Cầu nghìn tỷ bị đe doạ: Kịch bản không lường
Chuyên gia nghiên cứu xói cục bộ mố cầu mổ xẻ những hệ lụy từ việc khai thác cát bừa bãi tới các cây cầu nghìn tỷ bắc qua sông Hồng.
Nạn cát tặc tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội) gây lo ngại cho hàng trăm hộ dân sinh sống tại đây. Nhà của họ có thể bị dòng sông “nuốt chửng” bất cứ lúc nào, cầu Nhật Tân nghìn tỷ cũng đang bị đe dọa.
Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đình Nghiên – chuyên gia nghiên cứu về xói lở công trình, giảng viên ngành xây dựng công trình giao thông – Đại học giao thông vận tải Hà Nội.
- Theo ghi nhận của phóng viên TS, ở gần chân cầu Nhật Tân xuất hiện nạn khai thác cát bừa bãi. Có ý kiến cho rằng, cát tặc hoành hành như thế sẽ gây ảnh hưởng lớn tới cây cầu nghìn tỷ này. Ông đánh giá thế nào về việc này?
Cát tặc hoành hành ở gần cầu Nhật Tân
Ảnh hưởng lớn tới đâu phải dựa vào số liệu đo đạc mới có thể nói được. Nhưng có một thực tế, chắc chắn khi người ta khai thác cát bừa bãi, lưu lượng cát mất đi, bùn cát ở nơi khác chưa kịp chuyển đến sẽ hình thành một hố trống lớn ở khu vực bị khai thác.
Như vậy sẽ làm trơ chân móng cầu, nước sẽ xoáy vào đó làm giảm khả năng chịu lực của móng cầu, gây ảnh hưởng trực tiếp tới độ ổn định của móng cầu. Điều này sẽ dẫn tới những hiểm họa khôn lường.
- Một số chuyên gia về cầu đường cho rằng, cầu Nhật Tân sử dụng cọc nhồi bê tông, được chôn sâu tới vài chục mét, khả năng chịu lực rất tốt nên nạn cát tặc hoành hành ở khu vực này không đáng lo ngại?
Video đang HOT
Ngày nay, hầu hết các cầu đều sử dụng cọc nhồi bê tông và chúng được chôn xuống rất sâu, nhưng điều quan trọng ở chỗ tính xói mòn ra sao. Khả năng chịu lực của cầu có cao hơn so với tính xói mòn không mới là điều đáng nói.
Làm sao có thể khẳng định như trên được vì số liệu ở Việt Nam còn nhiều thiết sót. Khó có thể lường trước được sự dịch chuyển, diễn biến của lòng sông nhất là khi bùn cát bị hệ thống đập giữ lại phần lớn rồi, sông đang bị thiếu bùn cát, mất cân bằng. Chưa kể chúng ta chưa có những nghiên cứu thật chi tiết về vấn đề này.
Ở các quốc gia khác trên thế giới, người ta cấm khai thác cát cạnh chân cầu. Nguyên nhân là bởi khi khai thác cát ở đó sẽ làm mất cân bằng lòng sông, dễ xảy ra các kịch bản xấu mà chúng ta chưa lường trước, tính toán được hậu quả.
Ông Trần Đình Nghiên
Nước đổ xuống hạ lưu là nước trong, thiếu bùn cát do hệ thống đập từ Hòa Bình đổ lên đã giữ lại. Do vậy, nó phải lấy bùn cát từ bờ sông, lòng sông. Hiện tượng này người ta gọi là “đói bùn cát” và nó sẽ hình thành lại khu vực lòng sông.
Quá trình này diễn ra rất dài nên chúng ta chưa thể có kết luận cụ thể. Giờ lại thêm nạn khai thác cát bừa bãi nữa thì thật khó lường hậu quả.
- Mùa lũ đang tới gần, cùng với sự hoành hành của cát tặc như hiện nay, “ sức khỏe” của những cây cầu nhiều tuổi như cầu Long Biên, cầu Chương Dương liệu có đáng lo ngại?
Tình trạng này có thể sẽ gây nguy hiểm cho các cây cầu kể trên. Tuy nhiên, tôi không thể võ đoán được khi chưa có số liệu đo đạc cụ thể. Thực ra, những cây cầu như Long Biên đã tồn tại nhiều năm, từng chịu nhiều tác động, không đáng lo ngại bằng những cây cầu mới hoàn thành hoặc đang trong quá trình xây dựng như cầu Nhật Tân.
