Cầu thủ Trung Quốc bị buộc nghỉ tập nếu không chịu giảm lương
Song song với việc đổi tên, các CLB Trung Quốc đồng loạt cắt giảm chi phí hoạt động thông qua hình thức giảm lương.
Theo Sohu , một CLB miền Bắc, đang chơi ở Super League đã yêu cầu toàn bộ nội binh giảm lương để cắt giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, do con số cắt giảm quá lớn, được đồn đoán là từ 60% đến 80% so với lương hiện tại, nhiều cầu thủ từ chối ký hợp đồng mới.
CLB này lập tức bắn đi thông điệp rằng nếu không đồng ý với giao kèo mới, cầu thủ sẽ không được phép ra sân tập vào hôm sau.
Trung Quốc Super League dự kiến khởi tranh mùa 2021 vào ngày 20/4. Ảnh: Xinhua.
Từ mùa 2021, Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc ( CFA) đặt mức trần lương với cả cầu thủ nội và ngoại binh, nhằm cứu nền bóng đá thoát khỏi suy thoái. Theo Chủ tịch Trần Tuất Nguyên (Chen Xuyuan), “bóng đá nhân dân tệ” không được phép tồn tại.
Video đang HOT
Ngoài Super League, các CLB ở giải hạng Nhất cũng “sờ gáy” nhóm cầu thủ nội. Cây viết Zheng Xiaowei tiết lộ, một CLB của giải này đã đưa mức lương khoán 12.800 USD một năm cho cầu thủ, tương đương 1.000 USD một tháng. Con số này chỉ ngang GDP bình quân đầu người Trung Quốc, và thấp hơn hàng nghìn lần so với thu nhập chục triệu USD một năm của các cầu thủ nội tại Super League cách đây hai đến ba năm.
“Cầu thủ ở CLB hạng Nhất này phải ký hợp đồng ba năm, với mức lương thấp hơn cả những nhân viên bình thường. Với một cầu thủ bóng đá, vốn chỉ có khoảng sáu, bảy năm đỉnh cao, họ khó trói buộc ba năm sự nghiệp với con số quá thấp này”, Zheng bày tỏ.
Từ chỗ là nghề béo bở, có thể nuôi sống cả gia đình, cầu thủ Trung Quốc đối mặt với tương lai bấp bênh. Ảnh: Xinhua.
Li Shuai, thủ môn Thân Hoa Thượng Hải phản ứng dữ dội với việc cầu thủ bị giảm lương trên diện rộng. Trên Weibo , anh viết: “Cầu thủ kiếm nhiều tiền đâu có lỗi? Tôi chỉ mong những người quan tâm đến bóng đá Trung Quốc nghĩ thử một lần, rằng với đồng lương còm cõi, các bạn có dám để con em mình theo nghiệp này không? Cầu thủ đâu có ép CLB ký mức lương cao. Nó giống như việc, đi mua nhà nhưng không đủ tiền, thì chẳng ai có thể ép bạn ký hợp đồng với công ty bất động sản”.
Bên cạnh giảm lương cầu thủ, CFA đã đổi tên thành công cho hơn một nửa trong 16 CLB dự Super League 2021. Nhiều vấn đề đã nảy sinh, như hai CLB có tên gần giống nhau: Quảng Châu FC (tiền thân là Hằng Đại Quảng Châu) và Quảng Châu Thành (tiền thân là Phú Lực Quảng Châu). Đội Vĩnh Xương Thạch Gia Trang cũng không được giữ tên cũ, phải chuyển đại bản doanh và mang tên mới là Hùng Sư Thương Châu.
Lãnh đạo CFA mới thống nhất, chốt lịch thi đấu 9 vòng đầu Super League. Giai đoạn hai và ba sẽ phụ thuộc vào thành tích của đội tuyển Trung Quốc ở vòng loại World Cup 2022. Nếu dừng bước, họ cũng không phải dự vòng loại Asian Cup 2023 do là nước chủ nhà.
