Đua nhau đi vào làn khẩn cấp, tắc càng thêm tắc
Khi có sự cố tai nạn trên cao tốc , các loại ô tô lại chen nhau chạy vào làn khẩn cấp, gây ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng .
Chiếc xe cứu thương từ An Giang chở bệnh nhân lên TP HCM cấp cứu bị kẹt giữa dòng xe ô tô, bởi hàng trăm xe đã cố tình chạy vào làn dừng khẩn cấp trên cao tốc TP HCM – Trung Lương
Khi có sự cố tai nạn, các xe ô tô lưu thông trên cao tốc TP HCM – Trung Lương hay Long Thành – Dầu Giây lại chen nhau chạy vào làn khẩn cấp, gây ra cảnh ùn tắc nghiêm trọng . Thậm chí, xe CSGT cũng không thể tiếp cận hiện trường để giải tỏa, còn xe cứu thương thì đành bất lực chôn chân, có trường hợp bệnh nhân tử vong vì không được đưa đến viện kịp thời.
Xe cứu thương, cứu hộ cũng bó tay
Tối 15/11 trên đường cao tốc TP HCM – Trung Lương tại Km 11 400, thuộc địa phận huyện Bến Lức , tỉnh Long An xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng . Dù vụ tai nạn xảy ra lúc 20h30 nhưng gần 3 tiếng sau, lực lượng chức năng vẫn chưa tiếp cận được hiện trường để điều tiết giao thông.
Đáng nói hơn, xe cứu thương , cứu hộ cũng không thể tới được hiện trường để cấp cứu người bị nạn và giải tỏa ùn tắc.
Nguyên nhân do khi xảy ra tai nạn, dòng phương tiện bắt đầu ùn ứ, lúc này những xe đi phía sau rồng rắn chạy vào làn dừng khẩn cấp, chiếm hết cả 3 làn đường trên cao tốc. Cả một đoạn đường dài 10km với hàng nghìn ô tô chen chân nhau không thể nhúc nhích. Xe CSGT, xe cứu thương dù có đèn ưu tiên, hú còi inh ỏi vẫn không thể nào qua được.
Anh Nguyễn Nhân, một trong những tài xế đi trên cao tốc TP HCM – Trung Lương hôm đó cho biết, gia đình anh bị kẹt 6 tiếng đồng hồ mới về đến được nhà. “Ý thức của nhiều người rất kém, cứ thấy đường ùn tắc là lấn hết sang làn khẩn cấp, không thể chấp nhận được. Phải phạt thật nặng họ mới sợ”, anh Nhân bức xúc.
Một lần khác, chiếc xe cấp cứu đang chở bệnh nhân từ An Giang lên TP.HCM. Khi đi trên cao tốc TP HCM – Trung Lương đoạn qua TP Tân An cũng bị kẹt cứng.
Phía trước có một đội thi công đang sửa chữa mặt đường. Dù đơn vị thi công đã bố trí người phân làn, điều tiết giao thông nhưng hàng trăm phương tiện cứ thế đi vào hết làn đường khẩn cấp dẫn đến tình trạng ùn tắc kéo dài gần 10km. Chiếc xe cứu thương hú còi, cố len lỏi vào dòng xe chật chội nhưng không tài nào vượt qua được.
Anh Nguyễn Thành Long, một tài xế thường xuyên lái xe cấp cứu từ các tỉnh miền Tây về TP HCM cho biết, mỗi lần đi trên cao tốc rất ức chế bởi tình trạng các phương tiện lấn vào làn khẩn cấp.
Hơn ai hết, những tài xế như anh Long biết được ý nghĩa của từng phút giây bị kẹt xe, bởi có những ca bệnh mà khi chuyển viện chỉ cần chậm một phút cũng là đã quá muộn.
“Có hôm chở bệnh nhân lên cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy , khi vào cao tốc thì bị kẹt cứng. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời đã không qua khỏi. Những lúc như vậy mình rất đau lòng, chỉ mong các lái xe khi đi trên cao tốc có ý thức hơn, không vội gì mà phải chạy vào làn khẩn cấp”, anh Long chia sẻ.
Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây cũng thường xuyên gặp cảnh tương tự. Mỗi khi có va chạm xảy ra là cánh tài xế tràn sang hết làn dừng khẩn cấp.
Bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, mặc dù lực lượng cứu hộ của công ty bố trí nhiều vị trí dọc tuyến nhưng tình trạng xe ô tô chạy vào làn khẩn cấp khiến việc tiếp cận hiện trường khi có sự cố rất khó khăn. Bà Phương cho rằng, cần có những biện pháp xử lý mạnh hơn mới có thể giảm bớt vi phạm này.
Phạt nguội để răn đe
Thống kê cho thấy, từ tháng 11/2019 đến nay, trên 2 tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, làm 7 người tử vong, 13 người bị thương. Mỗi khi xảy ra tai nạn, tình trạng người điều khiển phương tiện tự ý đi vào làn khẩn cấp đều xảy ra, khiến cho cảnh ùn tắc, kẹt xe trên cao tốc càng nghiêm trọng.
Từ đầu năm 2020 đến nay, trên hai tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương và TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục CSGT đã lập biên bản xử phạt hơn 7.000 trường hợp vi phạm với nhiều lỗi khác nhau.
