với sự chảy xệ của ngực. Thế ngực nó có tác động nào khác đến sức khỏe không? Câu trả lời là Có.
Tiến sĩ Rankin cảnh báo: “Đối với bản thân mô vú: Nếu áo ngực của bạn quá chặt, và bạn mặc nó 24/7 thì sẽ không tạo điều kiện cho da có cơ hội phục hồi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các vết lõm trong mô. Ngoài vú, có rất nhiều thứ quan trọng xung quanh vùng ngực, từ cơ đến mạch máu, hạch bạch huyết đến dây thần kinh. Nếu mặc áo ngực quá chật, bạn có thể hạn chế việc cung cấp máu cho ngực và các khu vực xung quanh”.
Có lẽ tốt nhất là bạn nên nên bỏ ngay thói quen mặc áo ngực mỗi khi đi ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ Rankin còn giải thích thêm: “Điều tương tự cũng xảy ra với hệ bạch huyết. Mặc một chiếc áo ngực bó sát có thể hạn chế dòng bạch huyết đến nhiều hạch bạch huyết quan trọng xung quanh ngực và nách, cản trở chức năng quan trọng của hệ thống xả chất thải độc hại ra khỏi cơ thể”.
Vì vậy, có lẽ tốt nhất là bạn nên nên bỏ ngay thói quen mặc áo ngực mỗi khi đi ngủ. Vấn đề ở đây không phải là hiệu quả của việc nâng ngực hay không mà là nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tổng thể của bạn.
Nguồn: Cosmos
Theo Helino
Vụ 103 trẻ em mắc sùi mào gà: Nữ y sĩ bị đề nghị truy tố về tội gì?
Hành vi của y sĩ Hoàng Thị Hiền trong vụ án 103 trẻ bị sùi mào gà ở Hưng Yên được đánh giá là rất nghiêm trọng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hưng Yên vừa chuyển hồ sơ vụ án, đề nghị VKSND cùng cấp truy tố y sĩ Hoàng Thị Hiền (sinh năm 1969, quê Khoái Châu, Hưng Yên) về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 điều 242 Bộ luật hình sự năm 1999.
Kết luận điều tra xác định bị can Hiền là chủ phòng khám tư nhân ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu. Không có giấy phép hoạt động, không đủ trình độ chuyên môn khám chữa bệnh nhưng từ năm 2015, nữ y sĩ 49 tuổi bắt đầu thực hiện thủ thuật làm giãn bao quy đầu cho các cháu nhỏ với giá 300.000-520.000 đồng/trường hợp.
Từ năm 2016 đến tháng 7/2017, nữ y sĩ đã thực hiện thủ thuật trên cho 103 cháu nhỏ ở 2 huyện Khoái Châu và Yên Mỹ của tỉnh Hưng Yên. Do dụng cụ y tế và đồ vật khám chữa bệnh không đảm bảo tiệt trùng nên 103 bé trai đã mắc bệnh sùi mào gà, tổn thương cơ thể từ 6 đến 25% (tổng tỷ lệ thương tổn là 924%).
Ngay khi xảy ra sự việc, Sở Y tế Hưng Yên đã vào cuộc xác định, bà Hoàng Thị Hiền cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh không có giấy phép; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn; bán thuốc cho người bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Ngày 26/7/2017, bà Hoàng Thị Hiền bị Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên phạt hành chính 100 triệu đồng vì vi phạm các tiêu chuẩn y tế. Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng xác định bà Hiền vi phạm quy định về khám chữa bệnh nên quyết định phạt hành chính này bị hủy bỏ.
Trong quá trình làm thủ thuật nong dãn bao quy đầu, bà Hiền dùng panh, kéo kim loại cho nhiều cháu khác nhau mà không sát khuẩn đúng quy trình. Một số dụng cụ có virus HPV là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc các bé bị sùi mào gà hàng loạt.
Cơ quan điều tra nhận định, hành vi phạm tội của bị can Hoàng Thị Hiền là rất nghiêm trọng. Tuy thực hiện với lỗi vô ý nhưng do sự cẩu thả, bất chấp quy định về khám chữa bệnh, Hiền đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài về sự phát triển bình thường của trẻ em, gây dư luận xấu. Do đó, để ngăn chặn sự việc tương tự diễn ra, cơ quan điều tra cho rằng cần phải đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh và có hình phạt nghiêm khắc với bị can nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
Cơ quan điều tra cũng nhìn nhận, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của bị can là do yếu kém, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý của các cơ quan, tổ chức chuyên môn ở địa phương trong việc giám sát, phát hiện và ngăn chặn tội phạm.
Đồng thời, đánh giá, hành vi của bị can Hoàng Thị Hiền đã phạm tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3, điều 242 Bộ Luật hình sự năm 1999. Do vậy, cơ quan điều tra đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra sang Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên đề nghị truy tố bị can tội danh trên.
PV (tổng hợp)
Theo emdep.vn
Thường xuyên đau nhức ở vùng núi đôi, có thể là do những nguyên nhân này gây ra Cứ tự hỏi vì sao núi đôi lại thỉnh thoảng nhói lên một cơn đau nhức, đó có thể là do những nguyên nhân sau đây. Tập thể thao quá sức Tập thể thao chính là một cách rèn luyện sức khỏe rất hữu hiệu, thế nhưng, việc tập quá sức có thể dẫn đến những hệ lụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng...