Cầu siêu bằng chả, bim bim ở nghĩa trang chó mèo
Trong góc chùa ở Trương Định, Hà Nội, bà Uyển vừa thắp hương, vừa lẩm nhẩm “Con có buồn không, ở đây chơi với các bạn nhé”….
Chùa Tề Đồng Vật Ngã (Trương Định, Hà Nội) chiều 25/8 nghi ngút khói hương. Bà Đỗ Uyển (ở phố Phạm Ngọc Thạch) đặt lên ban thờ một mâm ngũ quả, thắp nén hương, lau vội dòng nước mắt, nói với bức ảnh chú chó đã mất 6 năm của mình: “Con không phải về trông nhà nữa đâu. Ở đây chơi với các bạn nhé con”.
Chùa Tề Đồng Vật Ngã do nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh (Trương Định, Hà Nội) thành lập. Ông Sinh cho biết, ý tưởng thành lập một nghĩa trang dành riêng cho vật nuôi đã được ông ấp ủ từ khi còn bé, nhưng đến năm 2000 điều này mới dần trở thành hiện thực.
Ông Sinh chia sẻ: “Ngày còn bé, con bướm chết cũng tôi cũng chôn, con chó chết tôi cũng chôn. Bây giờ mình chỉ ‘lắp’ lại tuổi thơ của mình. Thứ hai, việc thành lập chùa xuất phát thực tế. Ngày xưa khi đói khổ quá, con chó chết không ai chôn, thậm chí còn bị làm thịt. Còn bây giờ, khi đất nước ngày càng càng phát triển, nhu cầu về tâm linh của con người lại càng lớn. Tề Đồng Vật Ngã được hiểu theo giáo lý nhà Phật, nghĩa là triết lý luân hồi, người và vật đều bình đẳng”.
Theo ông Sinh, tháng 7 là thời điểm nhiều người đến nhất, trung bình tháng khoảng 1.000 người.
Năm nay, buổi lễ cầu siêu diễn ra từ 16h đến 18h, đông hơn mọi năm. Đồ cúng được nhà chùa chuẩn bị gồm ngô, khoai sắn, các loại ngũ cốc… Đa phần mọi người còn chuẩn bị sẵn đồ lễ ở nhà, đó là những món ăn trước khi mất các chú chó mèo rất yêu thích.
Tại chùa, có 2 hình thức an táng cho chó mèo là địa táng và hỏa táng, trong đó địa táng dao động 6 – 10 triệu. Hỏa táng có giá rẻ hơn chỉ từ 2,5 – 4 triệu. Ảnh: Vũ vân.
Chị Hà Anh (30 tuổi) có hai chú mèo được chôn cất ở chùa. Hôm nay đến thăm “hai người bạn”, chị không quên mang theo một ít chả, hoa và bim bim. Đây là những đồ ăn chúng từng thích. Trong không khí tĩnh mịch, thoảng mùi hương, chị bật bản nhạc “River flows in you” để linh hồn chúng cùng nghe, khiến không khí càng thêm trùng xuống.
“Trước kia vào những ngày mưa, mình ngồi cạnh cửa sổ ôm mèo vào lòng, tâm sự cho chúng nghe, cùng ngồi nghe nhạc và ngủ thiếp đi. Cho đến bây giờ, cảm giác ấy vẫn rất nguyên vẹn như mới hôm qua thôi”, chị kể.
Hiện nay, có khoảng hơn 5.000 hài cốt chó mèo được chôn cất ở đây. Những ngôi mộ ngay ngắn được xây dựng cẩn thận, có cả bia ghi “năm sinh, năm mất”, di ảnh của những cái tên Lucky, LyLy, Bột, Kem… và bát hương thờ cúng. Trong chùa có hai đài hỏa táng. Gần 10 nhân viên chuyên phục vụ các dịch vụ ma chay cho chó mèo.
Bim bim, bánh quy cũng là đồ cúng cho nhiều chú chó mèo. Ảnh: Vũ vân.
Ông Lê Quang Huấn (56 tuổi, Xã Đàn, Đống Đa) tâm sự, con chó Bông nhà ông mới mất tháng 2 vừa qua, vốn được cả nhà rất yêu mến. Ông thường xuyên đến thăm vào mùng một và ngày rằm. “Nay mang hoa quả, bánh kẹo là những thứ nó thích nhất”.
Chị Vân (43 tuổi Thanh Xuân), rớm nước mắt kể: “Tính đến nay mình đã mất 3 ‘bạn’ ở đây. Chú chó mới mất vào tháng 3/2018. Mình đi làm qua khu vực này và biết đến chùa, nên đưa đến chùa gửi. Hôm nay, tới đây nhìn di ảnh của chúng mình thực sự rất xúc động, bao nhiêu kỉ niệm lại ùa về”.
Vũ Vân
Theo Vnexpress
Cảnh rùng rợn trong hầm mộ chứa 6 triệu hài cốt và bí ẩn những "cấm địa" đáng sợ nhất hành tinh, nghe tò mò nhưng không dám bén mảng
Từ hầm mộ chứa 6 triệu hài cốt ẩn mình dưới lòng thủ đô Paris hoa lệ tới "cổng địa ngục" đoạt mạng mọi sinh vật đến gần ở Thổ Nhĩ Kỳ, đây đều là những vùng cấm địa bí ẩn nhất hành tinh.
