Cầu nghìn tỷ Thủ Thiêm 2 sắp thành hình
Cầu Thủ Thiêm 2, nối quận 1 và quận 2 TP.HCM đã lắp những dây văng đầu tiên, dự kiến hợp long vào cuối năm 2020.
Bên bờ quận 2, cầu Thủ Thiêm 2 đã được lắp đặt những dây văng đầu tiên. Hiện tai, 12/56 dây văng đã được lắp đặt, công nhân đang thi công lắp đặt đốt dầm thứ 6/17 đốt dầm thép và căng cáp dây văng tương ứng đốt dầm trên
Phần cầu chính từ mố S5 đến trụ S1 vừa hoàn thành cọc khoan nhồi, mố trụ cầu, hoàn thành kết cấu dầm bêtông đổ trên đà giáo từ mố S5 đến trụ tháp S2, hoàn thành 14/34 đốt trụ tháp S2, đang thi công đốt 14, lắp đặt xong 5/17 đốt dầm thép từ trụ tháp S2 về trụ S1
Phần đường dẫn đã hoàn thành thảm bêtông nhựa lớp 1, lát đá vỉa hè bên phía quận 2, các hạng mục hoàn thiện khác sẽ thi công đồng bộ với cầu chính
Cầu Thủ Thiêm 2 quy mô 6 làn xe, với tổng chiều dài 1.465m, trong đó phần cầu dài 885,7m, được thiết kế cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu rồng cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm. Dự kiến, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hợp long cầu chính và thông xe kỹ thuật vào cuối năm 2020
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 với khu trung tâm TP.HCM, quận 1, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trục chính tại TP, đồng thời giải tỏa áp lực giao thông ở khu Đông vốn ngày càng quá tải
Ở phía quận 1, công nhân tiếp tục thi công nhịp AS3 đến AS5 băng ngang nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng – Lê Thánh Tôn. Theo nhà đầu tư, phần cầu nhánh N1 và N2 đang vướng giải phóng mặt bằng
Công nhân tích cực xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 để kịp tiến độ
Công trình được che chắn tránh gây bụi cho người đi đường
Video đang HOT
Công nhân kéo những trụ sắt đóng cọc bê tông trụ cầu
Phương tiện di chuyển dưới chân cầu Thủ Thiêm 2 đoạn Tôn Đức Thắng – Nguyễn Hữu Cảnh
Dự án cầu Thủ Thiêm 2 có tổng vốn đầu tư là 3.082 tỉ đồng. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn tập trung tối đa nguồn lực để chuẩn bị các công đoạn cuối.
Cử tri quan tâm tiền điện, tham nhũng trong chống dịch
Cử tri cho là có tình trạng lập danh sách những người khó khăn trong dịch COVID-19 để hỗ trợ không chính xác, thiên vị...
Ngày 11-5, tổ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.HCM các đơn vị 2, 3, 7 tiếp xúc cử tri các quận 6, 7, 2, Bình Tân để lắng nghe ý kiến cử tri trước thềm kỳ họp thứ 9 QH khóa XIV.
Cử tri quan tâm đến nhiều vấn đề như dự án Luật Thanh niên, Luật Cư trú, công tác phòng, chống dịch COVID-19, phòng, chống tham nhũng, tiền điện...
Cán bộ lợi dụng chống dịch để tham nhũng
Cử tri Đặng Văn Rần (ngụ phường 14, quận 6) cho rằng Đảng, Nhà nước, người dân đồng lòng trong công tác chống dịch đạt được kết quả to lớn. Tuy nhiên, nhiều cán bộ lại lợi dụng việc chống dịch để tham nhũng.
Ông cũng đề nghị thành lập Văn phòng Ban Nội chính Trung ương phía Nam, có lịch tiếp dân, sẵn sàng lắng nghe và đối thoại với dân về phòng, chống tham nhũng.
Cử tri Nguyễn Thị Hồng Nhung (ngụ phường 11, quận 6) nhìn nhận thời gian qua các địa phương đã chung tay làm tốt công tác chăm lo cho bà con khó khăn nhưng cũng có trường hợp lập danh sách không chính xác.
"Khi giao tổ trưởng làm danh sách hỗ trợ để đưa lên, có trường hợp tổ trưởng đưa không chính xác, thiên vị bà con, dòng họ. Cái đó là có..." - cử tri Nhung nêu.
Thay mặt Đoàn ĐBQH TP đơn vị 3, Trung tướng Lâm Quang Đại, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, cho biết sẽ ghi nhận tất cả ý kiến của bà con, truyền đạt lên nghị trường QH.
