Cầu nối thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Italy
Đại sứ quán Việt Nam tại Italy ngày 15/1 đã tổ chức cuộc gặp mặt trực tuyến đầu Xuân Năm mới 2022 với các đại diện của Hội doanh nhân Việt Nam tại Italy (ASSOEVI) để trao đổi các ý kiến nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Italy.
Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ. Ảnh tư liệu: TTXVN
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ đã tổng kết những hoạt động và đóng góp hướng về đất nước của cộng đồng người Việt tại Italy trong năm 2021 như: cùng tham gia vận động chính quyền sở tại hỗ trợ vaccine ngừa COVID-19, thuốc và thiết bị y tế cho Việt Nam; các hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em tại Việt Nam; dạy tiếng Việt và hỗ trợ các doanh nghiệp Italy và Việt Nam. Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ bày tỏ mong muốn cộng đồng người Việt và các tổ chức như ASSOEVI sẽ tiếp tục có những hoạt động tích cực và đóng góp nhiều hơn nữa cho quê hương, đất nước.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ nhấn mạnh mặc dù trong năm 2021, thế giới vẫn lao đao trong đại dịch COVID-19, song kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Italy vẫn đạt mức 5,6 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Italy đạt 3,8 tỷ USD (tăng 22%) và kim ngạch nhập khẩu đạt 1,8 tỷ USD (tăng 19%), nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực thi. Các mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang Italy là thủy sản, nông sản (hạt tiêu) và thủ công mỹ nghệ.
Đại diện Ban cố vấn ASSOEVI – ông Phạm Văn Hồng chia sẻ ASSOEVI – với vai trò là nơi tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và là cầu nối giữa hai nước Việt Nam-Italy – ngày càng phải hoạt động hiệu quả hơn nữa để tạo lập nền tảng phát triển vững chắc hơn trong tương lai. Các ý kiến khác trong buổi trao đổi đã nêu ra nhiều đề xuất để ASSOEVI đóng góp nhiều hơn nữa trong tiến trình kết nối giữa các doanh nghiệp của hai nước, thông qua hoạt động phối hợp tăng cường truyền tải thông tin, hỗ trợ thủ tục pháp lý, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường Italy và Việt Nam… nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh cho doanh nghiệp Italy và Việt Nam.
Được thành lập vào tháng 6/2011, ASSOEVI quy tụ hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tại Italy với mục tiêu đoàn kết, nâng cao năng lực của hội viên, tạo môi trường để hợp tác và trao đổi thông tin giữa các doanh nhân, doanh nghiệp của người Việt tại Italy; liên kết, phối hợp và hỗ trợ hội viên trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ tại Italy; góp phần quảng bá, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại Italy và thúc đẩy, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại giữa Italy và Việt Nam.
Giải pháp nào thông suốt chuỗi cung ứng hàng hoá các tỉnh phía Nam?
Dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam diễn biến phức tạp và kéo dài nhiều tháng qua khiến việc tiêu thụ hàng hóa, nông sản, thủy sản gặp không ít khó khăn.
Để gỡ khó cho chuỗi hàng hóa nông sản, cần sự vào cuộc của các bộ, ngành và chủ động từ phía các địa phương. Đây là nội dung được nhiều đại biểu tập trung thảo luận tại tọa đàm Kết nối cung cầu nông thủy sản giữa các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh do Báo Người lao động tổ chức ngày 14/9.
Video đang HOT
Người dân đi mua sắm tại siêu thị Co.opXtra. Ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Chuỗi ung ứng nông, thủy sản bị đứt gãy
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất sản lượng lớn các loại nông, thủy sản gồm lúa gạo, rau quả, tôm, cá tra của cả nước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài nhiều tháng qua đã khiến chuỗi cung ứng nông, thủy sản trong vùng bị gián đoạn.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin, tỉnh Hậu Giang đang tồn 6.000 tấn thủy sản khó tiêu thụ. Việc sản xuất tại tỉnh chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, tiêu thụ qua các thương lái nhỏ thu gom cho nhà máy chế biến. Do đó, khi địa phương thực hiện giãn cách xã hội, việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hóa cũng khó khăn. Lượng thủy sản tồn hiện nay chủ yếu do doanh nghiệp chế biến tại địa phương ngưng hoạt động hoặc giá bán thấp nên người dân có tâm lý neo hàng chờ giá lên.
