Cầu kính độc lạ uốn lượn giữa trời mây ở Trung Quốc
Toàn bộ công trình được tạo thành từ ba mặt cầu lượn sóng đan xen và tạo cho du khách cảm giác như đang đi giữa cầu vồng trên bầu trời.
Chiết Giang là một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc và là tỉnh du lịch nổi tiếng với phong cảnh núi sông hữu tình của vùng Giang Nam. Gần đây, một công trình độc đáo khác ở Chiết Giang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc bởi thiết kế độc đáo cứ ngỡ chỉ là sản phẩm trí tuệ nhân tạo.
Đó là cây cầu kính Như Ý, “lơ lửng” giữa 2 vách núi ở độ cao 140 m, tại khu thắng cảnh Thần Tiên Cư ở thành phố Thái Châu (tỉnh Chiết Giang).
Cây cầu này được khánh thành vào năm 2017 và mở cửa cho du khách địa phương vào năm 2020. Toàn bộ công trình được tạo thành từ ba mặt cầu lượn sóng đan xen, giống như ba con sóng giao nhau trên hẻm núi.
Phần lớn mặt cầu được thiết kế bằng kính chịu lực trong suốt, giúp khách tham quan có thể ngắm trọn quang cảnh thung lũng Thần Tiên Cư và tạo cảm giác như đang đi giữa cầu vồng trên bầu trời.
Video đang HOT
Đứng trên cầu, du khách có thể nhìn thấy những ngọn núi hùng vĩ, mây mù bao phủ, cây cối xanh tươi, thực sự có cảm giác như chốn bồng lai tiên cảnh. Khi nhìn xuống dưới chân chỉ thấy vách đá dựng đứng, như vực sâu không đáy, tạo sự hứng phấn cho những ai thích cảm giác mạnh.
Người thiết kế công trình cầu kính độc đạo này là Hà Vân Xương – chuyên gia về cấu trúc thép từng tham gia thiết kế cho Sân vận động Tổ Chim, nơi diễn ra Olympic Bắc Kinh năm 2008.
Quá trình thi công cầu gặp nhiều khó khăn do địa hình và điều kiện thời tiết trong khu vực. Đội ngũ xây dựng đã phải đương đầu với gió mạnh, mưa lớn và sạt lở đất. Tuy nhiên, họ đã vượt qua những khó khăn này và hoàn thành cây cầu đúng thời hạn.
Tà Xùa - Những bàn chân sắc màu nối trời mây
Nhắc đến huyện Trạm Tấu tỉnh Yên Bái chắc hẳn những bạn trẻ có đam mê leo núi khám phá không thể nào không nhắc đến Tà Xùa - đỉnh núi có độ cao 2.865m, với cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, đại ngàn còn hoang sơ thuần đơn.
Sự chuẩn bị cần thiết của cả nhóm trước khi xuất phát leo núi
Đỉnh Tà Xùa được mệnh danh là " vương quốc của mây gió", đến với Tà Xùa khách du lịch sẽ được trở về với thiên thiên, được ngắm nhìn những khu rừng nguyên sinh cổ kính và được tận mắt chiêm ngưỡng những " rẻo mây vờn qua núi". Tà Xùa mang một vẻ đẹp tuyệt vời " trời ban" nhưng đây cũng là một hành trình khó đi, vất vả và gian nan cho những người thích đam mê xê dịch. Quãng đường khoảng 12km đường rừng, chủ yếu là dốc đá với 3 đỉnh của "sống lưng Khủng Long" tạo nên những cung đường hiểm trở, đầy thách thức với những nhà leo núi. Do vậy các bạn trẻ để hành trình chinh phục đỉnh cao của mình được an toàn và nhẹ nhàng hơn đã thuê những người Mông bản địa tại chân núi Tà Xùa làm người dẫn đường và từ đó người Mông ở Trạm Tấu đã có thêm nghề porter leo núi, để rồi những bàn chân của các anh porter đã nối liền Tà Xùa, nối liền đam mê và hơn hết là nối quê hương mình đến với nhiều người hơn.
Chúng tôi theo chân anh Giàng A Cu - một porter đã có hơn 10 năm kinh nghiệm để trải nghiệm một hành trình khác của Tà Xùa, một hành trình không chỉ để cảm nhận cảnh sắc mây núi, mà còn là hành trình để cảm nhận về con người Trạm Tấu, những con người nỗ lực để Tà Xùa ngày càng đẹp hơn, ngày càng gần gũi hơn.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về Giàng A Cu là một anh trung niên nhỏ người nhưng rất nhanh nhẹn với đôi mắt sáng, thân hình thoăn thoắt. Hôm nay anh chuẩn bị đồ cho một đoàn 13 người là các bạn trẻ ở Hà Nội chinh phục Tà Xùa với lịch trình 2 ngày 1 đêm. Đồng hành cùng với anh Cu có thêm 2 porter nữa để đảm bảo lịch trình và vận chuyển lương thực cho du khách. Đội porter của anh Giàng A Cu có tất cả 5 người, các anh đều là dân bản địa, thông thuộc địa hình và có sức khỏe dẻo dai. Tùy vào số lượng du khách các porter sẽ tư vấn để đi kèm sao cho hợp lý và an toàn nhất.
Trước khi đón đoàn khách sắp tới anh và các " đồng nghiệp" phải chuẩn bị lương thực và nước uống cho đoàn đủ để sử dụng trong thời gian leo núi. Các thực phẩm mà porter chuẩn bị cho du khách thường là cơm nếp Lẩu Cáy Trạm Tấu, khoai sọ nương, thịt lợn đen bản địa và một số loại thịt sấy, đây là vừa là những món ngon đặc sản để giới thiệu cho du khách vừa là những thực phẩm của bà con dân bản sẵn có. Trên đường đi mỗi porter sẽ phải gùi từ 20-30kg gồm các nhu yếu phẩm và có khi là cả đồ đạc cho khách.
