“Cậu nhỏ” của em cương cứng lên hàng giờ khi ngủ là vì sao?
Em bị chứng bệnh cương dương, cứ mỗi lần đi ngủ, dương vật của em bị cương cứng, đến lúc tỉnh dậy vẫn cương cứng.
Bác sĩ cho em hỏi:
Em bị chứng bệnh cương dương. Gần đây em phát hiện cứ mỗi lần đi ngủ, dương vật của em bị cương cứng lên hàng giờ, cho đến lúc tỉnh dậy vẫn cương cứng.
Xin hỏi em bị bệnh gì, cách điều trị ra sao, có nghiêm trọng không? Em cần khám ở đâu tin cậy?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Trước hết, em hãy cùng AloBacsi tìm hiểu xem vì sao dương vật “cương” và “xìu” được, em nhé.
Dương vật gồm 3 ống (hai thể hang và một thể xốp), cấu tạo bởi nhiều xoang mạch máu, được bao phủ bằng một bao cân dày, chắc.
Video đang HOT
Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục cho dù có tác động trực tiếp hay không trên dương vật, thì kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu và tín hiệu này từ não bộ được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống. Sau đó, tín hiệu sẽ dược chuyển tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền của các sợi thần kinh thể hang, làm giãn các xoang mạch máu ra, máu đổ tới, ứ lại trong các thể hang, giúp dương vật cương cứng lên.
Sau khi con người đạt được cực khoái và xuất tinh, các sợi cơ trơn trong các xoang mạch máu dương vật co lại, sẽ đẩy máu đi, làm dương vật xìu xuống.
Em nên biết, bình thường, dương vật cương lâu nhất khoảng 30 phút cho một đợt, không gây cảm giác đau đớn, sau đó phải xìu xuống nghỉ ngơi, và khi lấy lại được sức rồi, mới có thể cương tiếp đợt mới.
Thời gian nghỉ giữa hai đợt tùy thuộc nhiều yếu tố: tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh… Càng trẻ càng mau lại sức, sau 10-15 phút là có thể “chiến đấu” tiếp. Còn khi có tuổi, có khi phải 2-3 tuần sau mới có “đủ lực” để tiếp tục chuyện ấy.
Do đó, nếu dương vật thỉnh thoảng cương cứng trên một giờ thì có thể em đã bị chứng cương dương vật kéo dài, cũng là một bệnh thuộc nhóm liệt dương đó.
Nguyên nhân gây bệnh có các yếu tố liên quan đến thần kinh và mạch máu.
Cương dương có thể liên quan với các rối loạn huyết học, đặc biệt là bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu, và bệnh Fabry , và rối loạn thần kinh như chấn thương và tổn thương tủy sống
Cương dương cũng có thể được gây ra bởi các tác dụng phụ của với thuốc, mà phổ biến nhất là các thuốc để điều trị các rối loạn chức năng cương dương (papaverine, alprostadil), các thuốc điều trị cao hyết áp, thuốc chống loạn thần (ví dụ, chlorpromazine, clozapine), thuốc chống trầm cảm (đáng chú ý nhất trazodone), thuốc chống đông máu, và đặc biệt các chất kích thích như: rượu, heroin và cocaine. .
Hậu quả cương dương kéo dài là các tế bào trong dương vật hư hại, bị chết, và chúng được thay bằng những mô xơ, dương vật sau đó không còn “hoàn thành” chức năng nhiệm vụ được giao nữa!
Theo TS Nguyễn Thành Như, dương vật nếu cương quá 4-6 giờ rồi xìu xuống thì thường không để lại di chứng gì, vài ngày sau vẫn có thể cương lại. Nhưng nếu tình trạng cương diễn ra quá 6 giờ mà không điều trị “kéo” xuống gấp thì “cậu nhỏ” sẽ bị hư hại.
Quá tới 24-36 giờ thì dù có điều trị chăng nữa, chức năng cương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Còn sau thời điểm này, việc chữa trị chỉ giúp bệnh nhân hết đau chứ chẳng thể khiến dương vật vươn thẳng được nữa.
Do vậy, em hãy nhanh chóng đến khám chuyên khoa Nam khoa để BS trực tiếp khám, tìm nguyên nhân và tư vấn rõ hơn cho em về cách điều trị bệnh này.
Thân ái!
Theo AloBacsi
Cắt tuyến tiền liệt vẫn có thể "ngạo nghễ"
Nhiều người đàn ông đã được chữa khỏi bệnh ung thư tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật cắt bỏ nhưng sau đó vẫn duy trì được sự cương dương
Đây là một công trình hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Israel đã chứng minh điều đó và công bố trên Tạp chí của Hội Y học Mỹ.
Đàn ông vẫn có thể duy trì cuộc sống tình dục sau khi cắt bỏ
Chúng ta đều biết tuyến tiền liệt là một tuyến của hệ sinh sản của nam giới, tiết ra chất nhờn và sản sinh ra một số thành phần của tinh dịch, dọc theo thân của nó có các chuỗi mạch-thần kinh (vasculo-nervous) kích thích sự cương dương. Người ta thường cho rằng khi đã cắt bỏ tuyến này thì cung chấm dứt các hoạt động tình dục của nam giới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học qua thống kê đã phát hiện 51 trong số 177 người đàn ông bị ung thư, buộc phải cắt bỏ tuyến tiền liệt (prostatoectomia), vẫn có thể duy trì được sự cương dương trong một thời gian đủ để thực hiện "chuyện ấy", thông tin trên trang Gezeta cho hay.
Họ còn nhận thấy 84 trên 229 bệnh nhân (tương đương 37%) được điều trị bằng chiếu xạ bên ngoài và 107 trên 247 bệnh nhân (tương đương 43% ) trị liệu bằng cách đưa nguồn phóng xạ vào bên trong cơ quan bị bệnh) hồi phục được khả năng bảo vệ được hạnh phúc gia đình thông qua "chuyện ấy".
Các tác giả đã tìm ra mô hình để dự đoán xác suất hồi phục được khả năng nói trên căn cứ vào những chỉ số về cuộc sống tình dục của bệnh nhân trước khi giải phẫu, tuổi tác, chủng tộc, chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) và một số chi tiết của quá trình điều trị. Tuỳ thuộc vào những thông số này, xác suất trở lại cuộc sống tình dục bình thường sau khi phẫu thuật được 2 năm dao động từ 10 đến 70%.
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng mô hình của họ có thể dùng để tiên đoán sự hồi phục cho từng bệnh nhân cụ thể sau khi cắt bỏ tuyến tiền liệt.
Theo VietNamNet
Viagra - coi chừng... cương mãi Nhiều trường hợp quý ông, để cải thiện "bản lĩnh đàn ông" đã tự tìm mua thuốc trị rối loạn cương dương uống, hậu quả nó cứ cương mãi không chịu hạ! Cuối tháng 10 vừa qua, khoa Nam học, Bệnh viện (BV) Bình Dân (TPHCM) tiếp nhận một nam bệnh nhân gần 40 tuổi vào viện trong tình trạng dương vật bị...