Cầu Mỹ Thuận 2 vượt tiến độ, sẽ hoàn thành trong năm 2023
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 – một trong những dự án trọng điểm quốc gia đang được gấp rút thực hiện để kết nối đồng bộ các tuyến cao tốc về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thi công trụ dây văng cầu Mỹ Thuận 2 phía Vĩnh Long. Ảnh: Minh Trí/TTXVN
Mặc dù gặp khó khăn về giá vật liệu tăng cao nhưng dự án vẫn đang đáp ứng đúng tiến độ đề ra là hoàn thành vào cuối năm 2023.
Có mặt tại công trường dự án cầu Mỹ Thuận 2 nối tỉnh Tiền Giang với tỉnh Vĩnh Long qua sông Tiền những ngày đầu tháng 6 này, phóng viên TTXVN ghi nhận, hàng trăm công nhân cùng máy móc thiết bị đang khẩn trương đổ bê tông bản mặt cầu, thi công bệ, thân mố trụ, sản xuất dầm supper T, đổ các đốt thi công thân trụ…
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 – Bộ Giao thông vận tải (chủ đầu tư dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu), dự án có 5 gói thầu; trong đó có 1 gói thầu đã hoàn thành, 4 gói còn lại đang được thi công đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Hiện tổng giá trị xây lắp của dự án đạt hơn 1.716 tỷ đồng, đạt 53,48% giá trị hợp đồng, vượt hơn 3% so với kế hoạch.
Cụ thể, trong 5 gói thầu xây lắp, gói thầu XL.01 triển khai thi công từ 16/3/2020 (dự kiến hoàn thành tháng 12/2022), đã thi công đạt gần 85%, vượt kế hoạch hơn 2%.
Gói thầu XL.02 triển khai thi công từ 19/8/2020 (dự kiến hoàn thành tháng 12/2022), đã đạt gần 75%; Gói thầu XL.04 triển khai thi công từ 11/9/2020 (dự kiến hoàn thành tháng 9/2022), đạt gần 86%, vượt kế hoạch khoảng hơn 12%. Đặc biệt, gói thầu XL.03A triển khai thi công từ 1/9/2020 (dự kiến hoàn thành tháng 12/2021) nhưng đã hoàn thành ngày 22/12/2021, vượt tiến độ so với kế hoạch yêu cầu.
Trong khi đó gói thầu XL.03B, thi công thân trụ (từ T14 đến trụ T17) và kết cấu nhịp chính dây văng, kè gia cố bờ sông, hệ thống an toàn giao thông đường bộ, hệ thống điện chiếu sáng, được triển khai thi công từ ngày 1/11/2021 (dự kiến hoàn thành tháng 12/2023). Đây là hạng mục khó, kỹ thuật cao và ảnh hưởng chính đến tiến độ của dự án. Hiện nhà thầu đã triển khai 3 mũi thi công thân trụ neo, thân trụ T15, T16, nhịp chính dây văng, đạt gần 8%, vượt hơn 3% kế hoạch.
Quan sát của phóng viên cho thấy các nhà thầu đang thi công các đốt của hai trụ chính dây văng một cách thận trọng, đảm bảo tiến độ nhưng chất lượng vẫn đặt lên hàng đầu. Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính – đơn vị đang thực hiện thi công trụ tháp T15 và 50% dầm của cầu Mỹ Thuận 2 chia sẻ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, đơn vị đã triển khai nhiều mũi thi công. Hiện trụ tháp T15 đã hoàn thành 13 trong tổng số 33 đốt. Hiện đơn vị đang thi công dầm ngang, dự kiến ngày 3/6 đổ bê tong dầm ngang đợt 1.
Video đang HOT
Về vấn đề giải phóng mặt bằng, đại diện Ban Quản lý dự án 7 cho hay, đến nay phía Vĩnh Long đã cơ bản hoàn thành. Trong khi đó phía Tiền Giang vẫn còn một số vị trí đường điện cao thế, địa phương dự kiến di dời thời gian tới.
Trong buổi kiểm tra hiện trường dự án gần đây Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm ghi nhận sự nỗ lực của các đơn vị thực hiện dự án cầu Mỹ Thuận 2. Đặc biệt là gói thầu XL.03B (Liên danh Trung Nam E&C – Trung Chính – VNCN E&C), gói thầu XL.04 (Liên danh Công ty TNHH Định An – Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính – Công ty TNHH Nhạc Sơn) đã vượt qua nhiều khó khăn đảm bảo và vượt tiến độ đề ra.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm cho rằng, hiện nay khối lượng trên công trường còn rất nhiều, do đó các nhà thầu phải tập trung lực lượng để thi công, ưu tiên đảm bảo chất lượng. Đồng thời đây cũng là cơ hội để các nhà thầu khẳng định mình, bởi vì sắp tới những dự án giao thông tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất nhiều.
Về tiến độ tổng thể của dự án, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 phải rà soát lại chi tiết tiến độ từng gói thầu. Từ đó xây dựng lại kế hoạch thi công, rút ngắn được tiến độ. Tuy nhiên việc rút ngắn tiến độ này phải được xây dựng tỉ mỉ chi tiết.
Về giải ngân dự án, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 phải rà soát chi tiết các khối lượng, đẩy nhanh giải ngân từng tháng, không để dồn dập đến cuối năm. Chúng ta phải tính toán các khó khăn khác như thời tiết, dịch bệnh và biến động giá từ vật liệu đến xăng dầu….Do đó chúng ta tận dụng được khoảng thời gian nào thì nên tận dụng triệt để.
Ban điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2 cho biết thêm, bên cạnh việc đảm bảo tiến độ thì một trong những yếu tố quan trọng được đơn vị thi công đặt lên hàng đầu đó là vấn đề an toàn lao động.