Trong đó, trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương, Cục CSGT đã lắp đặt hệ thống camera theo dõi, xử lý xe vi phạm tốc độ và lấn làn. Thượng tá Đồng Thái Chiến , Phó trưởng Phòng hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ, Cục CSGT cho biết, từ đầu năm đến nay, hệ thống giám sát trên tuyến đã phát hiện 4.656 trường hợp vi phạm các lỗi, trong đó có 97 trường hợp xe vi phạm chạy vào làn dừng khẩn cấp. Thế nhưng, khi có sự cố xảy ra, tình trạng xe chạy vào làn đường khẩn cấp vẫn diễn ra phổ biến.
Thượng tá Chiến cho biết, thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ bố trí lực lượng sử dụng camera nghiệp vụ để ghi nhận những phương tiện tự ý đi vào làn dừng khẩn cấp để phạt nguội theo quy định. Trên tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, cơ quan chức năng cũng sẽ hoàn thiện lắp đặt hệ thống giám sát giao thông trong quý I/2021. Lúc đó hiệu quả của việc phạt nguội sẽ được tăng cường hơn.
“Trường hợp nào không chấp hành xử lý, Cục CSGT sẽ phối hợp với cơ quan đăng kiểm để có chế tài, không kiểm định với những chủ xe cố tình không nộp phạt vi phạm”, Thượng tá Chiến cho biết.
Đừng để tắc đường rồi tắc cả quy hoạch ngầm
Nhiều bạn đọc gửi bình luận và email cho Báo Giao thông quan ngại tới đây sẽ không chỉ tắc đường đô thị mà còn tắc cả công trình ngầm...
Khu vực làn D dành cho khách đón xe taxi, ô tô công nghệ tại sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng quá tải, ùn ứ (Ảnh minh họa)
Báo chí đồng loạt đưa tin Sở GTVT TP.HCM đề nghị CHK quốc tế Tân Sơn Nhất xây cầu bộ hành hoặc hầm chui trước ga quốc nội để giảm ùn tắc, tai nạn. Sau khi một nhà xe được xây dựng đối diện cảng, giao thông qua đây càng thêm tắc nghẽn, do vậy việc giảm giao cắt giữa người đi bộ với các xe chạy trên 4 làn trước cửa nhà ga là cần thiết.
Tuy nhiên, việc tắc đâu làm cầu đi bộ hay đề xuất hầm chui ở đó là việc cực chẳng đã, là giải pháp tình thế. Cái mà người quản lý giao thông và quy hoạch đô thị cần làm là tầm nhìn dài hạn.
Có thể thấy bài học từ việc Ngã Tư Sở (Hà Nội) sau 10 năm giờ đây lại lâm vào cảnh ùn tắc nghiêm trọng khi đường Vành đai 2 được khánh thành. Rõ ràng tính kết nối, tiến độ và xa hơn nữa là quy hoạch các luồng giao thông cần phải tính đến trong từng giai đoạn để tránh gỡ được nút cổ chai nọ lại phình nút kia.
Nhiều bạn đọc gửi bình luận và email về hộp thư của Báo Giao thông bày tỏ lo ngại, với hiện trạng này, tới đây sẽ không chỉ tắc đường đô thị mà còn tắc cả công trình ngầm. Nếu không có quy hoạch sớm, sẽ vướng các công trình và khó triển khai các dự án ngầm có không gian lớn.
Bạn đọc Hoàng Anh Tuấn (TP.HCM) viết: "TP.HCM sắp đưa vào khai thác tuyến metro số 1 và chuẩn bị đầu tư các tuyến còn lại, Sở Quy hoạch kiến trúc đang nghiên cứu bổ sung các địa điểm quy hoạch không gian ngầm mới để phát huy hiệu quả khai thác của các tuyến metro, vận tải hành khách công cộng, tập trung ở 2 đồ án quy hoạch phân khu 1/2.000 của khu 930ha và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, còn vướng tiến độ rà soát điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố tầm nhìn đến năm 2060. Sẽ rất khó nếu quy hoạch này lại vướng quy hoạch kia".
Bạn đọc Minh Anh (Hà Nội) đề xuất các đô thị lớn phải tính tới các công trình ngầm để giảm tải ùn tắc giao thông. Đường sắt trên cao, cầu vượt đã có nhưng cũng không thể lãng quên các công trình ngầm, nếu chúng ta không thực hiện quy hoạch, sẽ có hàng trăm dự án nhỏ mọc lên, như là bãi đỗ xe ngầm, hầm chui ngầm trước các khu thương mại... chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch triển khai các dự án ngầm quy mô lớn sau này.
Bạn đọc Quý An (Hà Nội) viết: "Ngầm hóa các công trình giao thông là xu hướng tất yếu khi quỹ đất đô thị ngày càng ít đi. Rất đáng lo nếu các công trình ngầm của Hà Nội được thực hiện theo kiểu đơn lẻ chưa có sự liên kết tổng thể của vùng, hay đô thị. Không sớm nhận ra và có giải pháp, các thành phố lớn sẽ "tắc trên nghẽn dưới".
Xe giường nằm lao vun vút, liên tục vượt ở làn đường dừng khẩn cấp trên cao tốc Một xe khách giường nằm mang BKS 89B - 007.61 lưu thông trên cao tốc TP. HCM - Trung Lương đã làm cho nhiều xe khác hoảng vía, vì xe này liên tục vượt qua xe ô tô khác ở làn đường dừng khẩn cấp với tốc độ cao. Ngày 13/11, Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số...