Nhóm porter của anh Giàng A Cu đang chuẩn bị đồ ăn cho đoàn khách.
Nhóm porter của anh Giàng A Cu đón đoàn khách lúc 8h sáng, sau khi làm quen với mọi người, hành trình chinh phục đỉnh cao Tà Xùa chính thức bắt đầu. Với trách nhiệm là " Người dẫn đường" các porter sẽ đi dẫn đầu và chốt đoàn để đảm bảo đúng cung đường cho cả đoàn mà không để ai bị bỏ lại phía sau. Khi gần đến nơi dừng chân, một số porter sẽ đến trước để dọn dẹp lán nghỉ, đun nước nóng cho khách và chuẩn bị bữa tối. Các porter luôn phải dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho khách. Họ cũng là người ngủ cuối cùng sau khi đã dọn dẹp, chuẩn bị đồ cho hành trình hôm sau. Trong quá trình đi lên đỉnh Tà Xùa tôi đã được nghe anh Cu kể về nhiều câu chuyện, những kỷ niệm trong những lần leo núi dẫn đoàn của mình.
Anh Cu nói: "Cách đây 10 năm mỗi năm Tà Xùa chỉ có 2-3 đoàn khách đi thôi, họ leo núi, còn mình đi rừng tìm con chim, con sóc, gặp thì họ hỏi đường, mình biết thì mình chỉ cho thôi. Rồi họ thuê mình dẫn đi, từ đó các đoàn giới thiệu cho nhau, mình làm nghề này từ bao giờ cũng không biết".
Trong 10 năm anh Cu cũng không nhớ là đã đi lại đỉnh Tà Xùa biết bao lần, đón bao nhiêu đoàn khách. Dù đã quen với từng ngọn cây từng hòn đá trên cung đường này nhưng mỗi lần đi Tà Xùa anh lại cảm nhận được những vẻ đẹp riêng của ngọn núi nơi anh sinh ra, gắn bó và nuôi sống anh. Bằng những trải nghiệm của mình anh tỉ mỉ và nhiệt huyết kể lại những câu chuyện đường rừng, kể về từng khóm cây từng chiếc lá trên đỉnh núi vờn mây. Hành trình đoàn của anh 2 ngày 1 đêm nên sẽ có một đêm ngủ lại trên lán nghỉ, đây là lúc nghỉ ngơi của cả đoàn cũng là lúc anh Giàng A Cu và các đồng nghiệp của mình kể về những trải nghiệm leo núi, kể về đời sống của người Mông tại Trạm Tấu đưa tình yêu núi rừng yêu đại ngàn lan tỏa đến những con người xa lạ.
Anh Giàng A Cu ở thôn Tà Xùa, xã Bản Công, huyện Trạm Tấu.
Mùa leo núi thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 hằng năm. Đây là giai đoạn thời tiết mát mẻ, khô ráo, giúp cho người leo đỡ mệt và mất nước. Các loài cây rừng vào mùa trổ bông, khiến khung cảnh thiên nhiên vùng cao thêm sắc màu rực rỡ. Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng làm cho biển mây trên những đỉnh núi đẹp hơn. Rất hiếm đoàn leo núi mùa hè vì nắng nóng và mưa rừng, lũ quét rất nguy hiểm. Trung bình hằng tháng, các anh đi từ 2 đến 4 chuyến, với thu nhập khoảng 400.000 - 500.000 đồng một ngày công cho mỗi người. Từ khi chuyển sang làm porter, anh Cu nói riêng và người dân tộc Mông tại Trạm Tấu nói chung có thêm thu nhập, kinh tế cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Những ngày trong tuần các anh vẫn làm nương rẫy, chăn nuôi, đến cuối tuần lại đồng hành cùng những đoàn khách chinh phục núi non.
Anh Cu chia sẻ: "Mình đi lên Tà Xùa đã quen cái chân, thấy không vất vả đâu, từ ngày làm Porter dẫn đường cho khách mình còn kiếm được tiền bằng công sức của mình, và kiếm được tiền từ vẻ đẹp quê hương, mình rất vui, và mình cũng nhắc nhở bản thân, con cháu, cũng như khách du lịch trong quá trình leo núi, phải bảo vệ môi trường và cảnh quan để núi Tà Xùa mãi đẹp, con người Trạm Tấu sẽ làm giàu được từ chính quê hương mình".
Porter đóng vai trò vừa là người đồng hành, vừa là người bầu bạn. Với anh Giàng A Cu và những đồng đội của mình porter không đơn giản chỉ là một nghề mà Porter còn là những người mang những bước chân của mình để nối Tà Xùa. Để Tà Xùa mãi là một điểm du lịch hấp dẫn trong mắt khách du lịch và người Mông là những bàn chân sắc màu nối trời mây.
Giếng cổ chứa đầy châu báu trong Tử Cấm Thành Từ Hi Thái hậu được cho là đã sai người vứt nhiều châu báu xuống những chiếc giếng sâu trong Tử Cấm Thành trong lúc chạy loạn khỏi Cố Cung. Tử Cấm Thành (hay còn gọi là Cố Cung) được xây dựng cách đây 600 năm, là nơi sinh sống của các vua chúa Trung Hoa thời nhà Minh và Thanh. Trong ngót...