Ông cũng thông tin về chế độ, chính sách hỗ trợ cho người khó khăn do ảnh hưởng của dịch là phải đúng đối tượng. "Có gương người tốt thì cũng có những kẻ lợi dụng phòng, chống dịch để vụ lợi cá nhân như mua máy móc đã nâng giá lên, hiện đang bị xử lý" - ông nói.
Bà Phan Thị Bình Thuận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM (thứ hai từ phải qua), đang trao đổi với cử tri bên lề buổi tiếp xúc. Ảnh: LÊ THOA
Tiền điện tăng bất thường
Tại quận 7, các ĐBQH TP.HCM đơn vị 2 nghe cử tri phản ánh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc hỗ trợ dân.
Cử tri Đinh Quốc Nam (phường Phú Thuận) cho là các chính sách hỗ trợ người dân trong dịch COVID-19 rất thiết thực. Việc chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo... đã giúp đỡ những người khó khăn trong dịch rất nhiều.
Cũng tại buổi tiếp xúc, cử tri Đỗ Thị Lý đặt vấn đề về lượng điện sử dụng của nhiều hộ gia đình tăng gấp nhiều lần kể từ sau khi thay đồng hồ điện tử nhưng không được công ty điện lực giải quyết.
Trả lời ý kiến của cử tri quận 7, bà Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cho biết hiện đã có những nội dung, chính sách điều chỉnh sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thời kỳ hậu COVID-19, gọi là thời kỳ bình thường mới.
Bà cũng đề nghị UBND quận 7 quan tâm, có trả lời cụ thể đối với cử tri và người dân về phản ánh lượng điện sử dụng của nhiều hộ gia đình tăng gấp nhiều lần kể từ sau khi thay đồng hồ điện tử.
Ở quận 2, quan tâm đến dự thảo Luật Cư trú, cử tri Giang Văn Luận, phường Bình An (quận 2) phản ánh: Từ năm 2006, QH thông qua Luật Cư trú, sau đó sửa đổi nhưng đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập buộc phải thay đổi. Cử tri này cho rằng cần bỏ hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu như hiện nay mà chuyển sang quản lý bằng mã số định danh qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Chia sẻ với cử tri về dự án Luật Cư trú, ĐB Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, cho rằng trong quá trình xử phạt hành chính, có những trường hợp không có một tờ giấy nào để chứng minh người đó là công dân Việt Nam, cơ quan chức năng không truy xuất được địa chỉ thường trú, tạm trú. Về thực tiễn xã hội, những trường hợp này không nhiều nhưng cũng đặt ra việc quản lý nơi cư trú của công dân cần phải xem xét. "Có những trường hợp trong độ tuổi lao động, nay theo công trình này, mai công trình kia, mốt đơn vị nọ, rồi tiến tới lập gia đình..." - ông Khuê nói về cái khó quản lý về mặt dân cư.
Tại các buổi tiếp xúc, các ĐB cũng đã ghi nhận, giải đáp các phản ánh của cử tri về tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực ở các cơ quan, đơn vị và nhiều vấn đề sát sườn với cuộc sống...
Sáp nhập bốn phường ở quận 2
Liên quan đến ý kiến cử tri về việc sáp nhập một số phường thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm, ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch UBND quận 2, cho biết: Quận xây dựng đề án sáp nhập phường An Khánh với phường Thủ Thiêm thành một phường mới và sáp nhập phường Bình Khánh với phường Bình An thành một phường mới.
Ông cũng thông tin về khu đô thị mới Thủ Thiêm là hôm 7-5, UBND TP đã ban hành chính sách bồi thường, hoán đổi đất đối với các hộ dân thuộc khu 4,3 ha đã được Thanh tra Chính phủ kết luận nằm ngoài ranh quy hoạch. Hiện quận 2 đang xây dựng kế hoạch thực hiện.
Đối với người dân tại năm khu phố thuộc ba phường An Khánh, Bình An và Bình Khánh có khiếu nại cũng nằm ngoài ranh quy hoạch, theo ông Hưng, do thực hiện các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nên chưa đối thoại với người dân. Đây là cuộc đối thoại được sự thống nhất giữa Thanh tra Chính phủ và UBND TP.HCM dự kiến diễn ra từ ngày 17 đến 22-2 nhưng do ảnh hưởng của dịch đã hoãn lại.
Ông Hưng cho biết dự kiến cuộc đối thoại này sẽ diễn ra cuối tháng 5, đầu tháng 6.
Cử tri TP.HCM: Ngành tòa án cần hạn chế tối đa án oan Công việc quan trọng hiện nay của ngành tòa án là hạn chế tối đa án tồn đọng, đừng để xảy ra án oan. Sáng 6-5, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang, cùng các đại biểu Quốc hội TP.HCM đơn vị 1 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 1, 3 và 4 để chuẩn bị...