Tương tự, tỉnh Trà Vinh cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho nông, thủy sản. Ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn vẫn được duy trì ổn định, vụ lúa Hè Thu và Thu Đông đạt sản lượng 367.000 tấn lúa. Trong tháng 9, tỉnh thu hoạch 150.000 tấn hoa màu; từ tháng 10-12, mỗi tháng thu hoạch trên 100.000tấn. Về thủy sản, Trà Vinh có khoảng 105.000 thuỷ hải sản gồm tôm, cá lóc cùng các loại khác.
Trong 8 tháng năm 2021, tỉnh Trà Vinh đã 4 lần thực hiện giãn cách xã hội nên nông thuỷ sản đến mùa tiêu thụ bị ảnh hưởng rất lớn. Tỉnh nỗ lực kết nối cung cầu thông qua chợ đầu mối, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử... Hiện 60% nông thuỷ sản Trà Vinh tiêu thụ thông qua chợ đầu mối, trung tâm thương mại ở TP Hồ Chí Minh; 40% còn lại tiêu thụ tại các tỉnh lân cận và sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, do các chợ đầu mối tại TP Hồ Chí Minh dừng hoạt động trong thời gian dài nên việc cung ứng cho TP Hồ Chí Minh cũng bị gián đoạn.
Tại địa phương giáp ranh với TP Hồ Chí Minh là Long An, việc tiêu thụ hàng hóa nông sản cũng không ít khó khăn. Bà Đinh Thị Phương Thanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An chia sẻ, mỗi ngày Sở tiếp nhận tới 300 cuộc điện thoại đề nghị tháo gỡ khó khăn trong việc thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ các loại nông sản của địa phương.
Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, nông sản, thủy sản tại Long An chủ yếu tiêu thụ qua các chợ đầu mối tại Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian qua, dịch bệnh phức tạp, các chợ đầu mối như Bình Điền, Hóc Môn và hàng trăm chợ truyền thống dừng hoạt động đã tác động rất mạnh đến việc tiêu thụ nông, thủy sản của địa phương. Trong khi đó, các nhà máy sản xuất trên địa bàn cũng đã giảm công suất đến 90%.
Đặc biệt, các cơ sở giết mổ trên địa bàn gặ khó khăn do không thể đáp ứng yêu cầu của mô hình sản xuất "3 tại chỗ" nên phải đóng cửa hàng loạt, chỉ có 3 cơ sở hoạt động cầm chừng. Ngoài ra, việc nhiều thương lái rút lui khỏi thị trường do di chuyển khó khăn giữa các địa bàn cũng để lại hậu quả lớn với tiêu thụ nông sản.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, diễn biến dịch COVID-19 phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến vấn đề sản xuất, lưu thông hàng hóa của cả 19 tỉnh, thành phía Nam và Cần Thơ cũng không ngoại lệ.
Việc tổ chức sản xuất đầu vào, thu hoạch, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn khi các tỉnh, thành đều phải áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy định "ai ở đâu ở yên đó". Các thương lái thu mua, các công ty phân phối, chợ đầu mối...bị hạn chế đi lại và vận chuyển. Trong khi đó, quá trình thực hiện mô hình sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 điểm đến" để phòng chống dịch, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng đối mặt với nhiều thách thức về năng suất, tâm lý của người lao động và gia tăng nhiều chi phí.
Nỗ lực nối lại chuỗi cung ứng
Dây chuyền chế biến tôm tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Ngoài phần nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ thì hầu hết nông sản, thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long đều được cung ứng cho thị trường Tp. Hồ Chí Minh xuất khẩu (cũng qua các cảng tại TP Hồ Chí Minh). Do đó, để giải quyết bài toán đầu ra cho nông, thủy sản, giải pháp quan trọng nhất hiện nay chính là dồn sức nối lại chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để hàng hóa nông sản được thông suốt trong tất cả các mắt xích từ thu hoạch - sơ chế - vận chuyển- chế biến/chợ đầu mối - phân phối - người tiêu dùng, xuất khẩu.
Bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại Công ty MM Mega Market Việt Nam nêu nghịch lý đang tồn tại là trong khi nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam đang dư thừa lượng lớn hàng hoá, đặc biệt là nông, thuỷ sản thì một số doanh nghiệp phân phối lại gặp tình trạng thiếu hụt hàng. Điển hình như hệ thống siêu thị MM Mega Market đang thiếu một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản tươi lẫn chế biến đông lạnh, thực phẩm khô.
"Về hàng đông lạnh, chúng tôi ký hợp đồng với các nhà máy chế biến thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng vì doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ", "4 tại chỗ" nên năng suất giảm mạnh; các nhà máy sản xuất hàng đông lạnh đang hoạt động dưới năng suất, chủ yếu trả nợ các đơn hàng xuất khẩu đang tồn đọng nên không đủ hàng hóa cung ứng cho các chuỗi phân phối", bà Nga giải thích lý do đang thiếu một số mặt hàng thuỷ sản đông lạnh tại các siêu thị trong hệ thống.
