‘Cậu nhỏ’ chảy máu sau quan hệ có dễ nhiễm HIV
Em và bạn gái yêu nhau được hơn một năm, đã quan hệ nhiều lần. Có một lần gần đây khi quan hệ xong, “cô bé” của bạn gái ra máu rất nhiều. Lúc đó em rất sợ vì khi quan hệ xong chúng em không sử dụng bao cao su.
Sau đó em đi rửa thì thấy dương vật mình bị rách nhũng vết nứt rất nhỏ. Em lo quá, vậy liệu em có bị dính HIV không. Xin bác sĩ trả lời giúp em. (Nguyễn Long)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Xét đến nguy cơ lây nhiễm HIV trong đường lây quan hệ tình dục, cơ bản đòi hỏi hai yếu tố cần, bao gồm:
Video đang HOT
- Đối tượng bạn quan hệ tình dục là người nhiễm HIV.
- Không áp dụng đúng biện pháp tình dục an toàn, như trường hợp của bạn là không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Nếu cả hai đều âm tính thì hẳn nhiên hành vi quan hệ tình dục này vẫn đảm bảo không làm lây nhiễm HIV. Đây là cơ sở của phương pháp “chung thủy trong đời sống tình dục”, với khẩu hiệu thường nhắc là “chung thủy một vợ một chồng không sợ AIDS” mà chắc hẳn bạn thường nghe thấy.
Do vậy, ngành y tế khuyến khích các đôi trước một mối quan hệ lâu dài nên ít nhất một lần tham gia làm xét nghiệm tầm soát HIV cũng như các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, tương tự như một sàng lọc tiền hôn nhân.
Ngược lại, với người nhiễm HIV, quan hệ tình dục được xem là có nguy cơ làm lây nhiễm HIV, đặc biệt nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ bằng bao cao su.
Với HIV nói riêng và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục nói chung, đa số đều có diễn tiến rất âm thầm, không thể dễ dàng nhận biết một người là người nhiễm hay không. Thậm chí bản thân người nhiễm đôi khi cũng không ý thức được tình trạng huyết thanh của mình. Vì vậy, với một người mà bạn không rõ về tình trạng nhiễm của họ (xác thực bằng xét nghiệm) hay những bạn tình bất chợt (quen biết tình cờ, người hành nghề mại dâm) thì đều được xem là đối tượng nghi ngờ và được khuyến cáo nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Về trường hợp của bạn, do không sử dụng bao cao su, khả năng lây nhiễm cho nhau là có nếu một trong hai bạn đã nhiễm bệnh. Việc bị chảy máu hay trầy xước như bạn mô tả có thể làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm này.
Để biết rõ hơn tình trạng của mình, bạn có thể làm xét nghiệm HIV ở các cơ sở y tế. Nếu hai bạn có ý định duy trì mối quan hệ tình cảm lâu dài thì có thể khuyến khích bạn gái tham gia cùng với mình. Việc cho ra kết quả âm tính và sau đó là chung thủy với nhau, hai bạn sẽ cùng bảo vệ sức khỏe cho nhau.
Cũng xin lưu ý thêm rằng, hai bạn cũng nên lựa chọn một biện pháp tránh thai hiệu quả để không phải băn khoăn về nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Bắt tay ra mồ hôi có lây HIV
Em co một băn khoăn muốn hỏi, hôm trước em đanh boxing, bi rach một đương ơ long ban tay. Sau đo em băt tay vơi ngươi co HIV. Liêu mô hôi co lam lây nhiêm bệnh không?
Ảnh minh họa: Health.
Trả lời:
Chào bạn,
Thực tế mồ hôi không làm lây nhiễm HIV. Điều này được chứng minh bằng thực nghiệm khi xác nhận lượng virus HIV trong mồ hôi là rất thấp và không đủ làm lây nhiễm từ người sang người.
Khẳng định này được củng cố khi trên thực hành lâm sàng chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV chỉ do tiếp xúc với mồ hôi. Ngược lại, ghi nhận rất nhiều gia đình sống chung với người có H, có rất nhiều tiếp xúc trong sinh hoạt (ngủ chung giường, ăn uống chung, sử dụng chung nhà tắm, mặc quần áo chung) đều không phát hiện ca nhiễm mới.
Do vậy, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thể hiện sự hòa nhã của mình qua những cái bắt tay như vậy với người có H.
Thân ái.
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Mẹ nhiễm HIV cần dự phòng sớm để sinh con khỏe mạnh Phụ nữ mang thai nhiễm HIV nếu không được can thiệp, tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con là 25%-40%. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả thì tỷ lệ chỉ còn khoảng 2%-5%. Ước tính, tỷ lệ phụ nữ mang thai ở nước ta nhiễm HIV chiếm khoảng 0,35%. Trong khi đó, trung...