“Cậu nhỏ” của nam thanh niên bị biến chứng do lây quai bị từ bạn
Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện dịch trong màng tinh hoàn, tinh hoàn bên trái có kích thước to hơn bình thường.
Nam thanh niên bị quai bị, teo tinh hoàn.
Có thể vô sinh vì tiếp xúc với người mắc quai bị
Ngày 20/2, Ths.BS Vũ Mạnh Cường – Phó khoa Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện E cho biết, từ đầu năm nay, số lượng bệnh nhân mắc quai bị, thủy đậu đến khám tăng, trong đó có nhiều bệnh nhân là người lớn. Cụ thể đối với bệnh quai bị, tính từ đầu năm đến nay có gần 20 bệnh nhân.
Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân T.V.A (28 tuổi, ở Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy) vào viện trong tình trạng sốt, sưng đau góc hàm 2 bên, tinh hoàn bên trái sưng đau.
Sau khi các bác sĩ khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết, xác định bệnh nhân A bị quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn bên trái.
Qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện dịch trong màng tinh hoàn, tinh hoàn bên trái có kích thước to hơn bình thường.
Được biết, 5 ngày trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với một người bạn mắc quai bị. Một ngày sau, bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹt, sưng đau góc hàm bên phải, sau đó bệnh lan xuống tinh hoàn bên trái. Nhưng bệnh nhân tự điều trị tại nhà không khỏi nên mới đến bệnh viện.
Trong trường hợp, nam thanh niên bị biến chứng viêm tinh hoàn có thể biến chứng gây vô sinh.
Nằm điều trị bên cạnh giường bệnh nhân A là bệnh nhân Đ.T.V (63 tuổi, ở Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) cũng nhập viện do mắc quai bị.
Video đang HOT
Bệnh nhân V nhập viện trong tình trạng sưng đau góc hàm bên phải, sau đó lan sang bên trái. Bác sĩ tiến hành siêu âm, tuyến nước bọt mang tai 2 bên có kích thước to hơn bình thường. Kết quả xét nghiệm men tụy trong máu tăng cao gấp 2,5 lần so với bình thường.
Khai thác tiền sử bệnh án cho thấy, bệnh nhân không rõ nguồn lây từ đâu, vì người thân trong gia đình không có ai mắc bệnh. Bệnh nhân chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị.
Người lớn thường có nhiều biến chứng
Theo các bác sĩ, bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp, nhưng thường nặng và có nhiều biến chứng hơn ở trẻ em. Người bệnh có thể gặp các biến chứng sau: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn với tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời.
Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Biến chứng gây viêm buồng trứng, có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh. Đặc biệt, bệnh quai bị ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu…..
Ths.BS Vũ Mạnh Cường khuyến cáo đối với mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
Ngoài ra, tiêm vắc – xin phòng bệnh quai bị vẫn là biện pháp tốt nhất.
Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.
Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi.
Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị.
Theo Danviet
'Cậu nhỏ' sưng đỏ khi bị quai bị, có nên đi gửi tinh trùng?
Từ sau Tết, Bệnh viện Bạch Mai thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân bị quai bị vào bệnh viện khám và điều trị nội trú vì bị biến chứng chạy hậu.
Bối rối vì sưng đau tinh hoàn
Bệnh nhân bị quai bị điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhân Nguyễn Văn L., sinh viên Đại học Giao thông Vận tải, đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai vì bệnh quai bị.
L. cho biết, cách đây hai tháng em có tiếp xúc với bạn cùng phòng bị quai bị. Một thời gian không thấy triệu chứng gì, L. nghĩ chắc mình không nhiễm bệnh. Ai ngờ cách đây 1 tuần em sốt và dần dần sưng hai bên góc hàm.
Sưng góc hàm được 3 ngày thì tinh hoàn sưng tấy gấp 3 bình thường, đau và nóng rát khiến L. lo lắng phải vào bệnh viện vì sợ biến chứng viêm teo tinh hoàn.
L. cho biết em chưa lập gia đình nên đang rất lo lắng, sợ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
PGS, TS Đỗ Duy Cường- Trưởng khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân bị quai bị vào khoa điều trị cũng nhiều. Đa phần là bệnh nhân có dấu hiệu viêm tinh hoàn ở nam, buồng trứng ở nữ.
Quai bị do paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên.
Đây là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra vào mùa đông - xuân. Lây trực tiếp khi bệnh nhân nói, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể lây từ khi người bệnh mắc vi rút chưa phát bệnh hoặc sau điều trị cả tuần rồi xét nghiệm vẫn còn vi rút gây bệnh. Chính vì thế, PGS Cường cho biết dịch quai bị thường rất dai dẳng.
Bệnh quai bị hay xảy ra ở trẻ em. Trẻ em chỉ bị sưng đau vùng tuyến nước bọt. Còn đối với thanh thiếu niên, ngoài sưng tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tinh hoàn là tuyến ngoại tiết dễ bị vi rút tấn công. Ở phụ nữ hay bị viêm buồng trứng gây đau bụng và vùng chậu. Khi bị quai bị người bệnh cần điều trị để tránh các biến chứng do vi-rút gây ra.
Nên gửi tinh trùng
Đến khám tại Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội sau 1 tháng bị quai bị có viêm tinh hoàn, Nguyễn Văn Đ. sinh viên trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, lo lắng cho chất lượng con giống của mình.
Bác sĩ khám phát hiện tinh hoàn bên phải của Đ. đang có dấu hiệu teo đi và khuyên cậu nên gửi tinh trùng bởi vì sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị có thể gây teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Khắc Lợi - Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn, Hà Nội, cho biết, số bệnh nhân từng bị quai bị tìm đến gửi tinh trùng có rất nhiều. Thậm chí người có hai con rồi nhưng bị quai bị chạy hậu họ vẫn đến gửi tinh trùng phòng bất trắc về sau.
Việc gửi tinh trùng có thể thực hiện sau khi bị quai bị 1 tháng vì khi đó tinh hoàn chưa teo hết, chất lượng tinh trùng vẫn ổn định.
Bác sĩ Lợi cho biết không phải bệnh nhân nào khi bị quai bị cũng vô sinh. Bệnh quai bị có tỷ lệ gặp biến chứng viêm teo tinh hoàn chiếm khoảng 20-30% số ca mắc, thường gặp ở nam giới ở độ tuổi dậy thì hoặc sau dậy thì. Ở những người bị biến chứng này, họ có thể bị teo tinh hoàn dẫn tới vô sinh.
Vi rút quai bị tấn công vào các tế bào sinh tinh, làm các tế bào này bị tổn thương, không thể tiếp tục sản sinh ra tinh trùng. Bệnh nhân khi đã có biến chứng teo tinh hoàn hầu như không có cách nào hồi phục sự sinh tinh trở lại.
Để phòng bệnh, theo các chuyên gia tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin. Hiện nay có vắc xin 3 trong 1 là sởi - quai bị - rubella mọi người nên tiêm, nhất là phụ nữ và nam giới trong độ tuổi trưởng thành, sinh đẻ.
Theo P.Thuý/Infonet.vn
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết con trai còn "zin" hay không Chỉ cần quan sát kĩ một số điểm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ xác định được "độ trong trắng" của một chàng trai. Chú ý một chút ở khu vực gần cổ tay chàng để tìm vạch trinh tiết nhé. (Ảnh: Internet) 1. Hình dáng "cậu nhỏ" "Súng ống" và các chi tiết trên "súng" có thể tố rất nhiều về...