Ngày xưa, người ta cũng đã làm những móng chìm chôn rất sâu nên không đáng lo ngại. Chưa kể mấy cây cầu trên đã trải qua nhiều lần tu sửa, “bảo dưỡng”. Hơn nữa, chúng đều đã vượt qua nhiều thử thách, chứng tỏ khả năng chịu đựng rất tốt. Ví dụ cơn lũ lịch sử năm 1971. Trong khi đó, những cây cầu mới chưa từng được thử thách.
- Khi cát tặc hoành hành, ngoài các cây cầu nghìn tỷ bị ảnh hưởng, người dân sinh sống ở ven sông Hồng bị ảnh hưởng ra sao?
Tất nhiên, cát tặc hoành hành sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới họ. Không thể nói trước xem họ có nguy cơ bị thủy thần “nuốt chửng” hay không, nhưng chắc chắn nạn cát tặc sẽ khiến một loạt hệ thống đê bị lở. Dù có làm kè cũng không thể chống chọi được.
Khai thác cát ngay dưới chân cầu Nhật Tân
- Không chỉ ở gần cầu Nhật Tân, mà ngay sát chân cầu Vĩnh Tuy (Long Biên, Hà Nội) tình trạng khai thác cát diễn ra cả ngày lẫn đêm. Điều này có đáng lo ngại?
Ở các quốc gia khác trên thế giới, người ta cấm khai thác cát cạnh chân cầu. Nguyên nhân là bởi khi khai thác cát ở đó sẽ làm mất cân bằng lòng sông, dễ xảy ra các kịch bản xấu mà chúng ta chưa lường trước, tính toán được hậu quả.
Đối với dự án cầu Nhật Tân, người Nhật Bản có rất nhiều kinh nghiệm ứng phó với động đất, sạt lở đất, nhưng họ không thể lường trước được những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam.
Tôi nghĩ chúng ta vẫn nên để họ khai thác cát, nhưng chỉ cho phép khai thác ở những khu vực nhất định với khối lượng hạn chế, tùy mùa thôi. Nên khai thác rải rác cả một dải sông dài, chứ không chỉ khai thác ở một chỗ.
Xin cảm ơn ông!
Theo vietbao
Hà Nội: Sắp có cầu cạn cao tốc nghìn tỷ dài 6 km
Tuyến cầu cạn trên cao dài 6km, có tốc độ thiết kế 100 km/h này sẽ kéo dài từ cầu vượt Mai Dịch đến Nam Thăng Long.
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc thống nhất phương án thiết kế hướng tuyến Dự án xây dựng cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Theo đó, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long dài khoảng hơn 6km, được thiết kế theo hình thức đường cao tốc đô thị loại A, với tốc độ chạy xe theo thiết kế là 100km/h.
Tuyến đường có bề rộng mặt cắt ngang khoảng 24m, bao gồm: Phần đường cho xe chạy 4 làn rộng 4x3.75m; dải dừng xe khẩn cấp hai bên rộng 2x2,5m; dải phân cách trung tâm rộng 1,5m; dải an toàn rộng 2x0,75m...
Tuyến cầu cạn có điểm đầu tại nút giao Mai Dịch và điểm cuối nằm trên tim đường Phạm Văn Đồng hiện nay.
Hà Nội sắp xây cầu cạn trên cao dài hơn 6km từ Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Theo đề xuất của Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) để xây dựng tuyến cầu cạn cao tốc trên sẽ phải mất khoản kinh phí 6.000 tỷ đồng; trong đó chi phí xây dựng khoảng hơn 3.657 tỷ đồng, chi phí khác hơn 548 tỷ đồng...
Nguồn vốn đầu tư của dự án dự kiến sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước.
Được biết, theo liên danh tư vấn cho dự án, đến tháng 3/2015 mới có thể lập và phê duyệt chi tiết dự án và đến tháng 7/2016 sẽ hoàn thành giai đoạn đấu thầu.
Sau đó, công trình sẽ được khởi công vào tháng 8/2016 và sẽ hoàn thành để đưa vào khai thác vào tháng 7/2019.
Theo vietbao
Những kiểu 'đốt tiền' mồ hôi nước mắt của dân Có những cây cầu đi bộ vừa mới được đưa vào sử dụng chưa lâu, nhưng đã bị dỡ bỏ gây lãng phí tiền tỷ "mồ hôi nước mắt" của dân. Tầm nhìn kém trong quy hoạch phát triển giao thông đô thị đã gây lãng phí tiền bạc cho Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Hãy cùng điểm lại những...