Cầu lợp mái lá độc nhất vô nhị ở Việt Nam
Được xây dựng từ thời Lý, cầu Thượng ở làng Kênh ( huyện Trực Ninh, Nam Định) là cầu mái lợp lá duy nhất còn lại tại Việt Nam.
Cầu Thượng ở làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định) được xây vào đời Lý sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.
Con đường độc đạo dẫn tới chùa Cổ Lễ, ngôi chùa lớn nhất khu vực được xây vào thời vua Lý Thần Tông (trị vì từ năm 1127 đến 1138) cách làng 4 cây số đã bị cắt ngang bởi con kênh đào, khiến việc đi lại trở nên khó khăn cho các Phật tử. Theo các bậc cao niên, khi đó một phụ nữ giàu có nhưng không có con đã bỏ tiền xây dựng cầu cho bà con đi lại.
Cụ Lương Thế Hoạt, 85 tuổi, cho biết theo tiền nhân kể lại thì toàn bộ hệ thống mố cầu xưa kia được làm bằng đá xanh nguyên khối, nặng hàng tấn, vận chuyển bằng bè theo đường sông Hồng. Những thợ mộc có tay nghề cao khắp trấn Sơn Nam xưa được thuê về dựng cầu.
Cầu có 5 gian, dài hơn 10 m, rộng 4 m, cao 3 m tính từ mặt sàn lên, hai bên đều có bục để ngồi. Từ sơ khai, mái cầu được lợp bằng cây bổi (cây cói) chứ không lợp ngói, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Chỉ khi nào lớp bổi đã mục thì người dân lợp lớp mới. Ngày nay, cầu được lợp bằng lá cọ.
Cầu đã được tu bổ nhiều lần với quy mô lớn vào các năm 1883, 1904 và 2014. Trong khi tu bổ, đặt thượng lương, thợ đều khắc ghi trên hệ thống vỉ cột bằng chữ Hán. Trong ảnh là hàng chữ: “Kiến Phúc nguyên niên Giáp Thân mạnh hạ nguyệt thập nhị nhật lương thời thượng lương thụ trụ” (đặt thượng lương vào giờ tốt ngày 12 tháng 4 năm Giáp Thân niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất – 1884).
Hệ thống cột cũ đan xen với cột mới cùng những dây níu mái bằng mây đan hình đồng tiền rất đẹp mắt.
Video đang HOT
Mặt sàn, khung cầu, vì kèo mái đều được làm bằng gỗ lim, trải qua hàng trăm năm vẫn không mối mọt.
“Trước đây mỗi buổi trưa hè, người dân thường ra cầu nghỉ ngơi, hóng mát, buổi tối trai tráng trong làng luyện tập võ nghệ ngay phần sân trước cầu”, ông Lương Minh Lại, người sống gần cầu cho biết. Trên bục cầu hiện vẫn còn khắc một bàn cờ cổ do người xưa lên cầu chơi cờ để lại.
Căn cứ hệ thống chữ Hán khắc trên vỉ kèo, cột, Phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết, cầu Thượng làng Kênh là cây cầu gỗ mái lợp bổi duy nhất ở Việt Nam.
Hà Thành
Theo VNE
Chiêm ngưỡng linh vật Việt bằng vàng ròng, đất nung
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày giới thiệu 27 linh vật Việt Nam với các loại hình tượng tiêu biểu như: Hình tượng Rùa, Long mã, hình tượng Rồng, hình tượng Kỳ lân, ngựa có cánh....
Hé lộ những linh vật của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ đề "Linh vật Việt Nam".
Linh vật là những con vật linh thiêng, được sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hoá để truyền đạt ý tưởng trong tín ngưỡng, tôn giáo và thế giới quan, nhân sinh quan. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại và truyền thuyết được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình.
Người xưa tin rằng linh vật, là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.
Linh vật trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam có nhiều loại khác nhau, do người Việt Nam sáng tạo nên hoặc do giao lưu, tiếp biến các nền văn hoá bên ngoài, phản ảnh sâu sắc đời sống tâm linh, văn hoá dân tộc.
Mỗi linh vật trong tiến trình phát triển vừa thể hiện bản sắc riêng của văn hoá dân tộc, vừa mang đặc điểm, phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng của mỗi thời kỳ lịch sử.
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng trưng bày là cơ hội để công chúng khám phá, tìm hiểu về sự phong phú và độc đáo của linh vật Việt Nam nói chung; hiểu sâu sắc hơn về câu chuyện của mỗi linh vật. Qua đó khơi dậy ý thức dân tộc trong việc sử dụng các biểu tượng văn hoá hiện nay.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang trưng bày và giới thiệu 27 loại hình các con vật linh thiêng, qua gần 100 hiện vật tiêu biểu với chủ để "Linh vật Việt Nam".
Đỉnh trầm có nắp hình Nghê, chất liệu bằng đồng gốm, được tạo tác phổ biến ở thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.
Hình sư tử, lân gắn trên nắp đỉnh trầm gốm mem rạn, thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736).
Cặp sư tử Lân chầu, chất liệu bằng gỗ, sơn thếp thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
Đầu sư tử bằng đất nung, thời Lý thế kỷ 11-13. Trang trí kiến trúc hoặc đầu máng xối nước, hình thức này xuất hiện phổ biến dưới thời Lý- Trần thế kỷ 11-14.
Tích tà là linh vật có nguồn gốc Á đông, hình thức giống như Sư tử có cánh, đây là linh vật trấn giữ mang ý nghĩa trừ tà, xua đuổi điều xấu mang lại điều tốt lành.
Tượng long mã, chất liệu bằng đồng thời Nguyễn thế kỷ 19-20.
Hình sư tử chầu ngọc thời Lý thể kỷ 11-13. Một phần trong kết cấu bệ tượng phật ở vị trí đỡ toà sen cho Đức Phật ngồi mô phỏng theo Phật thoại con kim nghê (sư tử lông vàng) bảo vệ Phật pháp, được Đức Phật chọn làm vật cưỡi.
Tượng rồng vàng thời Nguyễn thế kỷ 19-20, thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn.
Tượng sư tử chầu bằng đất nung từ thời Lý, niên đại từ thế kỷ 11 - 13
Nghê chầu gỗ sơn thếp thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17-18.
Bình rót có quai hình nghê, chất liệu gốm mem lam xám thời Mạc thế kỷ 16. Là loại đồ thờ dùng để đựng nước, rượu cúng, hình thức này chỉ xuất hiện dưới thời nhà Mạc.
Trọng Trinh
Theo Dantri
Những tăng ni "cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận" Chùa Cổ Lễ, thị trấn Trực Ninh, huyện Trực Ninh không chỉ được biết đến với danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước. Nơi đây còn được biết đến với huyền thoại về những tăng ni, phật tử "cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận" đánh đuổi giặc ngoại xâm. Theo văn bia truyền lại, tương truyền chùa Cổ Lễ...