Câu hỏi làm khó tỷ phú: Mua được miếng đất 222ha, lời nóng 5 triệu USD – vậy nên GIỮ hay BÁN?
Vương Phạm cho biết miếng đất của mình rộng hơn 550 mẫu Anh, được mua với giá 10 triệu đô.
Cùng với Johnny Đặng và Khoa Pug, Vương Phạm đang là một trong những triệu phú gốc Việt đình đám nhất ở Mỹ hiện tại. Năm nay mới 30 tuổi nhưng Vương đã sở hữu một công ty đang phát triển cùng nhiều bất động sản triệu đô.
Mới đây, Vương Phạm lại tiếp tục cho netizen tận mục sở thị sự giàu có của mình trong clip kể chuyện đầu tư miếng đất mới tậu và đề nghị được trưng cầu ý kiến dân mạng.
Vợ chồng Vương Phạm cùng ba đi thăm đất
Theo đó Vương Phạm cho biết miếng đất 550 mẫu Anh (hơn 222ha) được chủ rao bán với giá 11 triệu đô (gần 250 tỷ đồng), anh mặc cả và mua được với giá 9,6 triệu đô (gần 218 tỷ đồng). “Tính chi phí các thứ thì mình cứ cho là 10 triệu đi ha” – Vương Phạm chia sẻ.
Thế nhưng điều đáng chú ý là triệu phú trẻ lời luôn 5 triệu đô (hơn 113 tỷ đồng) ngay sau khi mua xong vì: “Không biết dạo này may mắn sao á, mua xong cũng như mấy miếng khác là vừa mua xong có người chạy lại trả 15 triệu đô”.
Miếng đất của Vương Phạm hiện đang được cho thuê để nuôi ngựa
Giới thiệu thêm, Vương cho biết miếng đất nối liền 2 đường cao tốc, trong đó có 1 đường được xem là lớn nhất thế giới. Mặt tiền của miếng đất kéo dài khoảng 2km.
Anh cũng đã có kế hoạch đầu tư cho miếng đất này khi định xây khoảng 1500 căn nhà cho thuê và 1 khu vực toà nhà văn phòng cũng để cho thuê. Tuy nhiên phải mất 1 thời gian mới có lời từ dự án này còn nếu đồng ý lời đề nghị bán đất 15 triệu, Vương Phạm sẽ có ngay 5 triệu đô nên anh khá phân vân và hỏi dân mạng: Nên giữ hay bán?
Khung cảnh yên bình bên trong miếng đất
Video đang HOT
Vợ chồng Vương Phạm đi thăm đất bằng xe điện
Cũng trong clip, Vương Phạm chia sẻ cách kinh doanh BĐS của mình trên đất Mỹ: “Vương bây giờ cứ mua đất rồi xin lên thổ cư và bán. Không được thì mình để dành mai mốt mình làm”.
Cách đây vài ngày, triệu phú gốc Việt còn tiết lộ mình có hẳn căn biệt thự to đùng nhưng đã lâu không ở, mới ghé qua chỉ để… đi bơi. Vương Phạm chia sẻ mỗi tháng anh phải bỏ ra 200 đô (khoảng 4,5 triệu đồng) chỉ để thuê người dọn dẹp riêng khu hồ bơi trong thời gian gia đình không ở đây.
Biệt thự của Vương Phạm
Ảnh chụp màn hình
Nữ triệu phú gốc Việt quyết tâm nghỉ hưu ở tuổi 40 ở thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ: Bí quyết để thực hiện trào lưu "FIRE" chuẩn mực là gì?
FIRE - Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm - là một trào lưu đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Tháng 6/2027, Mia Pham - một nữ triệu phú gốc Việt dự định nghỉ hưu. Cô công chức liên bang khi đó sẽ 44 tuổi, chồng cô 48 tuổi. Họ dự tính sẽ rời khỏi thị trường lao động, và đi du lịch thế giới cùng 2 con của mình.
Trào lưu "FIRE" chuẩn mực
Mia Pham là một người thực hiện trào lưu FIRE (Financial Independence/ Retire Early - Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm), và đã tiết kiệm được hơn 1 triệu USD cho mục tiêu này. Điều đáng nói là cô làm được điều đó với một gia đình có 2 con và sinh sống ở San Diego - một trong những thành phố đắt đỏ nổi tiếng của Mỹ. Và đặc biệt, số tiền cô có được tách biệt so với chồng - người cũng đang sở hữu khối tài sản rơi vào khoảng 2 triệu USD.
Mia Pham hiện cũng sở hữu một kênh YouTube đưa ra lời khuyên tài chính
Tài khoản ngân hàng của họ tách biệt, nhưng mục tiêu thì giống nhau. Mục tiêu ấy bắt đầu từ cách đây vài năm, khi con trai họ đột nhiên bị sốc phản vệ vì dị ứng đậu phộng, phải nhập viện khẩn cấp. Dù may mắn không có chuyện gì quá nghiêm trọng, nhưng sự việc đã khiến cả hai thay đổi quan điểm về tiền bạc và thời gian.
"Phải đến năm nay, tôi mới có tài sản đến 7 chữ số và tách biệt so với chồng. Ưu tiên cuộc sống sau sự việc ấy đã thay đổi mạnh. Nó khiến chúng tôi hiểu rằng cuộc sống mong manh đến mức nào," - Mia giải thích. Con gái cô cũng bị dị ứng nghiêm trọng và từng bị sốc phản vệ. Nó buộc cô phải nghĩ đến việc cần sớm độc lập tài chính.
