Cau ở Quảng Ngãi tăng giá gấp 3 lần
Khác với năm trước, giá mỗi kg cau năm nay tăng vọt lên 50.000 đến 60.000 đồng mang lại thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân ở Quảng Ngãi.
Tháng 9, hàng nghìn nông dân Quảng Ngãi vào vụ thu hoạch cau. Theo giá thị trường hiện nay, mỗi kg cau trái từ 50.000 đến 60.000 đồng, tăng gấp ba lần so với năm ngoái.
Bà Nguyễn Thị Lành (ngụ xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành), cho hay gia đình trồng khoảng 100 cây cau đang cho trái. “Tôi mới bán lứa đầu 100 kg cau trái thu về hơn 5 triệu đồng. Cầm số tiền lớn trong tay, tôi không ngờ cau trái năm nay có giá cao như vậy”, bà Lành nói.
Theo bà Lành, loại cây này không kén đất, ít bị sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc, đầu tư một lần cho thu hoạch trong thời gian dài 20 năm lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây keo nên người dân thích trồng.
Video đang HOT
Huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi), nơi người dân trồng 1.100 ha cau. Ảnh: Minh Hoàng.
Những ngày qua, một số thương lái về “thủ phủ” trồng cau ở huyện Sơn Tây để mua cau trái cho nông dân với “giá cao chưa từng thấy”.
Thống kê của huyện Sơn Tây, địa phương này có 1.100 ha đạt sản lượng 20.000 tấn cau trái. Nếu thu hoạch hợp lý, đúng độ tuổi, với giá dao động từ 50.000 đến 60.000 đồng mỗi kg như hiện nay, người dân địa phương có thể thu về hàng chục tỷ đồng từ loại cây này. Ngoài doanh nghiệp Trung Quốc, năm nay một số doanh nghiệp Ấn Độ đặt hàng mua cau của nhiều thương lái ở địa phương này.
Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, cho biết hàng năm vụ cau kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Sau khi xuống giống, cây cau đến 6 năm tuổi thì bắt đầu cho thu hoạch. Toàn xã hiện có 50 ha đang trong giai đoạn cho thu hoạch, trung bình mỗi ha cau người dân nơi đây bán thu lãi 100-200 triệu đồng.
Người dân Quảng Ngãi thu hoạch, sơ chế cau.Ảnh: Minh Hoàng.
“Vụ cau năm nay, có thời điểm giá tăng vọt đến 60.000 đồng/kg nên nhiều hộ dân trúng đậm. Cá biệt như gia đình ông Đinh Văn Nhiêu, (thôn Ramanh) bán cau thu về 300 triệu đồng và Đinh Văn Diên (thôn Nước Đốp) thu hơn 180 triệu đồng”, ông Vượt chia sẻ.
Theo các thương lái, cơn bão số 9 cuối năm 2020 đã làm gãy đổ hàng loạt vườn, đồi cau ở các tỉnh miền Trung. Do vậy, số lượng cau trái năm nay giảm mạnh, trong khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường các nước Trung Quốc, Ấn Độ đang tăng mạnh. Các nước thu mua cau trái của Việt Nam chủ yếu để sản xuất kẹo bán đi các nước có khí hậu lạnh…
Quảng Ngãi: 14/15 ca mới mắc COVID-19 liên quan ổ dịch ở KCN VSIP
14/15 ca mới mắc COVID-19 ở Quảng Ngãi liên quan đến ổ dịch Công ty Hoya Lens Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi, đóng tại KCN VSIP.
Sáng 4/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ngãi cho biết, địa phương vừa ghi nhận thêm 15 ca COVID-19. Cụ thể, 14 ca liên quan chùm ca bệnh ở Công ty Hoya Lens Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi (KCN VSIP Quảng Ngãi); ca còn lại liên quan ổ dịch tại xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi), là F1 của BN475242.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người lao động của Công ty Hoya Lens Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi.
Theo thống kê, từ 26/6 đến nay, ngành Y tế Quảng Ngãi ghi nhận 736 ca COVID-19, trong đó 138 ca nằm trong chùm ca bệnh liên quan đến Công ty Hoya Lens Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi.
Ngành Y tế Quảng Ngãi nhận định, tình hình dịch bệnh tại địa phương đang diễn biến phức tạp; các ca bệnh phát hiện tại cộng đồng có lịch trình di chuyển phức tạp, vì vậy công tác cách ly, khoanh vùng ổ dịch cần triển khai kịp thời, nhanh chóng; một số trường hợp F1, F2 chuyển thành F0 làm phức tạp thêm công tác khống chế dịch.
Các ca bệnh mới làm việc tại Công ty Hoya Lens Việt Nam ở nhiều huyện, thị xã, thành phố làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, vì vậy cần nhanh chóng áp dụng nhiều giải pháp kết hợp để kiểm soát tình hình dịch bệnh tại khu công nghiệp và các địa phương trong tỉnh.
Ổ dịch tại xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi xuất hiện thêm một số ca bệnh mới, vì vậy cần nhanh chóng khống chế dịch bệnh, tránh lây lan ra cộng đồng.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại 7 tỉnh Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, khoảng 16 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 2/9, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ có nguy cơ xảy ra trên khu vực các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai. Đề phòng lũ quét, sạt lở đất...