Câu hỏi lớn về loài khủng long đã được giải đáp
Sau khi một câu hỏi lâu năm được giải đáp, các nhà khoa học đã xác nhận loài khủng long đầu tiên con người biết đến có thể sống dưới nước.
Sau nhiều năm tìm kiếm câu trả lời, giới khoa học cuối cùng đã có thể kết luận về loài khủng long đầu tiên biết bơi. Được ví như Michael Phelps của thời tiền sử, Spinosaurus aegyptiacus là minh chứng cho thấy khủng long đã tiến hóa và sống được dưới nước, chứ không chỉ sống trên cạn như nhiều giả thuyết trước đây.
Minh họa về loài khủng long biết bơi, săn mồi dưới nước Spinosaurus aegyptiacus. Ảnh: National Geographic.
Khủng long Spinosaurus aegyptiacus là động vật ăn thịt lớn ở kỷ Phấn trắng, có cổ dài, phần mõm giống như của cá sấu nhỏ và một lỗ nhỏ ở giữa hộp sọ giúp con vật thở dễ dàng khi phần đầu ngập nước.
Tuy phát hiện nhiều chi tiết về khảo cổ để khẳng định hình dáng của chúng gồm mõm dài và răng hình nón, trông giống cá sấu hiện đại, các nhà cổ sinh vật học không thể chứng minh con vật này biết bơi.
Trước đây, họ tin rằng Spinosaurus ăn cá, nhưng hầu hết nghi ngờ rằng nó chỉ lội dọc theo bờ biển, săn mồi ở vùng nước nông. Bằng chứng quan trọng nhất của việc loại khủng long biết bơi là cách mà con vật di chuyển dưới nước thì lại chưa được tìm ra.
Trong quá trình khai quật, chỉ có một bộ xương Spinosaurus aegyptiacus gần như hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu phần lớn xương ở đuôi và đốt sống. Do chưa thể tìm được cấu trúc xương đuôi, giới cổ sinh vật học không thể khẳng định giả thuyết của mình.
Video đang HOT
Một hóa thạch mới, được phát hiện trong các lớp Kem Kem ở phía đông nam Morocco, đã thay đổi tất cả. Nhà cổ sinh vật học Nizar Ibrahim, thuộc đại học Detroit Mercy và nhóm của anh đã khai quật được phần xương chiếm khoảng 80% chiều dài đuôi của một con Spinosaurus trẻ.
Cái đuôi này trông không giống với những động vật ăn thịt khác. Nó cao và bằng phẳng, giống như một cái vây.
Mô hình bộ xương của loài khủng long này được trưng bày ở Washington DC, Mỹ. Ảnh: National Geographic.
Để kiểm tra cái đuôi sẽ hoạt động như thế nào trong nước, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình bằng nhựa của đuôi và gắn nó vào một bộ điều khiển robot.
Họ phát hiện ra rằng cái đuôi tạo ra lực đẩy trong nước nhiều gấp 8 lần so với đuôi của hai loài khủng long có cấu trúc thân tương tự. Nó giống như đuôi của một con cá sấu hoặc sa giông hiện đại, hai loài động vật sống dưới nước nhưng cũng có thể di chuyển trên cạn.
“Phát hiện này đã kết thúc những tranh cãi về việc khủng long chỉ sống trên cạn chứ chưa bao giờ sống dưới nước. Loài khủng long này đặc biệt thích săn mồi ở những vùng nước sâu, chứ không chỉ chờ đợi ở vùng nước cạn”, ông Nizar Ibrahim chia sẻ.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 29/4 và đã ngay lập tức gây chú ý.
“Cái đuôi này, đối với tôi, trông rất giống một loài sống dưới nước,” Jason Poole, một nhà cổ sinh vật học tại đại học Drexel, người không tham gia vào nghiên cứu, nói với CNN.
Mặc dù có khả năng bơi lội, Spinosaurus có lẽ đã không đi quá xa đất liền, nhà cổ sinh vật học Steve Brusatte của đại học Edinburgh nói với Gizmodo.
“Rõ ràng là Spinosaurus có thể bơi trong vùng nước nông, nhưng hóa thạch của nó cũng được tìm thấy trong đất liền, vì vậy có lẽ nó sống thoải mái trên cả đất liền và dưới nước”, ông Brusatte nhận xét.
"Quái vật" ăn thịt nửa vịt, nửa thằn lằn hiện ra trong mộ đá 67 triệu năm
Những khối đá kỷ Phấn Trắng ở khu vực lòng chảo San Juan ở Tây Nam nước Mỹ đã trở thành ngôi mộ đá lưu giữ một quái vật tuyệt chủng chưa ai từng biết.
"Quái vật" được đặt tên là Dineobellator notohesperus, có nhiều lông, với chiếc mỏ và đôi "cánh" khá giống những con vịt ngày nay. Tuy nhiên nó cao đến 1 m, chiều dài lên tới 2 m vì có chiếc đuôi cực dài như một loài thằn lằn khổng lồ.
Dineobellator notohesperus thực sự không phải là vịt mà là một khủng long thuộc họ dromaeosaurid (Khủng long chạy nhanh), sống vào kỷ Phấn Trắng, thời kỳ huy hoàng nhất nhưng cũng đồng thời là kỷ nguyên chết chóc của loài khủng long.
Chân dung "quái vật" kỳ lạ được các nhà khoa học phục dụng - ảnh: Sergey Krasovskiy
Nó thực sự là một "quái vật": không chỉ kỳ dị, mà còn là loài ăn thịt.
Tiến sĩ Steven Jasinski, nhà cổ sinh vật học đang đồng thời công tác tại Đại học Pennsylvania, Bảo tàng Bang Pennsylvania và Trung tâm Cổ sinh vật học đỉnh cao Don Sundquist (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết các loài anh em của "quái vật" này từng được tìm thấy ở những nơi như Bắc Mỹ, Canada và châu Á.
Ảnh: Jasinski.
Cho dù không phải toàn bộ xương của "quái vật" được phục hồi, nhưng họ đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy phần lông lạ kỳ trên chi trước của con vật, vốn giống các loài chim hơn khủng long. Đuôi dài của con vật được sử dụng như một công cụ định hướng giúp nó di chuyển với tốc độ nhanh và chuẩn xác. Chiếc đuôi sẽ quất liên tục mỗi khi con vật chuyển hướng.
Họ "Khủng long chạy nhanh" này tuy có thân hình không phải là lớn so với dòng họ nhà khủng long nói chung, nhưng với tốc độ kinh ngạc, linh hoạt và tính bầy đần, chúng cũng là nỗi ám ảnh lớn cho nhiều sinh vật.
Hóa thạch "quái vật" mới này có tuổi đời 67 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng họ của nó đã tồn tại đến cuối thời kỳ khủng long, tức đến sự kiện đại tuyệt chủng do thiên thạch khổng lồ đâm xuống trái đất 66 triệu năm về trước.
A. Thư
Phát hiện nhiều dấu chân lớn của khủng long vây kiếm Phát hiện quan trọng liên quan đến dấu chân của loài khủng long vây kiếm (Stegosaurus) góp phần làm sáng tỏ sự tiến hóa của các sinh vật trong thời kỳ giữa Kỷ Jura, 170 triệu năm trước. Các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu chân rất lớn của khủng long vây kiếm để lại cách đây 170 triệu năm trên...