Cầu thủ số 12: Siêu dự bị, kẻ chữa cháy hay cầu thủ trên khán đài?
Áo đấu số 12 là chiếc áo bắt đầu “nằm ngoài truyền thống”. Nó ám chỉ một vị trí ở ngoài 11 vị trí cơ bản của một đội bóng do đó rất khó để tìm được lịch sử và truyền thống thực sự của áo đấu số 12 này.
Khi Bryan Robson được trao chiếc áo số 12 của Man United vào năm 1993/94, mùa đầu tiên có số lượng đội hình thường trực ở Premier League, nó được coi là một sự giáng chức ngầm đối với đội trưởng của Quỷ Đỏ, người không còn xứng đáng trong đội hình xuất phát.
Nhưng thực tế, lịch sử của những chiếc áo số 12 đã có từ rất lâu, chủ yếu tại các giải đấu lớn. Ngay từ World Cup 1954, khi các cầu thủ đã mặc áo có đính số; Helmut Rahn là cầu thủ đeo áo số 12 đã ghi bàn gỡ hòa và sau đó là bàn thắng đem lại chiến thắng cho ĐT Tây Đức trước ĐT Hungary trong trận chung kết.
Có thể, 12 là một con số vô duyên nhưng thú vị có thể chỉ ra những phẩm chất khác nhau. Về bản chất, số 12 là số của cầy thủ dự bị đầu tiên và nó đáng để nhớ rằng khái niệm cầu thủ số 12 chỉ xuất hiện đầu tiên ở bóng đá Anh khi xuất hiện luật thay người vào năm 1965 tại giải VĐQG Anh.
Trước lúc đó, những cầu thủ bị thương buộc phải lảng vảng xung quanh đường biên, được chữa trị và chơi tiếp. Trận chung kết FA Cup 1957 đặc biệt đáng chú ý bởi thủ môn Ray Wood của Man United bị gãy xương gò má và phải ra ngoài sân chữa trị trong vòng 10 phút, và tiền vệ Jackie Blanchflower vào bắt thay. Sau đó, Wood lại vào sân, nhưng không phải là thủ môn mà là chạy vật vờ ở cánh cho đủ người.
FA cuối cùng đã đưa ra luật thay người giữa chừng trong thập kỷ tiếp theo. Tiền vệ Keith Peacock của Charlton chính là cầu thủ được vào thay người đầu tiên trong lịch sử bóng đá Anh. Một số 12 rất đáng nhớ.
Trong mùa giải đầu tiên áp dụng luật thay người, cầu thủ số 12 chỉ được phép thay thế một cầu thủ bị thương, ví dụ như Peacock thay thế thủ môn Mike Rose. Việc thay người ban đầu chỉ là một thứ thử nghiệm, mặc dù nó tỏ ra rất thành công.
Phải ở những mùa giải tiếp theo, thay người mới được dùng cho lý do chiến thuật. Đến năm 1987, các giải VĐQG Anh mới cho phép có 2 sự thay người và đọc tên khi thay người.
Như thế, từ năm 1965 đến năn 1987, số 12 chỉ là số áo của cầu thủ vào thay người duy nhất, và không phục vụ mục đích nào khác. Do đó, số 12 không chỉ là một con số đơn thuần, mà chính là cái mà chúng ta có thể gọi là Kế hoạch B trong bóng đá hiện đại. Tất nhiên, không có kế hoạch C.
David Fairclough, số 12 Siêu dự bị
Số 12 nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá Anh là David Fairclough của Liverpool. Ông xếp sau Kevin Keegan và John Toshack theo thứ tự ưu tiên tại Anfield trong mùa giải 1975/76 nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng như một siêu dự bị, đã ghi 7 bàn thắng trong 5 trận đá chính và 9 trận vào thay người.
Bàn thắng quan trọng nhất của ông là bàn thắng ở phút cuối cùng của trận derby Merseyside vào đầu tháng Tư năm 1976. Đó cũng là trận đấu hiếm hoi được tổ chức vào buổi sáng. Vào sân từ băng ghế dự bị, một Fairclough sung sức cướp bóng từ giữa sân, vượt qua 4 đối thủ và sút vào góc gần cầu môn Everton.
