Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng.
Viêm não Nhật Bản để lại di chứng đặc biệt nặng nề.
Viêm não Nhật Bản hay gặp ở trẻ em, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng.
1. Đông y có chữa được viêm não Nhật Bản?
Viêm não Nhật Bản là một bệnh trong ôn bệnh của y học cổ truyền (còn gọi là thử ôn, thử kinh, thử quyết) do thử ôn xâm nhập từ biểu vào lý, đốt ở phần khí và doanh huyết; nhiệt cực sinh phong, tân dịch giảm sinh đàm nếu xuất hiện các chứng sốt cao co giật, mê sảng, đàm làm tắc các khiếu gây hôn mê, chứng nội bế ngoại thoát ( trụy tim mạch ngoại biên).
Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề.
Bệnh biến chuyển theo các giai đoạn: vệ (khởi phát), khí (toàn phát chưa có biến chứng), doanh huyết (toàn phát có biến chứng mất nước, nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch) và thương âm, thấp trở ở kinh lạc (hồi phục và di chứng).
Viêm não Nhật Bản điều trị xoay quanh giảm triệu chứng và chủ yếu là dự phòng bằng vaccine. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc đông y nhằm hỗ trợ điều trị dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Xử trí viêm não Nhật Bản
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản. Việc xử trí hầu hết dựa vào triệu chứng, cụ thể:
Chống phù não: truyền manitol 20% có thể cân nhắc kết hợp corticoid để làm tăng áp lực thẩm thấu, tránh nước xuất hiện nhiều ở lòng mạch làm tăng áp lực lên các tế bào não.
An thần: sử dụng seduxen để tránh tình trạng kích động làm ảnh hưởng không tốt đến chức năng não bộ.
Hạ nhiệt: nếu bệnh nhân sốt cao, người nhà có thể tiến hành chườm ấm vào bẹn, nách kết hợp với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Thở oxy: được sử dụng với các trường hợp rối loạn nhịp thở.
Bổ sung nước và điện giải: do người bệnh sốt cao sẽ rất dễ dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải.
Ngăn bội nhiễm: bằng cách sử dụng kháng sinh.
Đảm bảo dinh dưỡng: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường vitamin, khoáng chất.
3. Ai dễ bị viêm não Nhật Bản và bệnh có lây không?
Video đang HOT
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể lây lan và nhanh chóng bùng phát thành dịch bệnh trong cộng đồng. Viêm não Nhật Bản là bệnh lây truyền qua muỗi Culex đốt (muỗi ruộng). Muỗi sẽ đốt lợn và chim hoang, mang máu chứa virus gây bệnh rồi truyền sang người.
Do đó, viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.
Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với virus viêm não Nhật Bản đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh viêm não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở nhóm trẻ 5-9 tuổi.
Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh và gây biến chứng nếu chưa từng được tiêm chủng trước đây; có thể bị nhiễm virus khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh viêm não Nhật Bản.
Bệnh gây tử vong cao hoặc di chứng thần kinh nghiêm trọng vĩnh viễn như động kinh, giảm học lực, chậm phát triển trí tuệ, liệt, thất ngôn…
4. Viêm não Nhật Bản có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm não Nhật Bản có thể được chữa khỏi, ngăn ngừa các di chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời, tuân thủ phác đồ điều trị.
Các triệu chứng khởi phát ban đầu của viêm não Nhật Bản thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm não – viêm màng não khác. Do đó khi có các triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần chú ý phát hiện sớm, theo dõi sát sao các dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn khan, nôn không liên quan đến ăn uống, trẻ chậm chạp, quấy khóc, rối loạn ý thức cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám vì nếu để lâu trẻ có thể gặp tiên lượng xấu như: hôn mê, co giật, liệt tay, liệt chân,…
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.
5. Chi phí điều trị viêm não Nhật Bản
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm não Nhật Bản thường không rõ ràng hoặc giống với các bệnh khác, vì thế để chẩn đoán chính xác bệnh viêm não Nhật Bản cần lấy mẫu xét nghiệm viêm não Nhật Bản vào thời điểm thích hợp.
