Cầu thủ ngoại hào hứng đón Tết cổ truyền Việt Nam
Tết Nguyên Đán là trải nghiệm đối với các ngoại binh hoặc HLV ngoại. Đó là thời điểm mà những người gốc ngoại đang hoạt động trong bóng đá nội có dịp khám phá những nét văn hóa độc đáo của Việt Nam.
Một gương mặt mới mà cũ năm nay chọn cách đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam là HLV Francisco Vital(Bồ Đào Nha) của CLB ĐT Long An. Trong dịp năm mới Quý Tỵ, ông Vital không về quê hương mà chọn cách đón Tết tại TPHCM.
Những ngày Tết cũng là những ngày mà vị HLV người Bồ Đào Nha cố gắng tìm những trải nghiệm trong không khí ấm cúng bên bạn bè, theo truyền thống của người Á Đông, cũng như cố gắng rèn luyện vốn tiếng Việt hãy còn ít ỏi của mình, nhất là luyện cho thật nhuần nhuyễn câu chúc quen thuộc: “Chúc mừng năm mới”.
Đây là lần thứ 3 HLV Vital dẫn dắt một đội bóng trong nước, sau khi làm việc tại Ngân hàng Đông Á và B.Bình Dương. Tuy nhiên, với ông Vital thì Tết Nguyên đán luôn là một trải nghiệm hết sức đặc biệt với vị HLV này.
Cũng chọn cách đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam là cầu thủ nhập tịch Hoàng Vissai (tức Dio). Cầu thủ gốc Nigeria này năm nay đã có vợ và anh đang quyết tâm gói được bánh chưng, để ra mắt gia đình nhà vợ.
Video đang HOT
Kesley đã có nhiều năm đón Tết ở Việt Nam
Nhờ có gia đình phía vợ mà chắc chắn xuân này Hoàng Vissai sẽ đón cái Tết ấm cúng hơn, thay vì chọn cách chu du các nước Đông Nam Á như anh vẫn thường làm mấy mùa xuân trước.
Nói về chuyện cầu thủ gốc ngoại đón Tết, ta không thể không nói đến tiền đạo Huỳnh Kesley Alves của CLB B.Bình Dương. Mấy năm gần đây, Kesley gần như đã luyện được thói quen ăn bữa cơm đầu năm đúng ngày mùng 1 Tết với vợ, 2 con, cùng gia đình phía vợ. Theo vợ của Kesley thì trong những ngày cận Tết, tiền đạo gốc Brazil này còn biết cách lựa hoa, chọn cảnh để trang trí trong nhà trong dịp Tết, không kém gì một người Việt chính gốc.
Rồi nhân những ngày xuân, Kesley tỏ ra rất thích thú được làm cái nghĩa vụ mà hầu hết những người trưởng thành ở Việt Nam vẫn làm: Mừng tuổi cho các em nhỏ trong gia đình, thay cho lời cầu chúc may mắn trong những ngày đầu năm mới.
Tương tự như Kesley, tiền vệ Hoàng Max (tức Maxwell) cũng đã có vợ và 2 con. Thế nên, mùa xuân là mùa mà Hoàng Max ngặp tràn trong hạnh phúc, khi được quây quần bên những người thân nhất của mình.
Dịp Tết cũng là dịp mà Hoàng Max cùng vợ, con có dịp thăm thú họ hàng, hoặc thưởng ngoạn những cảnh đẹp của đất nước Việt Nam khi cả nhà họ du xuân chung với nhau.
Không được may mắn như những cầu thủ hiện đang là rể Việt, những ngoại binh khác thường chọn cách họp mặt nhau ở khu phố Tây ở TPHCM (xung quanh các tuyến đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đề Thám…) để đón mùa xuân mới.
Với những cầu thủ này, khoảng thời gian nghỉ Tết trên dưới chục ngày không đủ để họ trở về thăm quê hương, nhất là với các cầu thủ gốc châu Phi hoặc các cầu thủ gốc Brazil (những ngoại binh chiếm đa số trên sân cỏ V-League). Thế nên, du xuân ngay tại chỗ thường là cách mà họ chọn.
Riêng với những ngoại binh lần đầu được khoác áo các đội bóng trong nước, cũng là lần đầu được đón Tết Nguyên đán thì thời điểm mùa xuân là thời điểm mà họ cảm thấy rất thích thú. Đấy là nơi mà những ngoại binh lần đầu đến Việt Nam được trực tiếp cảm nhận hương vị Tết cổ truyền của người Á Đông, mà có thể trước đó họ chưa từng được biết tới.
