Cầu sập, xe ép cọc cùng 2 người rơi xuống sông
Khi xe ép cọc 21 tấn chạy lên, cầu tải trọng 5 tấn nối hai xã ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp bị đổ sập khiến xe và hai người rơi xuống kênh.
Cầu kênh Nhất bị sập do xe có trọng tải vượt hơn 4 lần đi qua. Ảnh: A.X
Rạng sáng 23/3, xe ép cọc 21 tấn đi đến giữa cầu kênh Nhất, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp thì bất ngờ cầu đổ sập. Xe ép cọc rơi xuống kênh, tài xế và phụ xe nhanh chóng mở cửa lội vào bờ.
Tại hiện trường, cầu bị sập hoàn toàn nhịp giữa. Đường ống của trạm cấp nước cụm dân cư xã Thanh Mỹ bị vỡ, khiến gần 100 hộ dân mất nước sử dụng.
Video đang HOT
“Nguyên nhân ban đầu do cầu có tải trọng 5 tấn nhưng tài xế vẫn cho xe ép cọc nặng gấp 4 chạy xe qua”, ông Đinh Minh Dũng, Chủ tịch UBND Huyện Tháp Mười, nói.
Theo ông Dũng, cầu này nằm trên trục lộ giao thông của hai xã thuộc huyện và nối đường đi qua một số huyện của tỉnh Tiền Giang. Trước mắt, địa phương tổ chức đò ngang đưa học sinh và người dân qua lại, đồng thời hướng dẫn ôtô đi đường vòng.
Cầu kênh Nhất được xây dựng hơn 10 năm trước, đã xuống cấp. Năm 2014, cầu từng bị hư hỏng nặng do nhiều ôtô quá tải trọng đi qua.
Cửu Long
Theo VNE
Cầu 6 tỉ vừa thông xe... đã sập: Hé lộ những nguyên nhân
Chiều tối 19.8, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Cà Mau đã có báo cáo sơ bộ gởi Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân sập cầu Ô Rô, ấp Khai Long, xã Đất Mũi, H.Ngọc Hiển.
Hiện trường sập cầu Ô Rô
Theo báo cáo thì nhận định có rất nhiều nguyên nhân xoáy lở, dòng chảy sâu hơn so với khảo sát ban đầu, sông lở rộng hơn. Nhà thầu trong quá trình thi công, tập kết vật tư ngay mố cầu... khiến sụp và trượt đất nền đường đầu cầu.
Sau sự cố, làm cho mố cầu bị đẩy ra phía sông 3,64 mét kéo theo sập nhịp cầu. Và nguồn tin này cũng cho biết là nhà thầu thi công công trình có trách nhiệm khắc phục sự cố này.
Theo báo cáo, Cầu Ô Rô được thông xe hồi đầu tháng 2, trong quá trình thi công tuyến đường ô tô đến trung tâm xã Đất Mũi có nhiều phương tiện ô tô vận chuyển vật liệu lưu thông qua cầu, nhưng không phát hiện dấu hiệu bất thường.
Còn tại thời điểm sập cầu vào tối 5.8 không có phương tiện lưu thông, là thời điểm thủy triều tại sông Ô Rô xuống rất thấp, do đó nguyên nhân sập 2 nhịp cầu không phải do hoạt tải.
Hiện còn phải chờ tham vấn ý kiến của một số tổ chức giám định chuyên nghiệp. Hiện Tổ điều tra đã chỉ định Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (Tedi South) thực hiện kiểm định phục vụ đánh giá nguyên nhân.
Trước mắt để đảm bảo giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo huyện Ngọc Hiển duy tu, sữa chửa tuyến đường giao thông nông thôn từ cầu Hàng Dày nối ra đường Hồ Chí Minh phục vụ lưu thông thông suốt cho xe 2 bánh.
Như Thanh Niên thông tin, cầu Ô Rô do UBND H.Ngọc Hiển làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty TNHH tập đoàn thương mai xây dựng Sử Thành Phú (Cà Mau). Cầu được thi công từ năm 2013 nằm trong dự án đường về Trung tâm xã Đất Mũi (dài 84 mét, ngang 3,5 mét), với nguồn vốn đầu tư xây dựng hơn 6 tỉ đồng được thông xe hồi đầu năm, hiện vẫn chưa nghiệm thu và bị sập vào 1 giờ 25 phút ngày 5.8.
Theo Thanh Niên
Đảo lộn vì cầu sập Sự cố sập cầu Ghềnh - cầu đường sắt độc đạo bắc - nam, gây ra nhiều hệ lụy không chỉ cho hàng triệu hành khách mà còn gây thiệt hại chưa từng có cho các doanh nghiệp vận tải hàng hóa bằng đường sắt. Khách phải đi xe trung chuyển từ ga Sài Gòn đến ga Biên Hòa - Ảnh: Diệp Đức...