Kể từ đó, số 12 là số áo của Fairclough. Thông thường, ông sẽ bắt đầu một trận đấu 90 phút bằng cách không làm gì cả. Và khi đồng đội Emlyn Hughes được thay ra, thì Fairclough sẽ vào sân và trong vài giây thi đấu, ông sẽ tìm cách ghi bàn. Bàn thắng quan trọng kia đã đến theo cách như thế.
Fairclough, giống như nhiều siêu dự bị hậu thế, nổi danh vì là một cầu thủ dự bị đáng tin cậy trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, vai trò và vị trí của ông trong lịch sử của Liverpool có thể đã lừng lẫy hơn nếu được đá chính. Năm 2015, cuốn tự truyện của ông được xuất bản. Nó có tên: “Siêu dự bị: Câu chuyện của số 12 nổi tiếng nhất”.
Trong thời gian Fairclough đang dự bị cực hay ở Liverpool, xuất hiện một cầu thủ trẻ của học viện bóng đá của CLB này có tên Alan Harper. Mặc dù cầu thủ này chưa bao giờ đá ở đội Một nhưng ông đã băng qua Stanley Park để gia nhập Everton và trở thành số 12 mẫu mực theo tiêu chuẩn khác: Đa Năng.
Alan Harper số 12 Đa năng
Video đang HOT
Harper là một hậu vệ phải, nhưng có thể được dùng ở mọi vị trí ở hàng thủ và hàng tiền vệ, thiếu đâu trám vào đấy như một “kẻ chữa cháy” tuyệt vời. Khoảnh khắc nổi tiếng nhất của ông là ghi bàn gỡ hòa vào lưới Liverpool trong trận derby vùng Merseyside năm 1984 – dĩ nhiên là mặc áo số 12.
Nhờ bàn thắng này mà khoảnh khắc Everton bắt đầu tin rằng họ có thể thách thức thực sự các đối thủ mạnh được mở ra. Về mặt kết quả, Everton đã đạt được thành công to lớn. Họ đã vô địch FA Cup mùa đó và lọt vào trận chung kết FA Cúp ở mùa tiếp theo.
Harper đều tham dự 2 trận chung kết này từ băng ghế dự bị và đeo số 12. Everton cũng đã vô địch giải VĐQG và đoạt Cúp C2 châu Âu. Câu chuyện của Harper là câu chuyện cổ điển về số 12.
Ông trở thành người hùng của các CĐV Everton vì bản chất đáng tin cậy, thích làm việc – và được đặt biệt danh là “Ông Bertie Bassett”, tức là ông đa dzi năng, có thể thi đấu ở mọi vị trí. Nhưng điều này cũng khiến ông không có một vị trí cố định.
Kể từ khi có luật cho phép được thay 2 người vào cuối những năm 1980, rồi thay 3 người vào giữa những năm 1990 và việc mở rộng tiếp theo cho băng ghế dự bị lên 7 người với 3 sự thay người hợp lệ thì số 12 mất khái niệm là số của siêu dự bị thuần tuý.
Tuy nhiên, vai trò của nó vẫn rất lớn. Siêu dự bị nổi tiếng nhất Premier League trong những năm gần đây, không nghi ngờ gì nữa chính là Olivier Giroud, người đã mặc áo số 12 khi thường xuyên xuất hiện từ băng ghế dự bị ở Arsenal.
Anh thừa nhận rằng mình không có nhiều sự lựa chọn về số áo khi đến Arsenal, vì vậy đã chọn số 12 giống như thời còn ở Tours. Ngay cả khi Lukas Podolski ra đi, số 9 bị thừa nhưng Giroud cũng đã từ chối thay số.
Girould lựa chọn số 12 tại Arsenal
“Tôi không muốn thay đổi vì NHM đã mua áo đấu của tôi với số 12. Tôi biết số 9 là dành cho thủ lĩnh tấn công nhưng tôi sẽ không trở thành tiền đạo tốt hơn nếu tôi mặc số khác”, anh nói.