Bóng đá Trung Quốc bị giáng đòn nặng nề khi hợp đồng 1,7 tỷ USD đổ vỡ
Bóng đá Trung Quốc không chỉ nhận tin sốc về việc nhà đương kim vô địch Giang Tô tuyên bố giải thể, mà còn choáng váng khi hợp đồng bản quyền truyền hình trị giá 1,7 tỷ USD cũng chấm dứt.
Tờ Sina Trung Quốc cho biết, Hiệp hội bóng đá Trung Quốc (CFA) vừa thông báo hủy hợp đồng với PPTV, đơn vị sở hữu độc quyền bản quyền truyền hình các giải bóng đá trong nước để cứu vãn nguồn thu lớn nhất của toàn bộ hệ thống giải vô địch quốc gia gồm Chinese Super League (CSL) và các hạng thấp hơn.
Năm 1994, đài CCTV đã giành được hợp đồng phát sóng 5 năm đầu tiên cho giải Chinese Super League, với chi phí thời gian quảng cáo chỉ vài trăm nghìn tệ mỗi năm. 22 năm sau, bắt đầu từ mùa giải 2016, PPTV đã giành được bản quyền phát sóng cao ngất trời với mức giá 8 tỷ nhân dân tệ (1,2 tỷ USD) trong 5 năm, và rồi sau đó đổi thành hợp đồng có giá 11 tỷ nhân dân tệ (1,7 tỷ USD) trong 10 năm.
Có đến 2 tỷ lượt xem các trận bóng đá từ người hâm mộ Trung Quốc thông qua các chương trình phát sóng trên tivi ở mùa giải 2020
Thương vụ này biến Chinese Super League trở thành giải bóng đá có giá trị bản quyền truyền hình cao nhất của châu Á, cao gấp 10 lần so với Hàn Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, mùa giải 2020, các CLB ở Chinese Super League chỉ mới nhận được 150 triệu nhân dân tệ tiền phí bản quyền truyền hình, chưa bằng 10% số tiền mà lẽ ra họ phải thu về và đó cũng là lý do để CFA đưa ra thư chấm dứt hợp đồng với PPTV.
Bản hợp đồng năm 2015 giữa CFA với PPTV là một bước thổi phồng, thúc đẩy thêm dòng chảy tiền bạc của bóng đá Trung Quốc. Khoản tiền bản quyền truyền hình khổng lồ chính là nguồn thu chủ yếu của toàn bộ hệ thống giải chuyên nghiệp nước này.
Đó là lý do CFA bằng mọi giá phải cứu lấy nguồn sống của nền bóng đá nước nhà, bởi đó là những đồng tiền để các CLB "thoi thóp" trong giai đoạn khủng hoảng. 90% doanh thu bản quyền giải CSL được Hiệp hội bóng đá Trung Quốc chia về cho các câu lạc bộ.
Theo tờ Sina , điều đáng mừng lúc này là lượng người hâm mộ của Chinese Super League vẫn cực kỳ hùng hậu. 20 vòng đấu của Chinese Super League mùa giải 2020 đã có đến 2 tỷ lượt xem, tăng 31% so với mùa giải 2019.
Chinese Super League hiện vẫn đang được phát sóng ở Trung Quốc và là môn thể thao có lượt xem cao nhất. Nếu 30 vòng ở mùa giải 2021 hoàn thành, tổng doanh thu phát sóng khoảng 300 - 500 triệu nhân dân tệ là nằm trong tầm tay, và đó là kỳ vọng để Hiệp hội bóng đá Trung Quốc chấm dứt với PPTV và bán lại cho các đối tác khác.
Sergio Aguero chờ thêm 1 năm để nhập tịch Malaysia CLB Sri Pahang chuẩn bị hồ sơ cho Sergio Ezequiel Aguero khi anh đủ tiêu chuẩn nhập tịch vào năm 2022 và thi đấu như nội binh. Theo tờ Thestar , đội bóng đang chơi ở giải Super League tính toán phương án dài lâu khi sẽ đăng ký Aguero là cầu thủ nội binh vào năm 2022. Điều đó có nghĩa là...