Cấu tạo của buồng trứng và vòi trứng
Mỗi người phụ nữ đều có hai buồng trứng, buồng trứng rất quan trọng đối với người phụ nữ.
Đây là một cơ quan vừa nội tiết vừa ngoại tiết mang tính đặc trưng của phụ nữ. Khác với tinh hoàn ở nam giới nằm lộ bên ngoài thì buồng trứng của phụ nữ lại nằm ẩn ở bên trong khung chậu.
VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO BUỒNG TRỨNG
Vị trí và kích thước buồng trứng:
- Vị trí: Buồng trứng nằm ở hai bên hố chậu, nó có một mạch treo riêng gọi là mạc treo buồng trứng xuất phát từ lá sau của dây chằng rộng và dính và sừng tử cung bằng dây chằng buồng trứng.
- Kích thước: Buồng trứng dài khoảng 3 cm, rộng 1,5 cm, kích thước và hình dạng của nó giống quả chà là. Trước tuổi dậy thì buồng trứng nhẵn và đều, sau tuổi dậy thì bề mặt buồng trứng trở nên xù xì do các sẹo khi nang trứng vỡ ra. Sau khi ngưỡi phụ nữ đã mãn kinh thì buồng trứng lại nhắn bóng trở lại.
- Bề mặt tự do của buồng trứng không có phúc mạc bao phủ mà chỉ có biểu mô bề mặt. Phần buồng trứng dính vào mạc treo buồng trứng được gọi là múm buồng trứng, các mạch máu và thần kinh đi qua mạc treo này.
Cấu tạo của buồng trứng:
Trên thiết diện cắt ngang buồng trứng cho thấy buồng trứng được chia thành vùng tủy và vùng vỏ.
- Vùng tủy: Cấu tạo bởi mô liên kết thưa, chứa những sợi chun, sợi cơ trơn, động mạch xoắn và cuộn tĩnh mạch. Những thành phần trên tạo thành mô cương của buồng trứng.
- Vùng vỏ:
Buồng trứng được phủ bởi một biểu mô đơn. ở phụ nữ còn trẻ, biểu mô là biểu mô vuông đơn, về sau nó dẹt lại ở một số nơi, trừ những nơi có khe rãnh thấy trên mặt buồng trứng.
Video đang HOT
Dưới biểu mô là mô kẽ cấu tạo bởi những tế bào hình thoi xếp theo nhiều hướng khác nhau, làm cho vùng vỏ buồng trứng có những hình xoáy đặc biệt.
Giáp với biểu mô buồng trứng, mô liên kết chứa ít mạch máu, nhiều sợi liên kết và nhiều chất gian bào tạo thành một lớp mỏng gọi là màng trắng.
Mô liên kết vùng vỏ buồng trứng chứa những khối hình cầu gọi là nang trứng. Mỗi nang trứng là một cái túi đựng noãn, ở thai nhi, trẻ em chưa đến tuổi dậy thì, những nang trứng này gọi là nang trứng nguyên thuỷ.
Trong đời sống sinh dục của người phụ nữ, những nang trứng nguyên thuỷ tiến triển qua các giai đoạn khác nhau và cứ cách 14 ngày trước khi thấy kinh, có một (đôi khi 2-3) nang trứng tiến triển tới mức chín (trưởng thành), vỡ ra và phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng. Phần còn lại của nang trứng đã mất noãn tạo ra một thể màu vàng gọi là hoàng thể.
- Hoàng thể (thể vàng): Trong khi trưởng thành nang trứng tiếp cận dần bề mặt buồng trứng và cuối cùng đẩy trứng qua vết vỡ của nang tới tua vòi trứng đang chờ sẵn. Phần còn lại của nang trứng nhanh chóng biến đổi thành hoàng thể mà chức năng là tiết ra các progestine và chuẩn bị viêm làm tổ của trứng khi trứng được thụ tinh.
- Bạch thể (thể trắng): trong chu kỳ sinh lý tiến triển thì hiện tượng thoái hóa xuất hiện dần dần, cuối cùng hoàng thể thoái hóa thành bạch thể và bị hấp thụ đi trong khoảng 1 năm sau. Hiện tượng lên sẹo này giải thích cho bề mặt lồi lõm của buồng trứng ở những người phụ nữ trong tuổi sinh sản.
Ở các bé gái thì buồng trứng có nhiều nang trứng (ít nhất có trên 100.000) song ở phụ nữ trưởng thành thì chỉ có khoảng 400 – 500 trứng có thể phát triển thành nang trứng trưởng thành và có khả năng kết hợp với tinh trùng.
