Cẩu thi công cầu Phước Khánh bị tàu container đâm gãy
Cẩu thi công cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành bị tàu container đâm gãy, sáng 21/2.
Tàu container tải trọng 8.000 tấn, bị cho chết máy khi chạy trên sông Sài Gòn rồi trôi đến khu vực thi công cầu Phước Khánh ở sông Lòng Tàu (nối huyện Cần Giờ, TP HCM và Nhơn Trạch, Đồng Nai) vào khoảng 8h30. Tàu đâm vào cẩu tháp được lắp đặt trước đó để thi công trụ dây văng của cây cầu này khiến cần cẩu gãy đôi. Một phần cẩu rơi xuống đè biến dạng nhiều container trên tàu, phần còn lại văng xuống sông.
Cần cẩu gãy sau va chạm, rơi xuống đè biến dạng nhiều container trên tàu hàng, sáng 21/2. Ảnh: Phan Doãn.
Sự việc không gây thương vong nhưng ảnh hưởng giao thông thuỷ trên tuyến sông Lòng Tàu. Sau sự cố, Cảng vụ Hàng hải TP HCM cùng các lực lượng liên quan đã phong toả hiện trường, di dời tàu hàng để các tàu thuyền khác qua lại an toàn, thông suốt.
Video đang HOT
Cầu Phước Khánh khởi công năm 2015, là cầu dây văng cao nhất nước với tĩnh không 55 m, dài hơn 3 km, trong đó nhịp chính dài 300 m, rộng gần 22 m cho bốn làn xe. Đây gói thầu J3 – một trong 11 gói thầu xây lắp thuộc dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Toàn tuyến cao tốc này dài 57 km đi qua Long An, TP HCM và Đồng Nai, tổng đầu tư hơn 31.300 tỷ đồng do Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Điểm đầu tuyến giao với cao tốc TP HCM – Trung Lương và Vành đai 3 TP HCM; điểm cuối giao quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai).
Công trình cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu năm 2018. Ảnh: Quỳnh Trần.
Khởi công năm 2014, cao tốc Bến Lức – Long Thành ban đầu dự kiến thông xe cuối năm 2018, sau đó lùi đến 2020. Tuy nhiên do vướng mắc về vốn và giải phóng mặt bằng nên nhiều gói thầu trên công trường bị chậm tiến độ, trong đó cầu Phước Khánh đang dừng thi công. Hiện, dự án đạt hơn 80% khối lượng và dự kiến hoàn thành cuối năm 2023.
Long Thành, Nhơn Trạch hứa hẹn đón nhiều nhà đầu tư trong tương lai
Với những lợi thế vốn có về vị trí địa lý cộng thêm những dự án lớn về đường, sân bay thì hứa hẹn trong tương lai Long Thành, Nhơn Trạch sẽ càng đón thêm nhiều doanh nghiệp đến đầu tư.
Dự án đường giao thông qua huyện Nhơn Trạch.
Huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) là 2 địa phương nằm ở vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua. Nhờ có vị trí quan trọng, kết nối với các tuyến đường bộ, đường thuỷ,... nên hàng năm hai địa phương luôn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay hai địa phương này cũng tiếp tục được tỉnh Đồng Nai ưu tiên phát triển kinh tế, đồng bộ kết nối liên vùng để xứng với tiềm năng vốn có.
Hai huyện này là các địa phương có số lượng khu công nghiệp nhiều trong toàn tỉnh, đặc biệt Nhơn Trạch có đến 9 khu công nghiệp đang hoạt động còn Long Thành cũng có đến 5 khu công nghiệp. Cả hai đơn vị đều là những địa phương xếp tốp đầu tỉnh Đồng Nai về số lượng khu công nghiệp đang hoạt động.
Hơn nữa năm nay, tuyến đường nối vào cảng Phước An (đoạn từ đường ĐT 319 đến nút giao cắt với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) cũng được thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng. Điều này giúp cho các phương tiện lưu thông ra vào cảng được thuận lợi dễ dàng hơn rất nhiều, mọi thứ đang trên đà phát triển và thuận lợi hơn.
Một góc đô thị mới tương lai ở huyện Nhơn Trạch.
Ông Lê Thành Mỹ, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch cho rằng, việc hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng tuyến đường nối vào cảng Phước An có ý nghĩa rất lớn về kết nối giao thông, giúp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuyến đường này cũng sẽ giúp khai thông thế bế tắc về kết nối giao thông đối với các KCN trên địa bàn. Phước An nối thẳng đến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch và đón thêm các doanh nghiệp khác đến đầu tư.
Còn tại huyện Long Thành, dự án sân bay đang từng bước được "khởi động" giúp cho các dịch vụ khác cũng phát triển trong thời gian này. Đi theo đó, còn có các dự án đường cao tốc mang tính kết nối liên vùng đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai như: Biên Hòa- Vũng Tàu, Dầu Giây - Liên Khương, cùng các tuyến đường Vành đai 3, Vành đai 4 cũng sẽ được triển khai.Dự án sân bay Long Thành, sau khi hoàn thành xây dựng không chỉ đóng vai trò kết nối giao thông, mà còn tạo điều kiện để phát triển mô hình thành phố sân bay.
Động thái mới nhất liên quan đến dự án sân bay là Đồng Nai đã thực hiện bàn giao gần 2,6 ngàn ha đất phục vụ xây dựng cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành giai đoạn 1. Theo dự kiến, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ được khởi công xây dựng trong quý I/2021. Sân bay Long Thành được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực tăng trưởng to lớn đối với Đồng Nai nói chung và khu vực huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch nói riêng.
Khi sân bay đi vào xây dựng, hoạt động cũng sẽ giúp tạo công việc làm cho nhiều lao động tại hai địa phương này. Qua đó hứa hẹn nhiều thành quả tốt đẹp trong thời gian tới đối với cả hai địa phương. Các nhà đầu tư cũng vì thế sẽ ngày càng quan tâm, chú ý nhiều hơn đến việc đầu tư vào các địa phương này.
Đi mua sắm Tết, nam thanh niên bị container tông chết thảm Trên đường chạy xe máy đi mua sắm Tết, một nam thanh niên ở Đà Nẵng không may xảy ra va chạm với xe đầu kéo dẫn đến tử vong tại chỗ. Tối 8/2, Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết, đang điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giữa container và xe máy khiến 1 nam thanh niên...