"Cả tôi và chồng hiểu rằng thời gian dành cho gia đình quan trọng hơn và mang lại cảm giác thiết thực hơn so với những gì chúng tôi chi tiêu khi còn trẻ."
Và cô tự đặt cho mình một kế hoạch 4 bước để hoàn thành mục tiêu này.
Chú trọng đầu tư sớm
"Từ hồi trung học, tôi đã hứng thú với các vấn đề về tài chính, nhưng không ai hướng dẫn cả. Tất cả chỉ là mớ lý thuyết hình thành trong đầu."
Phải đến kỳ học kế toán khi lên đại học, mớ lý thuyết ấy mới trở thành thực tế. Trong một buổi làm bài tập, giáo sư lớp cô đã yêu cầu sinh viên điền một lá đơn xin tiền từ quỹ hưu trí - một việc thể hiện tầm quan trọng của đầu tư. Đây chỉ là một bài tập, sinh viên không cần phải nộp lá đơn. Nhưng Mia đã nộp nó lên.
"Tôi lớn lên trong một gia đình nhập cư, và cũng là người đầu tiên được vào đại học. Không ai trong gia đình tôi từng đầu tư vào chứng khoán. Mẹ tôi chỉ nghĩ đó là đánh bạc thôi," - cô kể lại.
Qua thời gian, Mia dần hiểu hơn về các khoản đầu tư, và cô cảm thấy biết ơn lớp học ngày hôm đó. Với cô, lời khuyên của vị giáo sư cùng các kiến thức mang lại đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thành công của cô ở thời điểm hiện tại.
Tăng cường đầu tư với trào lưu FIRE
Đến năm 2017, Mia biết về FIRE. Trước thời điểm này, cô và chồng đã cố gắng tiết kiệm tiền mua nhà. Nhưng sau khi quyết định nghỉ hưu sớm, họ nhanh chóng thay đổi chiến lược.
"Sau khi nhận ra chứng khoán đang có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ hơn bất động sản - đặc biệt là trong đại dịch, chúng tôi quyết định mua căn nhà nhỏ hơn. Nhờ vậy, chúng tôi có tiền để tiếp tục đầu tư."
Cô giữ vững lập trường đầu tư hợp lý và đơn giản. Quá trình tự động hóa hiện tại cũng giúp việc này trở nên đơn giản hơn.
Tiết kiệm chi tiêu
Việc mua một căn nhà nhỏ hơn giúp gia đình Mia có thêm tiền đầu tư, nhưng họ cũng tiết kiệm chi tiêu một cách tối đa để giúp kế hoạch này có tỉ lệ thành công cao hơn.
Họ ít khi ăn uống ở ngoài, lái một chiếc xe cũ ra đời từ năm 2005 với mức giá 8000 USD. Họ tận dụng các phương tiện miễn phí để giải trí cho con - như đến thư viện, và dùng các ưu đãi miễn phí để đưa con đi sở thú hoặc công viên giải trí.
Nhưng không chỉ tránh chi tiêu quá mức, họ còn muốn hạn chế chi tiêu hết mức có thể. Như khi chiếc lò nướng 10 năm tuổi bị hỏng, thay vì mua cái mới, họ lại tìm cách sửa nó bằng cách... hỏi Google. Ngoài ra khi buộc phải mua bất kỳ thứ gì, họ sẽ tìm cách có được nó ở mức giá tốt nhất.
Và khi mùa hè ở San Diego đang trở nên nóng bức, họ sẽ ra biển chơi - tận dụng cách làm mát miễn phí thay vì giam mình trong nhà và khổ sở với hóa đơn tiền điện.
Luôn giữ động lực
Khi mới bắt đầu đi làm, Mia kiếm được khoảng 38.000 USD/ năm (khoảng 800 triệu đồng tiền Việt). Với số tiền kiếm được, cô chi tiêu theo một thang đo nhất định. Thang đo này sẽ tăng dần qua mỗi năm, phụ thuộc vào tiền cô có.
Và khi đã có được số tiền khiến việc chi tiêu trở nên thoải mái hơn, việc theo dõi tài sản của mình giúp cô giữ được sự tập trung cho mục tiêu của mình.
"Tôi bắt đầu theo dõi tài sản của mình vào năm 2017, và nó tạo ra một sự khác biệt rất lớn."
Mia cho biết sau khi nghỉ hưu, 2 vợ chồng sẽ sống bằng tiền đầu tư trong vòng 20 năm đầu, rồi dựa vào quỹ hưu trí từ chính phủ vào năm 62 tuổi. Chồng cô cũng sẽ có lương hưu.
"Nó sẽ cho chúng tôi một khoản tiền an toàn. Ở thời điểm ấy, chúng tôi cần có tài sản ít nhất là 2 triệu đô."
Xuất hiện clip 1 triệu phú gốc Việt ủng hộ 67 tỷ tiền từ thiện về Việt Nam? Thông tin về số tiền ủng hộ này đang được netizen chú ý. Ảnh minh họa Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn 11 giây của một người đàn ông được cho là triệu phú gốc Việt đang chia sẻ về chuyện khoản tiền 67 tỷ đồng về Việt Nam để hỗ trợ người dân chống dịch. Theo như...