Cầu Thủ Thiêm 2 thi công dầm cầu chính, tàu thuyền bị hạn chế qua lại
Từ 15/5, đơn vị thi công triển khai thi công dầm cầu chính, hoàn thiện cầu chính từ trụ tháp S1 đến S2 cầu Thủ Thiêm 2 trên sông Sài Gòn.
Từ 15/5, bắt đầu hạn chế giao thông thủy qua khu vực thi công xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 trên sông Sài Gòn – Ảnh: internet
Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 15/5/2021, giao thông đường thủy qua khu vực thi công cầu Thủ Thiêm 2 vượt sông Sài Gòn (tại Km13 800, thuộc địa phận phường Thủ Thiêm, quận Thủ Đức và phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) bị hạn chế để phục vụ thi công cầu.
Theo đơn vị thi công, thời gian này bắt đầu triển khai thi công dầm chính cầu, từ đốt AS12 đến AS17 và hoàn thiện cầu chính nhịp dây văng từ trụ tháp S2 đến trụ S1 (khoang thông thuyền của cầu) của cầu Thủ Thiêm 2.
Video đang HOT
Tại khu vực thi công cầu Thủ Thiêm 2 có bố trí hệ thống báo hiệu đường thủy và lực lượng điều tiết hướng dẫn giao thông thủy. Các phương tiện thủy khi lưu thông đến khu vực này phải tuyệt đối tuân thủ báo hiệu, hướng dẫn của lực lượng điều tiết đảm bảo giao thông tại hiện trường.
Cũng trên sông Sài Gòn, từ ngày 12-22/5, luồng đường thủy đoạn từ Km54 500-Km58 600 (bờ phải thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM; bờ trái thuộc TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) phải hạn chế để phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ điều khiển phương tiện thủy, phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn của Trường Sỹ quan Công binh. Tại khu vực hạn chế có báo hiệu, lực lượng chốt trực điều tiết hướng dẫn phương tiện thủy qua lại.
Còn đoạn từ Km43 200-Km43 650 và từ Km54 400-Km55 800 bờ trái đang có công trình thi công kè bờ sông, Km131 400 (địa phận tỉnh Bình Dương) có công trình thi công cầu. Các phương tiện thủy khi lưu thông cần chú để đảm bảo ATGT.
Tàu thuyền quá hạn đăng kiểm bị phạt đến 10 triệu, đình chỉ 3-6 tháng
Theo quy định mới, mức phạt cao nhất với phương tiện thủy không có hoặc chứng nhận đăng kiểm nâng lên đến 10 triệu đồng.
Một tuyến đường thủy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 5/4, đại diện Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, mức xử phạt đối với vi phạm quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa được đề xuất trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (thay thế Nghị định số 132/2015, đang được lấy ý kiến) tăng cao so với hiện nay.
Cụ thể, theo Điều 14 của dự thảo nghị định, vi phạm trong các hành vi sau sẽ bị xử phạt: Không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy; không kẻ, không gắn số đăng ký (hoặc kẻ, gắn không đúng quy định hoặc bị che khuất); không sơn vạch dấu mớn nước an toàn (dấu mạn khô) của phương tiện (hoặc kẻ không đúng quy định hoặc bị che khuất); không kẻ, gắn biển ghi số người được chở; không ghi nhật ký hành trình của phương tiện theo quy định; không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận đăng kiểm hoặc sử dụng chứng nhận đăng kiểm đã hết hạn.
Mức phạt tiền căn cứ vào trọng tải, công suất phương tiện và theo nguyên tắc, phương tiện có sức chở càng lớn mức phạt càng cao.
Theo đó, phương tiện (thuộc diện phải đăng ký và đăng kiểm) có một trong các hành vi trên sẽ bị phạt như sau: xử phạt 1-3 triệu đồng đối với phương tiện thủy loại công suất máy chính 5-15 sức ngựa hoặc sức chở 5-12 người.
Phạt 3-5 triệu đồng đối phương tiện chở khách sức chở trên 12-50 người; phà có sức chở đến 50 khách và đến 250 tấn hàng hóa; phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn...
Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với phương tiện chở khách có sức chở trên 50 đến 100 khách; phà sức chở trên 50 khách đến 100 khách và trên 250 tấn đến 350 tấn hàng hóa; phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn... Mức phạt tăng lên 7-10 triệu đồng đối với phương tiện chở khách, chở hàng, đoàn lai có sức chở cao hơn mức trên.
Đáng chú ý, đối với trường hợp phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không có chứng nhận đăng kiểm hoặc sử dụng chứng nhận đăng kiểm hết hạn bị còn bị đình chỉ hoạt động 3-6 tháng.
Các mức xử phạt nói trên tăng cao hơn nhiều so với hiện nay. Bởi theo quy định tại Nghị định 132/2015, mức phạt đối với phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm ở khung 500 nghìn đến 7 triệu đồng; thời gian đình chỉ hoạt động phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm cũng chỉ 1-2 tháng.
Tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT đường thủy nội địa Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa, ngày 15 - 3 - 2021, Ban ATGT tỉnh đã có công văn số 41/BATGT - VP đề nghị các ngành thành viên, Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức...