Câu hỏi Olympia khiến cả 4 thí sinh và khán giả đều “tưởng bở”, nghe thì dễ nhưng chắc chắn 99% trả lời sai
Không phải ai cũng nhận ra chi tiết gây nhầm lẫn này.
Olympia không chỉ là một cuộc thi, mà còn là một sân chơi trí tuệ dành cho các bạn học sinh cấp 3 nhưng được mọi lứa tuổ.i yêu thích. Các thí sinh khi đến với chương trình vừa phải có kiến thức sâu rộng, vừa phải thật nhanh nhạy, có khả năng tư duy logic và một chút may mắn. Bởi bên cạnh những câu hỏi thử thách IQ thì cũng có những đề bài rất thú vị, tạo ra những “bẫy” tinh vi khiến không ít thí sinh bối rối và nhầm lẫn.
Trong cuộc thi Tháng 3 Quý 2 năm thứ 22 cũng từng xuất hiện một câu hỏi như thế. Nội dung nghe thì thấy dễ, nhưng cuối cùng lại không có bất kỳ một ai đưa ra được đáp án chính xác.
Theo đó, trong phần thi Về đích của thí sinh Thúc Bảo đã nhận được một câu hỏi như sau:
“Theo truyền thuyết Việt Nam, đây là lời đề nghị của ai với sứ giả triều đình: ‘Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm lá chắn sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này?’”.
Chương trình đã đưa ra một câu hỏi quen thuộc nhưng được “bẫy” rất tinh vi
Video đang HOT
Một câu thoại trong câu chuyện cổ tích vô cùng quen thuộc mà chắc hẳn hầu hết ai cũng đã từng được nghe qua. Và với thí sinh Thúc Bảo cũng vậy, ngay khi kết thúc câu hỏi, cậu bạn đã nhanh chóng đưa ra đáp án là “Thánh Gióng”. Thí sinh Hương Giang cũng đưa ra câu trả lời tương tự. Tuy nhiên, đây lại không phải là đáp án chính xác.
Trong sự ngỡ ngàng của 4 “nhà leo núi” và khán giả trong trường quay, MC Ngọc Huy đã công bố câu trả lời đúng như sau: “Câu nói này không phải của ai cả. Bởi vì trong câu ngoặc kép chép sai một chi tiết. Thánh Gióng chỉ yêu cầu một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt chứ không hề có một tấm lá chắn sắt”.
Một đáp án không ngờ khiến tất cả mọi người đều “ngã ngửa”. Thế mới biết vẫn những tình tiết tưởng chừng quen thuộc nhưng chỉ cần thay đổi, thêm bớt một chi tiết nhỏ đã đủ gây ra sự nhầm lẫn, khiến các thí sinh và khán giả phải bái phục sự lắt léo của những câu hỏi trong chương trình.
Netizen trước câu hỏi này cũng đã để lại rất nhiều bình luận:
- Bái phục người nào nghĩ ra nội dung của câu hỏi này. Không cần suy luận cầu kỳ nhưng cũng đủ để làm khó thí sinh.
- Suốt ngày mình kể chuyện này cho con nghe, tưởng thuộc lòng rồi mà vẫn không thể để ý ra chi tiết thừa trong câu hỏi.
- Cam kết câu hỏi này là câu “lừa” nhất chương trình, chắc phải có đến 99% người trả lời sai đó.
Câu hỏi rối não: "Bức ảnh chụp có 2 người cha và 2 người con, hỏi trong hình có ít nhất bao nhiêu người?" - Đáp án không phải là 4!
Những câu hỏi về toán học, đố mẹo trong chương trình Olympia khiến khán giả vừa đau đầu vừa thích thú.
Olympia là chương trình truyền hình lên sóng từ năm 1999, có sức hút bền bỉ với khán giả bởi những phần tranh tài hấp dẫn giữa các thí sinh và các câu hỏi giúp mở rộng vốn kiến thức đa lĩnh vực. Một số câu hỏi hóc búa, thú vị trong Olympia cũng trở thành chủ đề được cư dân mạng thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn.
Điển hình như câu hỏi về toán đố mẹo mà thí sinh Duy Quân nhận được trong cuộc thi quý II, vòng thi Khởi động năm 2021 có nội dung như sau: "Trong một bức hình chụp một gia đình có 2 người cha và 2 người con. Hỏi trong bức ảnh có ít nhất mấy người?". Thí sinh Duy Quân đã không thể đưa ra câu trả lời đúng đáp án chương trình đưa ra là 3 người.
Cụ thể, câu hỏi yêu cầu đưa ra số người ít nhất có thể xuất hiện trong bức ảnh. Như vậy, trong hình sẽ có ông, bố và cháu khớp với dữ kiện 2 người cha (ông và bố) cùng 2 người con (bố và cháu).
Bài toán mẹo nhưng khiến các thí sinh và cư dân mạng rối não vì nhiều người vội trả lời tổng số người trong bức hình là 4 thay vì đi tìm số người ít nhất. Câu hỏi trên khiến nhiều người liên tưởng đến một câu đố tương tự mà thí sinh Kiến Giang trong cuộc thi Olympia năm 2018: "Bố mẹ có 6 người con trai, mỗi người con trai có 1 em gái. Hỏi gia đình họ có bao nhiêu người?".
Đáp án đúng của chương trình là 9 người, bởi gia đình này sẽ có 2 bố mẹ, thêm 6 người con trai và 1 cô em gái. Câu hỏi này nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng, nhiều người cho rằng nên thêm dữ kiện "hỏi gia đình có ít nhất/tối thiểu bao nhiêu người" thì 9 mới là đáp án chính xác.
Nhiều câu đố mẹo, bài toán sử dụng kiến thức tiểu học cũng từng gây hoang mang, "ngã ngửa" khi nhận ra lời giải đơn giản đến bất ngờ.
Trong phần thi Về đích của một tập Olympia năm 2017, thí sinh Lê Trí Trung nhận được câu hỏi: "Cửa hàng có hai loại giỏ hoa quả: loại 1 mỗi giỏ có 4 quả táo, 8 quả lê; loại 2 mỗi giỏ có 7 quả táo, 14 quả lê. Cửa hàng có 25 quả táo, vậy cửa hàng có mấy quả lê?". Câu trả lời chương trình đưa ra là 50 quả lê, do số lê ở các loại giỏ đều gấp đôi số táo, nên tổng số lê có trong cửa hàng là 25 x 2 = 50. Bài toán đơn giản nhưng vì áp lực thời gian nên các thí sinh đã không thể trả lời chính xác.
Câu hỏi Tuấn Linh, thí sinh leo núi Olympia năm 2020 nhận được khiến nhiều người "phát hoảng": "Vào giây thứ 3661 của một ngày bất kỳ trong năm tương ứng với mấy giờ mấy phút mấy giây?". Tuấn Linh đã đưa ra câu trả lời đúng là 1 giờ 1 phút 1 giây, với lời giải cụ thể:
"Một phút có 60 giây, một giờ có 60 phút nên 1 giờ sẽ có: 60 x 60 = 3600 (giây). Lấy số nguyên 3661 chia cho 3600 ta được kết quả số nguyên là 1, số dư là 61. Tiếp tục lấy 61 chia cho 60 ta được số nguyên 1, dư 1. Như vậy giây thứ 3661 tương ứng với 1 giờ 1 phút 1 giây".
Câu hỏi test kiến thức tiểu học khiến thí sinh Đường Lê.n Đỉn.h Olympia toát mồ hôi hột Toán tiểu học thôi nhưng cũng không dễ "xơi" đâu nha! Sau 24 mùa phát sóng và tới nay là năm thứ 25, Olympia vẫn giữ vững ngôi vị sân chơi trí tuệ số một dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc. Các khán giả khi xem chương trình vừa được giải trí, vừa có thêm cho mình nhiều kiến thức...