Ông Trịnh Trường Hải, Giám đốc Điều hành dự án cầu Mỹ Thuận 2 cho biết, khi bắt đầu vào ca, tất cả mọi người trong công trường phải tuân thủ thực hiện bản nội quy đề ra. Cụ thể, tất cả các cán bộ, công nhân trực tiếp thi công trong phạm vi công trường đều phải tuân thủ các quy trình về đảm bảo an toàn lao động.
Một cán bộ kỹ thuật của nhà thầu Trung Nam E&C thi công gói thầu XL03B chia sẻ, mỗi buổi đầu ca sáng và tối anh em được họp an toàn lao động trước khi ra công trường và có cán bộ an toàn giám sát, theo dõi xuyên suốt. Công nhân được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, khi leo cao phải có dây đai an toàn.
Theo đánh giá của các chuyên gia giao thông, dự án cầu Mỹ Thuận 2 có vai trò quan trọng đối với các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long nói riêng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Trong bối cảnh thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào những kỳ nghỉ lễ, Tết Nguyên đán, việc đưa công trình vào khai thác sớm ngày nào, góp phần phát huy hiệu quả đầu tư sớm ngày đó. Bởi cầu không chỉ giải quyết nhu cầu đi lại lưu thông của người dân, hạn chế tai nạn giao thông mà còn đáp ứng năng lực vận tải hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Điểm đầu của dự án khớp nối với dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận phía Tiền Giang. Điểm cuối khớp nối vào dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Chiều dài toàn bộ dự án khoảng 6,61 km; trong đó cầu chính dài 1,9 km; đường dẫn và cầu trên tuyến dài 4,704 km. Tổng mức đầu tư hơn 5.003 tỷ đồng. Dự án khởi công đầu năm 2020, dự kiến hoàn thành năm 2023.
Như vậy cuối năm 2023 khi cầu Mỹ Thuận 2 hoàn thành, cùng với cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ hoàn thành tuyến cao tốc đường bộ từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, rút ngắn thời gian di chuyển của người dân và vận chuyển hàng hoá.
Bộ Giao thông bàn giao trục cầu đường trên cao đẹp nhất Hà Nội
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành quyết định bàn giao phần tầng 2 mặt cầu Thăng Long và tuyến đường trên cao vành đai 3 cho Hà Nội quản lý khai thác, bảo trì.
Các hạng mục công trình được bàn giao cho UBND TP Hà Nội tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 và mặt cầu đường bộ tầng 2 cầu Thăng Long, gồm: Phần mặt đường xe chạy tầng 2 cầu Thăng Long trong phạm vi 15 nhịp dàn thép; phần lề bộ hành, lan can, hệ thống hộ lan, hệ thống thoát nước mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông; 6 khe co giãn trên phần dầm thép và 4 khe co giãn trên phần đường dẫn hai đầu cầu.
Đoạn tuyến đường trên cao Mai Dịch - Nam Thăng Long, Hà Nội (Ảnh: Trần Thanh).
Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án Thăng Long phối hợp với các cơ quan chức năng của UBND TP Hà Nội tổ chức bàn giao các hạng mục nêu trên; hoàn thiện các thủ tục pháp lý để giao tài sản cho UBND TP Hà Nội theo đúng quy định của Nghị định số 33 ngày 23/4/2019 của Chính phủ; giải quyết các vấn đề liên quan, đảm bảo công tác quản lý khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.
Về phía UBND TP Hà Nội, Bộ GTVT đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án Thăng Long thực hiện các thủ tục tiếp nhận.
Trong quá trình hoàn thiện các thủ tục bàn giao tài sản, UBND TP Hà Nội có trách nhiệm quản lý, bảo trì, đảm bảo công tác quản lý khai thác được thực hiện liên tục và không ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến.
Trước đó, Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư dự án gần 270 tỷ đồng đã được đưa vào khai thác ngày 7/1/2021.
Với giải pháp sửa chữa bằng kết cấu mặt cầu liên hợp nhẹ sử dụng công nghệ hàn đinh neo plasma và bê tông siêu tính năng, sau đó thảm bê tông nhựa polime đảm tuổi thọ của lớp bê tông siêu tính năng tối thiểu là 30 năm và lớp phủ bê tông nhựa polime là 10 năm.
Việc sửa chữa cầu Thăng Long được giới chuyên môn đánh giá bảo đảm đồng bộ, lưu thông thông suốt và an toàn giao thông trên tuyến đường vành đai 3, giảm tải cho cầu Nhật Tân và tuyến đường cửa ngõ của thành phố, tạo sự liên kết giữa các vùng.
Dự án xây dựng đường trên cao vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long được thông xe ngày 11/10/2020. Dự án do Bộ GTVT là chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng.
Đoạn tuyến Mai Dịch - Nam Thăng Long có chiều dài 4,59 km, điểm đầu tại Km0 130, phía Bắc cầu vượt Mai Dịch, điểm cuối tại Km5 497,72 phía Nam cầu Thăng Long. Vận tốc thiết kế 80 km/h.
Hai dự án này sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác đã kết nối đồng bộ và thông suốt trục giao thông đẹp nhất Hà Nội theo tiêu chuẩn đường cao tốc, từ cầu Phù Đổng đến cầu Thăng Long.
Trục giao thông này đã tạo nên tuyến liên kết vùng và khu vực, kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài, các tuyến quốc lộ 1, 5, 6, 32, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Pháp Vân - cầu Giẽ - Ninh Bình, đại lộ Thăng Long.
Nhiều ý kiến băn khoăn có nên tách Luật Giao thông đường bộ Ngày 27/1, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ chủ trì Hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, đoàn đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố về lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe Ngọc Hà (Từ Liêm, Hà Nội). Ảnh minh...