Mẫu gửi đi phân lập virus: mẫu dịch não tủy hoặc máu toàn phần cần lấy trong 4 ngày đầu khởi phát của bệnh kể từ khi có dấu hiệu sốt.
Mẫu xét nghiệm MAC-ELISA: là kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất hiện nay. Kỹ thuật xét nghiệm MAC-ELISA sở hữu 3 ưu điểm vượt trội: có khả năng cho kết quả sớm, chỉ cần một mẫu xét nghiệm đơn, có thể loại trừ phản ứng chéo giữa viêm não Nhật Bản và virus Dengue.
Thông thường giá xét nghiệm tùy thuộc vào các cơ sở y tế giao động từ 100.000- 400.000 đồng.
Giá tiêm vaccine viêm não Nhật Bản tùy theo vaccine mà bạn lựa chọn, để hoàn thành chủng ngừa tiêm viêm não Nhật Bản thông thường từ 700.000 – 1.300.000 đồng/ liệu trình.
3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão
Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng bệnh do muỗi truyền.
Muỗi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm
Bệnh sốt xuất huyết Dengue
Trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn cái có mang virus gây ra. Virus gây bệnh này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch sốt xuất huyết dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.
Khi mắc người bệnh có biểu hiện: Nhức đầu, chán ăn, nóng rát mắt, sốt đột ngột và phát ban ở chi trên và chi dưới, đau hạ sườn phải, nặng hơn có: xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
Muỗi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
Viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản là do muỗi cỏ/muỗi ruộng có tên khoa học là Culex tritaeniorhynchus) có mang virus gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được virus này vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản.
Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.
Khi mắc viêm não Nhật Bản, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu vùng trán, co giật, hôn mê và nhức đầu dữ dội. Bệnh nhân có hội chứng màng não và rối loạn ý thức nhẹ.
Sốt rét
Bệnh sốt rét là do muỗi có tên khoa học là Anopheles có mang ký sinh trùng gây ra. Khi gây bệnh sẽ có các triệu chứng và biến chứng khác nhau và cần có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do ký sinh trùng sốt rét tên khoa học là Plasmodium, chủ yếu lây truyền qua trung gian loài muỗi Anopheles với các triệu chứng đặc trưng như sốt (theo chu kỳ), ớn lạnh, vã mồ hôi, thiếu máu... Bệnh sốt rét xảy ra thường xuyên quanh năm, nhưng bệnh sẽ bùng phát vào mùa mưa ở khu vực đồi núi...
Khi mắc người bệnh ớn lạnh, nôn mửa, sốt, đổ mồ hôi, ngất xỉu và ho khan...
Chẩn đoán bệnh do muỗi truyền
Tùy từng các biểu hiện mà các bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm. Nếu nghi ngờ sốt xuất huyết dengue sẽ làm xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể để chẩn đoán bệnh.
Nếu nghi ngờ viêm não Nhật Bản sẽ làm xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu của virus JEV trong dịch não tủy.
Nếu nghi ngờ sốt rét sẽ soi lam máu tìm ký sinh trùng sốt rét dưới kính hiển vi.
Cách phòng bệnh do muỗi truyền
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue
Bộ Y tế khuyến cáo như sau:
Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ...
Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở để phòng bệnh.
Cần thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế cụ thể:
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi cỏ, nên dời chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Khi đi ngủ cần mắc mùng, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
Tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Lưu ý, nếu chỉ tiêm 1 mũi vaccine thì không đủ hiệu lực bảo vệ, tiêm 02 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ trên 80%, tiêm 03 mũi vaccine hiệu lực bảo vệ 90% - 95% trong khoảng 03 năm.
Phòng ngừa bệnh sốt rét
Để phòng ngừa sốt rét người bệnh cần ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất cụ thể:
Diệt muỗi bằng phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa.
Xoa kem xua muỗi.
Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối.
Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước;
Uống thuốc dự phòng: các nước sốt rét lưu hành nặng có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng sốt rét ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét.
Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét; An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.
Lấp 'khoảng trống' tiêm chủng vắc-xin Sau hàng chục năm kể từ khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố căn bệnh gần như bị xóa sổ, dịch bạch hầu đã xuất hiện trở lại với diễn biến phức tạp và lây lan với tốc độ rất nhanh ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm...