Cầu thủ bóng rổ Mỹ sang Triều Tiên mừng sinh nhật ông Kim Jong-un
Cựu danh thủ bóng rổ Mỹ Dennis Rodman cho biết sẽ sang Triều Tiên để huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ quốc gia nước này. Ngoài ra Rodman cũng tổ chức một trận đấu giao hữu, có sự góp mặt của các cầu thủ Mỹ để mừng sinh nhật ông Kim Jong-un.
Dennis Rodman trong một lần tới Bình Nhưỡng gặp ông Kim Jong-un
Bất chấp tình hình tại Triều Tiên những ngày qua có nhiều biến động, ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman vẫn tiếp tục giữ nguyên lịch trình tới Bình Nhưỡng trong tuần này.
Theo hãng tin AFP, Rodman – một người bạn thân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un sẽ bắt đầu chương trình huấn luyện cho đội tuyển bóng rổ quốc gia của Triều Tiên từ ngày 19 đến ngày 23/12.
Ngoài ra, cựu ngôi sao lập dị của đội Chicago Bulls cũng sẽ tổ chức một trận đấu giao hữu giữa đội tuyển Triều Tiên và các cựu ngôi sao của giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA, vào ngày 8/1/2014, để mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Hãng cá cược Paddy Power, nhà tài trợ cho Rodman khẳng định lịch trình chuyến đi không hề bị ảnh hưởng bởi những diễn biến gần đây tại Triều Tiên. Tuần qua, Bình Nhưỡng đã công bố phế truất và xử tử chú dượng của ông Kim Jong-un là Jang Song-thaek vì tội phản quốc. Trước đó ông Jang được xem như nhân vật quyền lực số 2 tại nước này.
“Những sự kiện đó sẽ không thay đổi bất kỳ điều gì với chúng tôi”, Rory Scott, phát ngôn viên của hãng cá cược Ailen cho biết. “Chúng tôi sẽ thực hiện việc này bởi các khách hàng của tôi yêu thể thao và đó là thứ ngôn ngữ toàn cầu”.
Scott, người sẽ đi cùng Rodman tới Triều Tiên cùng một đoàn làm phim tài liệu truyền hình cho biết, danh sách các cầu thủ của Mỹ sẽ được công bố trong những ngày tới.
“Sẽ có một sự kết hợp giữa các cựu cầu thủ NBA, một số huyền thoại và một số gương mặt trẻ”, Scott khẳng định.
“Dennis sẽ dành thời gian trong tháng này cho đội tuyển Triều Tiên trước khi trận đấu diễn ra. Tất cả chúng tôi đều đang rất nóng lòng chờ sự kiện này”.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên Rodman đến Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo nước này. Trước đó vào các tháng 3 và tháng 9 ngôi sao này cũng đã đến đây trong các nỗ lực “ngoại giao bóng rổ”.
Theo Dantri
Những em bé 7 tuổi phải "so găng" vì cơm áo
Khi bị bố mẹ đẩy lên võ đài, những đứa trẻ này mới chỉ 6-7 tuổi, chúng buộc phải "so găng" để kiếm cơm cho cả nhà. Những đứa trẻ bị đánh bầm dập, bất tỉnh. Phía dưới võ đài là tiếng la hét, chửi thề của đám đông phấn khích...
Ở Thái Lan, việc trẻ em thi đấu Muay Thái để phục vụ cho cá cược là không hiếm. Dù nhỏ tuổi nhưng mỗi khi thượng đài, cuộc đấu của các em rất khắc nghiệt với những cú ra đòn hiểm hóc, những cú đấm móc và có em đã bị đánh gục tới mức bất tỉnh.
Chiến đấu bằng tất cả sức lực để giành được chiến thắng trong tiếng gào thét điên cuồng của đám đông phấn khích, những "chiến binh nhí" chơi Muay Thái buộc phải lên sàn đấu bởi cha mẹ của các em, gia đình của các em đang sống bằng chính những đồng tiền kiếm được từ mồ hôi, nước mắt và thậm chí cả máu mà các em đổ xuống trên sàn đấu.
Thực tế có không ít em nhỏ bị cha mẹ buộc phải học môn võ cổ truyền Muay Thái để sau đó lên sàn thi đấu. Nhiều bậc cha mẹ của những em nhỏ này cũng là những người nghiện trò đỏ đen cá cược. Cuộc sống của cả nhà lên xuống bấp bênh theo từng trận đấu của các em bởi cha mẹ thường trút hết tiền vào chuyện cá cược.
Những bức ảnh đen trắng dưới đây nằm trong loạt ảnh "Những đứa trẻ chiến binh" của nhiếp ảnh gia người Đức Sandra Hoyn. Bộ ảnh nhằm khắc họa một thực tế, một mặt trái đang tồn tại trong dòng chảy ngầm của môn Muay Thái ở Thái Lan.
Khi bị bố mẹ đưa lên sàn đấu, những đứa trẻ này mới chỉ 6-7 tuổi, chúng buộc phải bước lên võ đài "so găng" để kiếm cơm cho cả nhà, phía dưới võ đài là tiếng la hét, chửi thề của đám đông phấn khích, họ cũng đã đặt cược không ít vào trận đấu của những đứa trẻ.
