Cầu thủ “bán độ” tiết lộ mối “liên minh ma quỷ” với trùm giang hồ
Đội trưởng và 5 chân sút của một đội đóng bị bắt vì tham gia bán độ. Họ đã tiết lộ mối “ liên minh ma quỷ” với trùm giang hồ.
Trận đấu “có mùi” và sự thật gây sốc
Giữa năm 2014, dư luận cả nước “dậy sóng” trước thông tin 6 cầu thủ CLB Đồng Nai bị bắt vì tham gia bán độ.
“Không còn gì để nói”, đó là cảm nhận của rất nhiều người hâm mộ khi đánh giá về vụ việc này cũng như bi kịch của một nền bóng đá bao lâu nay vẫn chưa thể chuyên nghiệp?! Đặc biệt, một kẻ giang hồ có “số má” với biệt danh Thuận “trâu bò” đã nhúng tay “giật dây” kết quả trận đấu.
Theo tài liệu điều tra, Thuận “trâu bò” tên thật là Nguyễn Phúc Thuận (SN 1982), quê gốc Hà Tĩnh nhưng lại sớm tha hương, vào Đồng Nai “lập nghiệp”. Hắn là đối tượng cộm cán ngoài xã hội, thuộc diện có “số má” trong giới giang hồ, từng có tiền án về tội tổ chức đánh bạc.
Trước khi vụ bê bối bán độ của các cầu thủ Đồng Nai bị đưa ra ánh sáng thì từ đầu mùa giải World Cup 2014, đường dây cá độ chuyên nghiệp do Thuận “trâu bò” cầm đầu đã rơi vào “tầm ngắm” của các trinh sát cục Cảnh sát Hình sự (C45 bộ Công an).
Qua quá trình xác minh, đường dây này có dấu hiệu không chỉ tổ chức cá độ bóng đá qua mạng internet, mà còn tổ chức cho các con bạc tham gia cá độ ở nhiều môn thể thao khác nhau.
Theo đó, “ông trùm” Nguyễn Phúc Thuận kết nối, lấy các trang mạng cá độ chuyên nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam. Từ đây, hắn làm “tổng đại lý” cấp một, rồi chia nhỏ mạng ra cho đàn em quản lý và giao hẳn cho một số đối tượng chuyên làm nhiệm vụ đi môi giới, tìm kiếm, lôi kéo các con bạc tham gia vào đường dây này. Thậm chí các “con mồi” mà đường dây của Thuận nhắm đến còn có cả các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp.
Tại vòng 21 mùa giải V-League 2014, Thuận nhận kèo trận đấu giữa đội tuyển Đồng Nai và Than Quảng Ninh với giá 400 triệu đồng, nhưng đưa trước hơn 300 triệu đồng. Các đối tượng giao kết nhận kèo tài xỉu, tức là Than Quảng Ninh phải thắng cách biệt đội Đồng Nai 2 bàn.
Nếu trong trường hợp các cầu thủ Đồng Nai không làm được thì nhóm của Thuận sẽ phạt một gấp ba, tức sẽ phải trả cho hắn 1,2 tỷ đồng.
Tài liệu trinh sát cho thấy, nhóm cầu thủ Đồng Nai có biểu hiện nghi vấn tham gia cá độ bóng đá do Phạm Hữu Phát (SN 1988) cầm đầu. Hữu Phát là đội trưởng của tuyển Đồng Nai và là cũng người đứng ra thoả thuận tiền kèo với nhóm của “ông trùm” Thuận “trâu bò”.
Video đang HOT
Khoé mắt đỏ hoe, giọng nói nghẹn ngào, các cầu thủ này cho biết, họ rất xấu hổ.
Ngày 20/7/2014, diễn biến trận đấu giữa tuyển Than Quảng Ninh gặp Đồng Nai diễn ra đúng như những nghi vấn ban đầu. Đội khách Đồng Nai đã có bàn thắng mở tỷ số sau quả phạt đền ở phút 11.
Tuy nhiên, sau đó, Đồng Nai lại để cho các chân sút chủ nhà thi nhau “bắn phá” khung thành và bị dẫn lại với tỷ số 5-1. Chỉ trong vòng 5 phút cuối trận, tuyển thủ ngoại quốc Gomez lập cú đúp, rút ngắn tỷ số xuống còn 3-5 cho Đồng Nai.
Những người theo dõi và cả một số “người trong cuộc” cũng nhận định, đây là một trận đấu “có mùi”. Đúng vậy, tin tức thu thập được cho thấy, ngay sau khi các cầu thủ đội Đồng Nai về đến khách sạn thì lập tức bị C45 tiến hành triệu tập, phục vụ công tác điều tra gồm: Phạm Hữu Phát, Nguyễn Thành Long Giang, Đinh Kiên Trung, Nguyễn Đức Thiện, Phan Lưu Thế Sơn, Hà Niệm Tiến.