CẤU TẠO VÒI TRỨNG
Vòi trứng nối từ sừng tử cung tớ buồng trứng, vòi trứng trung bình dài khoảng 10 cm. Cả hai vòi trứng không chỉ đơn thuần tạo ra đường đi cho trứng vào trong buồng trứng mà các vòi này phải chuyển động để hỗ trợ cho trứng di chuyển bằng nhu động và cũng phải đủ dài để cho trứng có thời gian trưởng thành sau khi nó đã được thụ tinh trong đoạn bóng và trước khi nó sẵn sàng làm tổ trong tử cung. Vòi trứng với buồng trứng được gọi là “phần phụ” (các bộ phận dính vào) của tử cung.
Vòi trứng được chia làm 4 đoạn từ sừng tử cung đi ra như sau:
- Đoạn kẽ: là đoạn tiếp nối giữa sừng tử cung và vòi trứng, đoạn kẽ chỉ dài khoảng 1 cm và là đoạn hẹp nhất của vòi trứng với đường kính dưới 1mm.
- Đoạn eo: dài khoảng 2 cm và thẳng như một sợi thừng đường kính khoảng 1mm.
- Đoạn bóng: dài khoảng 5 cm thành vòi mỏng và ngoằn ngoèo, đây có thể nói là đoạn dài nhất của vòi trứng. Đây là đoạn mà trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành hợp tử.
- Đoạn loa vòi trứng: dài khoảng 2cm đoạn cuối của nó nở ra với các tua để có thể hứng lấy trứng sau khi rụng. Những tua này luôn quét qua bề mặt của buồng trứng để bắt lấy trứng sau khi rụng và đưa vào trong lòng ống.
- Bên trong lòng ống dẫn trứng có một lớp lót gồm những tế bào có nhung mao đan với những tế bào tiết không có nhung mao hay còn gọi là “tế bào chốt”. Lòng ống dẫn trứng có rất ít hoặc không có lớp dưới niêm mạc. Biểu mô được sắp xếp theo một hình thái phức tạp với nhiều hình chung. Các nhung mao nằm trong lòng ống dẫn trứng có thể chuyển động theo một hướng là từ ổ bụng vào trong buồng tử cung. Chính những nhu động này giúp đưa trứng từ buồng trứng vào trong lòng ống và vào tử cung.
Như vậy, nếu như có sự cố hay trục trặc ở bất cứ đoạn nào của vòi trứng hay buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc khó thụ thai ở người phụ nữ.
Đau bụng nhiều năm, cô gái choáng váng vì mất cả hai buồng trứng, BS cũng không rõ nguyên nhân
Sau nhiều năm bị đau bụng mà tưởng là tắc nghẽn đường ruột, cuối cùng cô gái trẻ phát hiện ra cả hai buồng trứng của bản thân đều biến mất.
Gia đình nghi ngờ nguyên nhân đến từ một sự việc trong quá khứ.
Cô gái trẻ Lao Zhu, đến từ Hồ Bắc, Trung Quốc bất ngờ bị đau bụng dữ dội trong khi đang gần đến kỳ tuyển sinh đại học. Lúc đầu, bác sĩ nghi ngờ đó là tắc nghẽn đường ruột. Việc điều trị kéo dài một hoặc hai năm, và Lao Zhu đã phải nhập viện nhiều lần.
Khi vào đại học, cô gái trẻ may mắn được học chuyên ngành yêu thích là thiết kế. Tuy nhiên, Lao Zhu liên tục gặp vấn đề về sức khỏe, khi đã 21 tuổi nhưng cô chưa hề có kinh nguyệt. Trong vài năm qua, cô đã đo được estrogen và thấy nó thấp bất thường nên phải uống estrogen đường uống.
Vào cuối năm ngoái, cô lại phải nhập viện một lần nữa sau một cơn đau bụng dữ dội khác. Lần này, bác sĩ đề nghị kiểm tra phụ khoa. Vào tháng 10/2016, chẩn đoán của Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y khoa Chiết Giang gần như đã đánh gục hoàn toàn cô gái.
"Các ống dẫn trứng hai bên, buồng trứng hai bên không hề có", bác sĩ ghi trong kết quả chẩn đoán. Lao Zhu sau đó thực hiện siêu âm thêm vài lần khác nhưng các bác sĩ cũng không thể nhìn thấy buồng trứng hay ống dẫn trứng. Cuối cùng, cô gái trẻ phải tiến hành nội soi và kết quả y hệt như siêu âm.