Đấm đá nhau trong tiếng hò hét phấn khích của đám đông khán giả, những chiến binh Muay Thái có tuổi đời còn quá nhỏ này bị buộc phải tham gia vào sân chơi đầy bạo lực bởi chính cha mẹ của các em.
Bộ ảnh đen trắng này có lẽ không gây nhiều ấn tượng đối với người dân Thái Lan bởi hình ảnh các chiến binh nhí trên võ đài đã không còn xa lạ với họ.
Nhiếp ảnh gia Sandra Hoyn đã phát hiện ra thực tế này khi cô tới tham quan Thái Lan hồi năm 2011 và bị sốc khi được mời tới xem một trận thi đấu Muay Thái của các võ sĩ nhí. Những sàn đấu như thế này có thể xuất hiện ở ngay ngoại ô thủ đô Bangkok.
Sau khi cố gắng bình tĩnh xem hết trận đấu hôm đó, cô Sandra Hoyn đã quyết định sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng này và trong vòng một tháng, Hoyn đã tới những khu nhà ổ chuột nơi chuyên đào tạo ra những võ sĩ Muay Thái nhí ngay trong khoảnh sân chung của các gia đình nghèo nàn.
Cô Sandra Hoyn chia sẻ: "Điều khiến tôi bị sốc và thấy bất bình nhất chính là áp lực mà những người lớn đặt lên những đứa trẻ này. Các em là công cụ để cha mẹ kiếm tiền, các em luôn bị cha mẹ bắt ép tập luyện và gây áp lực phải thắng bởi họ đã bỏ ra cả một khoản tiền lớn đặt cược trước trận đấu. Rất nhiều gia đình chỉ sau một đêm đã không biết ngày mai sẽ ra sao, sẽ ăn gì sau khi trận đấu kết thúc, đơn giản bởi họ đã thua hết số tiền mình có cho cá cược".
Một em bé đã bị đánh bất tỉnh trên sàn đấu, trọng tài đang lại gần để kiểm tra. Đứa trẻ còn lại hung hăng đi quanh võ đài mặt đầy phấn khích trước thắng lợi gần ngay trước mắt.
Nhiếp ảnh gia Sandra Hoyn cho biết ở Thái Lan, chẳng có gì lạ khi thấy những đứa trẻ "thượng đài" so găng.
Dù việc cá cược trong thể thao bị cho là bất hợp pháp ở Thái Lan nhưng việc duy trì những dòng chảy ngầm như thế này dường như vẫn chưa thể bị chặn đứng.
Trong nền văn hóa Thái, môn võ cổ truyền Muay Thái được coi là một phần của đời sống dân tộc. Trước đây và thậm chí cả bây giờ, nhiều bé trai, bé gái ngay khi biết đi vững đã bắt đầu tập Muay Thái.
Những võ sĩ nhí đánh Muay Thái giỏi là chuyện "thường ngày" ở Thái Lan. Tuy vậy, một bộ phận các em nhỏ đang bị bóc lột âm thầm tại những giải đấu "đen".
Tình yêu đối với Muay Thái được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ. Những đứa trẻ này từ bé đã được cha mẹ đưa tới sàn đấu để quan sát và học hỏi. Có thể ở trận đấu tiếp theo, một trong số các em sẽ xuất hiện trên võ đài kia.
Muay Thái còn là môn võ dành cho nữ giới. Việc nữ giới "thượng đài" cũng không hiếm gặp. Dù tuổi còn nhỏ nhưng mỗi khi thượng đài, cuộc đấu của các em là thật với những cú ra đòn hiểm hóc, những màn đấm móc, hạ knock-out và có thể sẽ bất tỉnh trên sàn đấu.
Ở Thái Lan có những lò luyện Muay Thái, các gia đình nghèo không có tiền nuôi con có thể gửi con tới các lò này để các em được đào tạo bài bản hơn và có khả năng trở thành những võ sĩ danh tiếng về sau.
Muay Thái được coi là môn võ dân tộc của Thái Lan, người Anh yêu bóng đá thế nào thì người Thái yêu Muay Thái như thế. Những võ sĩ giỏi được người dân biết tới và ngưỡng mộ không kém gì những ca sĩ, diễn viên nổi tiếng.
Danh tiếng và tiền bạc mà những võ sĩ thành đạt sở hữu đã trở thành giấc mơ ấp ủ từ ngày bé của biết bao em nhỏ Thái Lan, chủ yếu là những đứa trẻ xuất thân từ các gia đình nghèo khó.
Ở Thái Lan, khi những trận đấu Muay Thái lớn được truyền hình trực tiếp, khách du lịch sẽ thấy lạ bởi đường phố bỗng nhiên vắng tanh. Đa số người dân Thái khi đó đều sẽ ở nhà hoặc ra quán nhậu để theo dõi trận đấu.
Theo Dantri
Em bé hoàng gia Anh chào đời ... trên Wikipedia Khi cả thế giới tiếp tục chờ đợi công nương xứ Cambridge lâm bồn, em bé hoàng gia đã sớm "òa khóc" trên bách khoa toàn thư điện tử Wikipedia. Hoàng tử Wiliam và Kate. Ảnh: AP Theo Herald Sun, một thư mục mang tên "Em bé của Công tước và Công nương xứ Cambridge" mô tả về vị vua hay hoàng hậu...