Giroud đã mặc áo số 9 trong tất cả 97 lần thi đấu cho ĐT Pháp, nhưng chưa bao giờ mặc số áo đó ở cấp CLB mà đều là 12, 17, 18 và 22 ở các giai đoạn khác nhau. Người tiền nhiệm của Giroud, trong chiếc áo số 12 tại Arsenal, tình cờ, là Thierry Henry, một siêu tiền đạo đã được dựng tượng ở Emirates.
Chân sút người Pháp tái ngộ Arsenal vào năm 2012, và đã chọn số 12 bởi số 14 truyền thống của anh đã thuộc về Theo Walcott. Tất cả bảy lần Henry thi đấu cho Arsenal ở lần trở về này đều xuất phát từ băng ghế dự bị, và có 2 bàn thắng, bao gồm cả sự trở lại huyền thoại của anh trước Leeds. Đó là bàn thắng kinh điển của người đàn ông thứ 12 theo phong cách Fairclough.
Quay trở lại xa hơn, Arsenal còn có Christopher Wreh – một tiền đạo dự bị hoàn hảo – đã mặc áo 12, ghi một số bàn thắng quan trọng vào cuối chiến dịch giành danh hiệu Premier League mùa 1997/98.
Trong khi đó, tại CLB Burnley, Robbie Brady – người khả năng chơi hậu vệ trái hoặc bất cứ chỗ nào trên hàng tiền vệ – lại phù hợp với định nghĩa về một số 12 đa năng. Phil Neville, hậu vệ đã mặc áo số 12 trong 6 năm tại Man United, có lẽ là ví dụ điển hình nhất trong lịch sử Premier League về một cầu thủ đa năng có thể đá ở mọi vị trí.
Henry là số 12 nổi tiếng nhất thế giới
Có những cách sử dụng được chấp nhận khác cho số 12. Một là với tư cách là một thủ môn – tất nhiên, thông thường, là một thủ môn dự bị. Tất cả các thủ môn Aaron Ramsdale, Jed Steer và Daniel Ward đều mặc áo số này. 20 trong số 32 ĐTQG dự World Cup 2018 đều có số 12 là thủ môn.
Các hậu vệ trái cũng có vẻ thích con số này bởi có lẽ họ sao chép “Nguyên tắc Zamorano” của Zamorano khi mặc áo số 1 8 vì mất áo số 9. Juan Pablo Sorin mặc áo 1 2 tại Villarreal. Marcelo là ví dụ rõ ràng về một hậu vệ cánh trái 12 ở Real Madrid, rồi Lucas Digne (Everton), Jamal Lewis (Norwich) và Angelino (Man City)… Họ đều là những kẻ thích số 3 nhưng không được toại nguyện.
Song vĩ đại nhất là số 12 trên khán đài
12 là số áo của NHM. Rất nhiều CLB dùng số áo này để chỉ fan của mình hay in nó vào áo tặng cho NHM. Tất nhiên, cách sử dụng phổ biến nhất của cụm từ “cầu thủ thứ mười hai” đề cập đến lực lượng CĐV với ý tưởng rằng sự hỗ trợ nhiệt thành có thể mang lại sự thúc đẩy cho đội chủ nhà tương đương với việc có thêm một cầu thủ trên sân.
Điều này đã trở thành một truyền thống nghiêm túc ở một số nền bóng đá. Chẳng hạn, chúng ta hầu như chưa từng thấy số 12 ở Bundesliga – và các CLB ở Anh, bao gồm cả Portsmouth và Bristol.
Rangers đã treo vĩnh viễn số 12 vào năm 2012. Mùa hè 2019, thủ môn số ba Andy Firth tự hào khoe chiếc áo số 12 mới của mình trên Instagram, lập tức làn sóng phản đối xuất hiện. Firth sau đó đã được trao số 26. Không chiếc áo nào dành cho NHM tự nhiên như số 12. Khái niệm NHM là cầu thủ thứ 12 rất lãng mạn, ấm áp.