Hầm mộ chứa 6 triệu hài cốt ở Paris, Pháp
Hầm mộ Paris là một trong những nơi bí ẩn và đáng sợ nhất trên thế giới. Nơi này vốn ban đầu được xây dựng như hầm mỏ nhưng sau đó trở thành nghĩa trang - nơi yên nghỉ của 6 triệu hài cốt vào cuối thế kỷ XVIII.
Ngày nay, một phần rất nhỏ của hầm mộ này được mở cửa cho công chúng tham quan. Đi dọc đường hầm sâu hun hút đến rợn người, du khách có thể thấy hàng ngàn bộ xương và hộp sọ xếp chồng lên nhau một cách ngay hàng thẳng lối.
Bên trong hầm mộ chứa 6 triệu hài cốt ở Paris (Pháp).
Tuy nhiên, 99% hầm mộ dài 274 km này vẫn là cấm địa, không ai được phép xâm phạm nhằm đảm bảo an toàn. Dẫu vậy, một số người hiếu kỳ và ưa mạo hiểm vẫn bí mật tìm cách xâm nhập những khu vực cấm tham quan của hầm mộ, gây rắc rối cho Cataflics - lực lượng cảnh sát chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra khu hầm mộ.
Đảo North Sentinel, Ấn Độ - nơi cư ngụ của bộ lạc hễ thấy ai lại gần là giết
Đảo North Sentinel là nơi cư ngụ của người Sentinel, một bộ lạc thiểu số không tiếp xúc với nền văn minh hiện đại. Người ta tin rằng người Sentinel sinh tồn bằng cách săn bắn, câu cá, hái lượm, tuy nhiên ở đây đường như không có dấu hiệu của lửa hay nông nghiệp.
Chuyến thám hiểm thành công đầu tiên là vào năm 1967, do Triloknath Pandit - một nhà nhân chủng học Ấn Độ dẫn đầu. Tuy nhiên ngày nay, bộ lạc Sentinel gạt bỏ mọi liên hệ với thế giới hiện đại, hung dữ xua đuổi bất cứ ai có ý định tiếp cận. Năm 2006, bộ lạc này đã giết 2 ngư dân vô tình xâm nhập lãnh thổ của họ nhưng chính phủ Ấn Độ bất lực trong việc can thiệp. Hiện nay, hòn đảo này trở thành cấm địa không ai dám đặt chân đến.
"Cổng địa ngục" ở Thổ Nhĩ Kỳ đoạt mạng mọi sinh vật đến gần
Tọa lạc tại thành phố cổ Hierapolis (Thổ Nhĩ Kỳ), Cổng Pluto từng là nơi thờ vị thần La Mã Pluto - người cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp. Sử gia cổ đại Strabo từng đến thăm nơi này và nói rằng: "Bất cứ con vật nào đi vào bên trong đều sẽ chết tức thì. Tôi ném mấy con chim sẻ vào, chúng ngay lập tức trút hơi thở cuối cùng và rơi xuống".
Năm 1965, các nhà khoa học đã chứng minh sự nguy hiểm của Cổng Pluto không chỉ là một huyền thoại. Họ đo nồng độ CO2 và phát hiện vào ban ngày, ánh sáng mặt trời làm tiêu tan khí CO2, nhưng ban đêm, khi nhiệt độ giảm, CO2 nặng hơn không khí, tụ lại bên dưới thành một "cái hồ" chết người. Lúc rạng sáng, nồng độ CO2 cách mặt sàn 40cm lên tới 35%, đủ để giết chết động vật, thậm chí cả con người trong vòng vài phút. Tuy nhiên, càng lên cao, nồng độ CO2 sẽ càng giảm nên việc đứng gần "cổng địa ngục" sẽ chỉ đe dọa tính mạng những loài động vật nhỏ mà thôi.
Hòn đảo hoang bao trùm bởi bóng ma bệnh tật Poveglia ở Ý
Từng là nơi chôn và thiêu sống bệnh nhân dịch hạch, Poveglia trở thành một trong những hòn đảo bị đồn là ma ám đáng sợ nhất thế giới.
Vào thời kỳ La Mã, Poveglia là nơi ở cách ly của những người mắc bệnh dịch hạch. Sau đó vào thời trung cổ, khi dịch bệnh hoành hành trở lại, hòn đảo một lần nữa trở thành nơi trú ngụ của hàng ngàn người mắc căn bệnh truyền nhiễm chết người.
Rất nhiều người bị vùi xuống hố chôn tập thể, thậm chí bị thiêu sống. Người ta nói rằng đất trên đảo bị ảnh hưởng bởi xác chết thối rữa và tro cốt của những nạn nhân mắc dịch bệnh, 50% đất trên đảo thực chất là tro cốt.
Năm 1922, người ta xây một bệnh viện tâm thần trên đảo nhưng tình hình của các bệnh nhân dường như không mấy tích cực, nhiều câu chuyện rùng rợn cũng được lưu truyền kể từ đây. Ngày nay, người ta vẫn có thể bắt gặp những khúc xương người bị sóng đánh dạt vào bờ biển bởi quá nhiều người từng bị giết ở đây trong quá khứ.
Theo Trí Thức Trẻ
Người cha viếng nhầm mộ con suốt 30 năm Ông Geogre Salt (ở Anh) một năm hai lần viếng chiếc mộ rỗng, nhưng chỉ mới đây mới biết sự thật. Con gái của ông Salt chết yểu 2 ngày sau khi chào đời vào giữa năm 1988. Cô bé được chôn cất tại nghĩa trang phía nam thành phố Manchester. Tuy nhiên vào cuối những năm 80, nghĩa trang đã di chuyển...