Theo bà Trần Kim Nga, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa cung cấp nông thuỷ sản cho TP Hồ Chí Minh và cả nước nhưng hiện nay nông dân có xu hướng sản xuất cầm chừng, không mạnh dạn đầu tư nuôi trồng nên lượng hàng tươi sống về siêu thị cũng ít. Kể cả mặt hàng thực phẩm khô, một nhà cung cấp lớn của MM Mega Market tại Đồng bằng sông Cửu Long gặp sự cố, phải tạm ngừng sản xuất để chống dịch nên hàng hoá cung úng bị gián đoạn. Dù bộ phận mua hàng của siêu thị thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp khác hối thúc giao hàng nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, lượng hàng cung cấp cho hệ thống không được đầy đủ.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho hay, TP Hồ Chí Minh là thị trường tương đối lớn với 10 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người khá cao. Mỗi ngày, cần nhu cầu thực phẩm từ 10.000-12.000 tấn thông qua nhiều kênh cung ứng đa dạng chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị, các trang thương mại điện tử.
Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ra tình trạng nguồn hàng ở các địa phương rất dồi dào nhưng ách tắc, không buôn bán được, giá cả nâng lên, ảnh hưởng đến cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm người dân. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống phân phối truyền thống tạm dừng, hàng hóa của nông dân không có đầu ra.
Để tháo gỡ khó khăn cho nông dân, TP Hồ Chí Minh đề xuất tiếp tục triển khai kết nối với các hệ thống phân phối để có đánh giá, so sánh, tổng hợp nhu cầu thị trường, năng lực cung ứng, giá cả để có thể kết nối thu mua. Bên cạnh đó, thành phố cũng đã cho phép sàn thương mại điện tử cũng như doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử hoạt động trở lại.
Tới đây, khi việc kiểm soát dịch tốt hơn, TP Hồ Chí Minh sẽ cho người giao hàng (shipper) được hoạt động liên quận, tạo điều kiện để người dân tiếp cận hàng hóa, giải quyết đầu ra cho người dân địa phương.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, các địa phương nếu tự tổ chức thu hoạch, đóng gói bao bì theo quy cách riêng thì các có thể phối hợp, kết nối thông tin, bán hàng đến từng tổ dân phố. Cùng đó, TP Hồ Chí Minh đang nhanh chóng tổ chức lại hệ thống phân phối truyền thống, các chợ đầu mối lớn. Qua 1 tuần thí điểm tổ chức điểm trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Bình Điền, lượng hàng hóa được tiêu thụ tăng lên từng ngày, hiện đã đạt hơn 100 tấn/đêm. Sau chợ Bình Điền, Tp. Hồ Chí Minh sẽ từng bước mở tiếp điểm trung chuyển tại các chợ đầu mối còn lại để tăng sản lượng hàng hóa, nông sản từ các tỉnh, thành về TP Hồ Chí Minh.
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải nhận định, thời gian đầu khi TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam thực hiện Chỉ thị 16 đã có vướng mắc trong lưu thông hàng hoá trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Sự ùn tắc do nhiều nguyên nhân mà quan trọng là các tỉnh, thành đã đưa ra các quy định về kiểm tra xe lưu thông hàng hoá theo các cách thức khác nhau, vẫn còn địa phương đưa ra quy định hàng thiết yếu, điều kiện test nhanh hoặc PCR âm tính với COVID-19 đối với tài xế, phụ xế.
Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Giao thông vận tải quy định rất rõ tất cả hàng hoá, trừ hàng hoá bị cấm sản xuất, lưu thông đều được lưu thông trên đường; tất cả tuyến đường bộ, thuỷ nếu không bị cấm đều phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hoá và yêu cầu các địa phương triển khai thống nhất để đảm bảo lưu thông hàng hóa.
Trong khi đó, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Tổ phó Thường trực Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương thông tin, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ kết nối, tiêu thụ hàng hoá thông qua các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, đa dạng hình thức phân phối... Trong đó, sẽ đưa vào vận hành sàn giao dịch ảo để tạo thêm kênh xúc tiến, bán hàng cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông, thủy sản Ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ đã và đang tiếp tục triển khai các giải pháp để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ nông, thủy sản cho nông dân trong và sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đoàn viên công an thành phố Cần Thơ hỗ trợ tiêu thụ...