Kỳ Lâm
MU đau đầu vì tiền: "Big 6" Ngoại hạng Anh khó thoát "đại họa"
Sáu đội bóng hàng đầu Ngoại hạng Anh đứng trước một cuộc khủng hoảng doanh thu tài trợ vì đại dịch Covid-19.
Nguồn tin từ The Sun cho hay, Liverpool, MU, Man City, Arsenal, Chelsea và Tottenham đang đứng trước nguy cơ thất thu tổng cộng khoảng 3 tỷ bảng tiền bản quyền truyền hình hàng năm vì các trận đấu buộc phải hoãn lại do đại dịch Covid-19.
MU nguy cơ mất nguồn thu tài trợ "khủng"
Bên cạnh đó, nguồn sống của 6 đội bóng này cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ các hoạt động thương mại màu mỡ, đặc biệt là tài trợ. Một chủ tịch câu lạc bộ ở Ngoại hạng Anh cho rằng tình thế này sẽ "trở nên nghiêm trọng trong khoảng thời gian rất ngắn sắp tới".
Năm 2019 MU thu về 275 triệu bảng trước thuế từ những hợp đồng thương mại, trong đó có 173 triệu bảng từ tài trợ. Man City, Chelsea và Liverpool đều kiếm được hơn 180 triệu bảng từ các nguồn thu thương mại, trong khi con số của Spurs và Arsenal lần lượt là 135 triệu bảng và 111 triệu bảng. Arsenal dù có mức thu thấp nhất trong nhóm Big Six, nhưng so với đội xếp ngay sau là Everton, doanh thu của "Pháo thủ" tỏ ra vượt trội khi hơn đội này tới 70 triệu bảng.
Bóc tách kỹ hơn về MU, những thống kê cho thấy, kể cả bỏ đi những hợp đồng liên quan đến ngày thi đấu vào trang phục tập luyện, bao gồm cả quảng bá giải Ngoại hạng Anh trên tay áo, MU vẫn bỏ túi 111 triệu bảng. Về mặt này, con số của Man City là 97 triệu bảng, trong khi Spurs và Chelsea cùng xếp thứ 3 ở mức 65 triệu bảng.
Tuy nhiên, khi mà đại dịch Covid-19 đang ngăn cản những hoạt động thể thao, các khoản nói trên có thể bị thất thu, đẩy các CLB vào một tình thế khó. "Nếu chúng ta không thể thu về số tiền 760 triệu bảng từ bản quyền truyền hình, đó sẽ là một cái tát cho các CLB. Trong bất kỳ một sự suy thoái kinh tế nào, ngân quỹ dành cho quảng bá luôn là thứ đầu tiên bị ảnh hưởng".
"Nếu đến cuối tháng Sáu, mọi thứ vẫn không có gì tiến triển, đấy sẽ là tình thế rất nguy hiểm cho các CLB, cả lớn lẫn nhỏ. Hiểu đơn giản rằng các các nhà tài trợ không có thị trường để bán sản phẩm, do đó khoản tài trợ cũng khó có thể được chi trả", vị chủ tịch này nói tiếp.
Với những đội bóng nhỏ như Bournemouth, Norwich và Brighton, khoản tiền bản quyền truyền hình chiếm tới hơn 80% doanh thu của họ. Mới nhất, chủ tịch CLB Burnley - Mike Garlick cho biết nếu Ngoại hạng Anh không sớm trở lại, CLB Burnley sẽ bị phá sản. Theo ông Mike, Burnley có nguy cơ chịu khoản lỗ lên tới 50 triệu bảng, bao gồm tiền bản quyền truyền hình, quảng cáo trên sân và bán vé trên sân nhà nếu giải đấu bị huỷ.
Minh Đức
Premier League nổi sóng vì chuyện cắt giảm lương cầu thủ Các ngôi sao Premier League được cho là không muốn CLB can thiệp vào chuyện giảm lương. Điều này dẫn tới cuộc tranh cãi lớn trong làng túc cầu xứ Sương mù. Đại dịch Covid-19 đang khiến nền bóng đá châu Âu tê liệt. Mới đây, giải Premier League thông báo hoãn vô thời hạn vì ảnh hưởng của đại dịch. Điều đó...