Củng cố chứng cứ, ngay sau đó, cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với 11 đối tượng, trong đó có 4 đối tượng điều hành đường dây cá độ do Thuận “trâu bò” cầm cầu, 6 cầu thủ thuộc tuyển Đồng Nai và 1 cầu thủ của đội Đồng Tâm Long An.
“Lối cụt” cho những “viên ngọc thô” chưa kịp toả sáng
PV báo Người Đưa Tin còn nhớ, vào thời điểm vụ án xảy ra, người hâm mộ cả nước đứng tim trước bản “danh sách đen” các cầu thủ của tuyển Đồng Nai “bán danh vì tiền”. Trận đấu giữa Than Quảng Ninh gặp Đồng Nai diễn ra vào chiều 20/7/2014 thì trước sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước, đến 15h ngày 21/7, Cơ quan CSĐT bộ Công an (C45) đã tổ chức họp báo, thông tin về vụ việc.
Thế nhưng, buổi họp diễn ra khá nhanh chóng, lãnh đạo C45 chỉ trao đổi ngắn gọn những thông tin ban đầu.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày, PV báo Người Đưa Tin đã có buổi tiếp xúc với các cầu thủ nhúng chàm của đội tuyển Đồng Nai tại cơ quan công an. Khóe mắt đỏ hoe, giọng nói nghẹn ngào, đa số các cầu thủ cho biết, họ cảm thấy xấu hổ, có lỗi với gia đình, bạn bè và những người hâm mộ. Cho đến khi tra tay vào còng số 8, họ mới nhận ra rằng, đây là giá đắt phải trả cho sự nông cạn, chỉ vì món lợi trước mắt mà tự tay họ đã hất đổ cả sự nghiệp tươi sáng.
Tại buổi tiếp xúc, đội trưởng Phạm Hữu Phát tỏ ra khá rụt rè, cố ý cúi gằm mặt xuống để tránh lên hình. Cầu thủ miền Tây nói giọng nghẹn ngào: “Em biết, em đã quá sai lầm!”.
Các “hoàng tử sân cỏ” “nhúng chàm” cúi mặt, tránh ống kính phóng viên.
Trước đó, ở CLB Đồng Nai, Hữu Phát vốn được đánh giá là gương mặt với nhiều tiềm năng. Phát đã nhiều lần khoác áo đội tuyển, tham gia các giải đấu vô địch quốc gia như U17, U18, U19, U21.
Trong đó, năm 2007 Phát được xem như “công thần” khi giúp đội tuyển Đồng Nai vô địch giải U19 Quốc gia và năm 2010, Phát cũng sát cánh cùng các đồng nghiệp đưa đội bóng miền Tây vô địch giải U21… Với những thành tích “đáng nể”, Phát được bầu làm đội trưởng CLB bóng đá Đồng Nai.
Thế nhưng, chân sút vốn được coi như “viên ngọc thô” chưa kịp mài rũa để tỏa sáng lung linh thì chính Phát đã tự tay khép lại cánh cửa tương lai khi “bán danh vì tiền”.
Ngoài ra, trong số 6 cầu thủ đội tuyển Đồng Nai “nhúng chàm” ở vụ bê bối này, cái tên Nguyễn Thành Long Giang cũng được dư luận đặc biệt quan tâm. Trước đó, tài năng trẻ Nguyễn Thành Long Giang đã sớm được người hâm mộ biết đến khi nhiều lần khoác áo đội tuyển Quốc gia, thi đấu ở các giải có uy tín trong khu vực.
Long Giang cũng từng được ví như “viên ngọc thô”, nếu được chăm chút mài rũa thì sẽ tỏa sáng lung linh hơn. Với tài năng của mình, Giang được gọi vào đội tuyển Quốc gia, thi đấu chính thức ở 3 kỳ SEA Games 24, 25, 26.
Còn tại CLB Đồng Nai, mức lương của Giang cũng tương đương với mức khoảng 25 triệu đồng của đội trưởng Phạm Hữu Phát, cùng với các khoản thưởng hậu hĩnh sau mỗi trận đấu, cuộc sống của Giang khá ổn định.
Thế nhưng, đang trên con đường sự nghiệp tươi sáng thì chân sút trẻ này lại nghe theo sự lôi kéo của các đối tượng tổ chức đánh bạc chuyên nghiệp, nhận lời bán độ để lấy một khoản tiền không phải là quá lớn, để rồi phải đối mặt với “ngõ cụt” trong sự nghiệp “quần đùi áo số”.
“Em muốn xin lỗi gia đình, bạn bè, bạn gái em và những người hâm mộ”, “viên ngọc thô nhúng chàm” Nguyễn Thành Long Giang vừa đưa tay gạt những giọt nước mắt đang chảy tràn trên hai gò má, vừa rụt rè chia sẻ với PV, tại cơ quan điều tra.
Cũng trong buổi tiếp xúc trên, đa số các cầu thủ đều bày tỏ nỗi ân hận, nhớ gia đình, người thân và muốn gửi một lời xin lỗi tới họ.