Điều này lý giải cho việc tại sao nhiều năm cô gái trẻ không có kinh nguyệt. Gia đình lúc này nghi ngờ ca phẫu thuật khi cô gái chào đời được 4 tháng vào năm 1998 là nguyên nhân.
Sau đó gia đình đã tìm tới Bệnh viện Đa khoa Shiyan Dongfeng, nơi năm xưa cô gái đã tiến hành phẫu thuật để xem lại bệnh án. Ban đầu bệnh viện nói rằng không tìm thấy bởi đã quá lâu nhưng sau đó cuối cùng bệnh án của Lao Zhu cũng được tìm ra. Theo bệnh án, cô gái trẻ được chẩn đoán bị u nang buồng trứng trái. Bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật năm xưa cũng khẳng định không có vấn đề gì với ca phẫu thuật. U nang được cắt bỏ và buồng trứng vẫn được giữ nguyên vẹn.
Hồ sơ bệnh án của Lao Zhu 21 năm trước.
Bác sĩ cũng cho biết thêm thời điểm đó ở buồng trứng và tử cung xuất hiện một đoạn xoắn khoảng 270 độ. Bác sĩ suy đoán có thể chính xoắn này gây ra thiếu máu cục bộ, khiến buồng trứng biến mất. Tuy nhiên theo kết quả nội soi thì phần rìa của ống dẫn trứng và tử cung hoàn toàn rất sạch sẽ, không có cảm giác như buồng trứng bị teo lại.
Không có buồng trứng và ống dẫn trứng, điều đó không có nghĩa là phụ nữ sẽ không có con. Bác sĩ nói rằng tác hại của việc này có rất nhiều mặt. Vì không có buồng trứng nên cơ thể không tiết ra estrogen. Và phụ nữ thiếu estrogen, giống như bước vào thời kỳ mãn kinh trước, rối loạn nội tiết có thể dẫn đến các triệu chứng bất thường khác nhau, chẳng hạn như loãng xương.
Lao Zhu sau khi nghe bác sĩ phân tích cũng thừa nhận do việc học hành nhiều áp lực nên cô thường phải ngồi trước máy tính trong một thời gian dài, nhưng cô ấy không thể, cô ấy sẽ bị đau lưng trong một hoặc hai giờ, và bây giờ có nhiều khó chịu ở đốt sống cổ, thắt lưng. "Tôi không thể giống như bạn cùng lớp, tôi tuy còn trẻ nhưng cơ thể lại chẳng dẻo dai."
Các bác sĩ nói rằng sự thiếu hụt estrogen cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của phụ nữ, buồn bã, khó chịu và thậm chí trầm cảm. Vì uống estrogen, cô gái đã đến kỳ kinh nguyệt, nhưng vì âm đạo đã "đóng cửa", máu không thể được thải ra, gây đau bụng. Bác sĩ đề nghị rằng bước tiếp theo có thể là loại bỏ tử cung và dùng estrogen suốt đời.
Teo buồng trứng là gì?
Teo buồng trứng là tình trạng ngừng hoạt động chức năng buồng trứng ở phụ nữ làm suy giảm sự phát triển của nang noãn, buồng trứng không đảm bảo được chức năng nuôi dưỡng trứng trưởng thành để rụng và thụ thai. Teo buồng trứng, suy buồng trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ.
Teo buồng trứng do nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ giảm. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng teo buồng trứng:
- Nguyên nhân tự phát: Gặp rối loạn trong chu kì kinh nguyệt dẫn đến đột ngột tắt kinh (mất kinh) có thể gây ra tình trạng suy buồng trứng sớm. Khi kinh nguyệt không đều, lượng hormone estrogen trong cơ thể cũng bị thay đổi dễ dẫn đến rối loạn trao đổi chuyển hóa chất béo và gây ra nguy cơ lão hóa buồng trứng.
- Nguyên nhân chủ quan: Một số những tác nhân như nạo phá thai, nhiễm trùng đường sinh sản, kích trứng quá kích, sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện hay giảm câm quá mức. Tất cả đều là những yếu tố làm suy giảm chức năng buồng trứng khiến buồng trứng lão hóa sớm và teo.
Theo Khám phá
Vừa quan hệ với bạn trai xong lại có hành kinh, liệu có khả năng dính thai? Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em và bạn trai vừa có quan hệ nhưng chỉ cọ xát bên ngoài. Anh ấy có ra dịch xung quanh nhưng không cho vào cô bé, mà lúc cọ xát xong em lại ra kinh nguyệt. Liệu như vậy thì em có thể dính thai không bác sĩ? Ảnh minh họa: Internet Bác sĩ Tiin trả lời:...