Với những cầu thủ dạng như Gomez (Sài Gòn XT), Ernesto Paulo, Gilson Campo (ĐT Long An)… đây sẽ là năm đầu tiên họ được đón Tết cổ truyền Việt Nam. Hiện tại, bản thân các đội bóng cũng có kế hoạch tổ chức cho các cầu thủ ngoại của mình đón xuân trong không khí như một gia đình, đối với những ngoại binh chọn cách không về quê.
Thông qua những buổi tiệc thân mật như thế, những cầu thủ ngoại sẽ có cơ hội hiểu thêm về những nét truyền thống trong phong tục của người Á Đông nói chung và phong tục, văn hóa của người Việt Nam nói riêng, trong dịp Tết đến xuân về.
Theo Tiin
Khi cầu thủ phải làm kinh doanh
Thời gian gần đây, báo chí nhắc nhiều đến những tấm gương cầu thủ sau khi phải rơi vào trạng thái thất nghiệp, hoặc do chán bóng đá nên đã chuyển hướng qua kinh doanh. Đấy là Mạnh Tú (cựu tiền vệ Nam Định và K.KH), là Duy Đông (cựu cầu thủ Thể Công và Đồng Nai) hay Minh Chuyên, hoặc trước đó là Thế Anh (B.BD và N.SG)...
Thậm chí ngay cả những cầu thủ còn đương thời như Việt Thắng hay Quốc Huân (đều của ĐT.LA), rồi Cao Xuân Thắng (Quảng Nam) cũng quyết định mở nhà hàng để kinh doanh như một sự chuẩn bị cho tương lai. Trung vệ kỳ cựu Quang Trãi của đội hạng Nhất Cần Thơ thì làm ông chủ đại lý một hãng dầu nhớt của Nhật Bản, dù Trãi đang có công việc ổn định ở U19 Cần Thơ...
Việt Thắng (phải) dù đang còn thi đấu nhưng đã chuyển hướng kinh doanh. Ảnh: Nhật Anh
Trên thực tế, đấy chỉ là những câu chuyện của thời thế. Nhiều người vẫn còn đam mê lắm và thậm chí còn đang bước vào độ chín nghề nghiệp (như Mạnh Tú, Minh Chuyên chẳng hạn), nhưng họ không còn lựa chọn nào khác với bóng đá nên mới phải chuyển hướng. "Tay trong tay ngoài" (nói theo ngôn ngữ dân gian) hoàn toàn không đơn giản, bởi "nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" mà!
Trong số rất nhiều những cầu thủ từng chuyển hướng đầu tư và kinh doanh ngay ở thời đỉnh cao sự nghiệp sân cỏ của họ, Thế Anh và Anh Đức (B.BD) được biết đến như những tấm gương thật sự. Trong khi Anh Đức đã có cả chuỗi cửa hàng thể thao ở B.BD, thì Thế Anh với sự quản lý của người vợ đảm đang và có trình độ cũng tạo được cơ ngơi cho mình bằng cụm sân cỏ nhân tạo và chuỗi phòng trọ cho thuê.
Nhưng, thành công không tự nhiên mà đến và bản thân Anh Đức hay Thế Anh đã chịu mất mát, đã phải hy sinh rất nhiều. Ít người biết là Anh Đức hết lần này đến lần khác từ chối cơ hội lên ĐTQG thực sự là vì lý do gì, hoặc nữa, sự nghiệp thi đấu quốc tế của Thế Anh cũng đã phải gác lại kể từ sau lần triệu tập lên ĐT Việt Nam năm 2008, vì chấp nhận chơi là chấp nhận chịu.
Tuy nhiên, trong kinh doanh chẳng thể nào cứ bỏ tiền đầu tư là sẽ có lãi, mà cần phải có cả kiến thức nữa! Cầu thủ dù thông minh, lanh lợi cỡ mấy thì từ lâu họ cũng đã xa với những con chữ, con số. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, gia đình và bạn bè, các cầu thủ đành phải đánh liều với số phận theo kiểu được chăng hay chớ!
Theo TTVH
Muôn kiểu kiếm sống khi giải nghệ của cầu thủ Việt Khi đói đầu gối cũng phải bò, nhiều cầu thủ cũng biết lăn lộn kiếm sống khi rơi vào cảnh thất nghiệp. Thủ môn Võ Văn Hạnh tính đường làm ăn sau khi từ giã bóng đá. Ảnh: TTVH. Hàng trăm cầu thủ bị đẩy ra đường sau khi hàng loạt đội bóng giải thể. Cơ hội được trở lại sân cỏ rất...