Lãnh đạo C45 cho biết, ngay từ đầu mùa giải V-League 2014, đội tuyển Đồng Nai đã được đánh giá như “con ngựa ô”, đá rất bất khuất, thắng nhiều đội bóng lớn và đây là đội mới lên hạng. Tuy nhiên, khi các cầu thủ bị phát hiện dàn xếp tỉ số trong trận gặp Than Quảng Ninh thì người hâm mộ đã vô cùng thất vọng. Chỉ một nhóm cầu thủ tham gia bán độ nhưng đã ảnh hưởng ghê gớm đến miền tin của những người yêu mến đội Đồng Nai.
Nhóm PV
Theo_Người Đưa Tin
Cựu đội trưởng CLB Đồng Nai lĩnh 6 năm tù vì bán độ
Là người cầm đầu vụ dàn xếp tỷ số bán độ hàng trăm triệu đồng, Phát lĩnh án cao nhất trong khi các đồng nghiệp được hưởng án treo.
Chiều 11/3, TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt Phạm Hữu Phát (27 tuổi, cựu đội trưởng CLB Đồng Nai) - cầm đầu phi vụ dàn sếp tỷ số bán độ - mức án 6 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc. Cùng tội danh, Trần Văn Ba, Nguyễn Phúc Thuận nhận 3 năm tù.
Bị truy tố về tội Đánh bạc, cựu tuyển thủ đội bóng quốc gia Nguyễn Thành Long Giang cùng ba đồng nghiệp và một số bị cáo khác nhận 2 năm tù nhưng được hưởng án treo. Riêng bị cáo Trần Đình Hải lĩnh 1 năm 6 tháng 20 ngày tù và được trả tự do tại tòa.
Các bị cáo nghe tuyên án. Ảnh: Phước Tuấn
HĐXX xác định, Phát là người được lãnh đạo CLB đội bóng Đồng Nai tin tưởng, giao nhiệm vụ đôn đốc các thành viên thi đấu tốt. Nhưng vì lợi ích cá nhân, bị cáo đã dàn xếp tỷ số bán lấy tiền tiêu xài và lôi kéo đồng nghiệp tham gia cá cược trên mạng với số tiền lớn.
"Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm đến hoạt động lành mạnh của môn thể thao vua, ảnh hưởng đến uy tín của thể thao nước nhà, gây mất niềm tin của người hâm mộ nên cần phải xử nghiêm", bản án nêu. Tuy nhiên, toà cũng cho rằng, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, đã khắc phục toàn bộ thiệt hại... nên xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo một phần hình phạt.
Theo nội dung vụ án, quen biết từ trước và nhiều lần được Ba gạ dàn xếp tỷ số, trước trận lượt về vòng 21 với Than Quảng Ninh tại Giải vô địch quốc gia (V-League), Phát đã liên lạc với người này để thông báo tình hình đội tuyển. Cả hai thống nhất để Phát dàn xếp tỷ số cho đội nhà chơi dưới sức đối thủ. Ba sẽ bán thông tin này cho các con bạc với giá 400 triệu đồng và hưởng 50 triệu tiền công.
Tuy nhiên, Ba chỉ bán được 350 triệu đồng nên đưa cho Phát 325 triệu, giữ lại 25 triệu tiêu xài. Nhận tiền của Ba, Phát đưa cho mẹ 275 triệu còn lại dùng để mua iPad, điện thoại...
Ngoài ra, Phát còn bàn bạc với Nguyễn Thành Long Giang và 3 cầu thủ khác của CLB Đồng Nai cùng tham gia cá cược trận bóng 200 triệu đồng, đánh "tài hiệp 1" (tổng số bàn thắng cách biệt 2 bàn trở lên). Cựu cầu thủ Đinh Kiên Trung sau đó nhờ người đặt cá cược 210 triệu đồng với thỏa thuận thắng, thua chia đều.
Ngay sau trận đấu Than Quảng Ninh thắng Đồng Nai với tỷ số 5-2, đúng với sự dàn xếp, các cầu thủ bán độ đã bị Cục cảnh sát Hình sự bắt.
Tại tòa hôm nay, các bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm và tỏ ra ăn năn hối hận. Bị cáo Phát gửi lời xin lỗi lãnh đạo đội bóng CLB Đồng Nai, người hâm mộ khi được nói lời sau cùng.
Hải Duyên - Phước Tuấn
Theo VNE
Đình chỉ bị can 1 cầu thủ Đồng Nai trong vụ bán độ bóng đá Cầu thủ Phan Lưu Thế Sơn được cơ quan tố tụng làm rõ đến thời điểm ra sân, cầu thủ Đồng Nai này mới biết vụ dàn xếp tỉ số. Chiều 1/10, Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (C45)- Bộ Công an cho biết, liên quan đến quá trình điều tra, đề nghị truy tố vụ...