Câu hỏi khó điên đảo: “Gió từ sông cái thổi vào mát rượi” đâu là chủ ngữ?
Tuy đơn giản, nhưng 90% dân tình lại sai ở câu đố tiếng Việt này.
Thời gian qua, nhiều đề kiểm tra tiếng Việt xuất hiện trên mạng xã hội khiến nhiều người Việt phải đau đầu, và cảm thấy hoang mang khi chính bản thân ra tay làm cũng chưa chắc đạt điểm tối đa. Thậm chí, nhiều người còn phải bó tay trước kiến thức chỉ ở mức học sinh Tiểu học.
Điển hình như mới đây, một câu đố tiếng Việt xác định chủ ngữ – vị ngữ đã gây rối não cư dân mạng.
“ Trong câu: ‘Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông cái thổi vào mát rươi’, bộ phận nào là chủ ngữ?“.
Đính kèm 4 đáp án:
A. Một buổi chiều đẹp trời
B. gió từ sông cái
C. gió từ sông cái thổi vào
D. thổi vào mát rượi
Video đang HOT
(Ảnh: Yêu Tiếng Việt)
Theo phần lời dân tình bàn luận, 2 đáp án được phân vân nhiều nhất là B và C. Thậm chí, có người còn cho rằng… tất cả phương án đều sai, bởi chủ ngữ ở đây chỉ là một từ “gió” đơn giản, còn các thành phần khác chỉ là bổ ngữ đi kèm.
Đây là bình luận được dân tình tán thành nhiều nhất:
Mình chọn B và C. Để xác định thành phần chính trong câu (C – V), chúng ta có thể lược bỏ những thành phần phụ đến khi thấy câu không mất đi nghĩa chính. Trong câu đưa ra, chúng ta có thể rút gọn tối đa như sau:
(1) GIÓ MÁT RƯỢI (đã lược bỏ trạng ngữ, định ngữ – từ sông cái thổi vào). Lúc này, chủ ngữ là danh từ và vị ngữ là tính từ chỉ tính chất.
Trong trường hợp này, C là đáp án đúng vì:
Cái gì (chủ ngữ) mát rượi?
- Gió từ sông cái thổi vào – một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ.
- Phần “từ sông cái thổi vào” chỉ là định ngữ bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính “Gió”. Phần này sẽ trả lời câu hỏi (Gió NÀO? hay Gió TỪ ĐÂU) – đặc điểm của Gió.
(2) GIÓ THỔI VÀO MÁT RƯỢI (cũng lược bỏ trạng ngữ, định ngữ – tuy nhiên định ngữ là phần “từ sông cái”). Lúc này chủ ngữ vẫn là danh từ, vị ngữ là một cụm động từ (trong đó động từ chính là “thổi vào”, và có tính từ “mát rươi” đóng vai trò là bổ ngữ cho động từ chính).
Nếu phải chọn 1 đáp án thì mình vẫn giữ chọn đáp án C.
Trong khi đó, một giáo viên lớp 1 phân tích:
“ Dù chọn B hay C đều có cách giải thích. Tuy nhiên, hiểu đơn giản thì câu này là dạng đặc biệt cho kiểu Ai? (Cái gì? Như thế nào?).
Nếu xét theo tiếng Anh, thì theo câu gốc “The wind blows colly” thì đáp án đúng chủ ngữ là “The wind” – Gió (từ sông cái) (tức đáp án B).
Nhưng đúng là nếu bỏ chữ “ vào” đi thì đáp án B sẽ rõ ràng hơn. Mình đọc lại thì có chữ “vào” là từ lừa nên khiến câu C trở thành đáp án đúng hơn câu B“.
Nghe đọc lý giải cũng rối não lắm rồi, vậy theo bạn, đáp án nào mới thật sự chính xác?
Yêu cầu "nối mỗi thành viên với hoạt động tương ứng", cô bé lớp 1 nối vài gạch khiến cả lớp và cô giáo ôm bụng cười té ghế
Đừng đùa với sự sáng tạo của học sinh lớp 1, nhất là khi bạn yêu cầu trẻ làm bài tập tiếng Việt!
Thời Tiểu học, bài tập vỡ lòng của học sinh là rèn luyện tiếng Việt bao gồm các dạng bài nối từ, điền vào chỗ trống, tập đọc hay hoàn thành câu thành ngữ, tục ngữ... Đây không chỉ là bài tập giúp tăng vốn từ, kỹ năng đọc hiểu mà còn giúp học sinh rèn luyện khả năng viết lách cho mượt mà hơn.
Với người lớn thì chỉ cần vài giây là xong nhưng với các cô cậu nhóc 6-7 tuổi thì lại có cách giải quyết hoàn toàn khác. Đôi khi không biết làm, chúng sẽ vận dụng từ thực tế cho đến sáng tạo nhất để viết lách, đến cả cha mẹ cũng không ngờ có thể lầy lội đến thế.
Mới đây, dân tình đã rần rần chia sẻ bài tập nối từ của học sinh tiểu học. Đề bài yêu cầu: " Nối tên thành viên trong gia đình em với hình thể hiện công việc mà họ thường làm" với các nhân vật bao gồm: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, bản thân em. Đi kèm với đó là hình ảnh minh họa cho các hoạt động: Nấu cơm, quét nhà, đổ rác, rửa bát đĩa...
(Ảnh: Phương Nhung)
Ứng với mỗi thành viên sẽ cho ra 1 công việc họ thường làm. Đáng lẽ, yêu cầu của đề bài là nối một thành viên với 1 hành động, ấy vậy mà cô học trò đã nối tất cả cho... mẹ! Có lẽ trong gia đình cô nhóc, mẹ là người quán xuyến hết việc nhà nên mới đưa ra đáp án hài hước như vậy.
Thực tế, đây là bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát của học sinh khi cho biết thành viên trong gia đình mình hay làm việc gì. Tất cả thành viên có thể nối với 8 hình ảnh công việc. Ai ngờ, cô bé đã nối mẹ với tất cả hoạt động, vừa nhanh gọn, sáng tạo mà giáo viên cũng chẳng thể bắt bẻ được.
Bên cạnh đó, dân tình cũng đưa ra rất nhiều giả thuyết khác như mẹ của cô bé đã nghỉ việc, toàn tâm toàn ý làm công việc nội trợ hoặc cô nhóc này quá yêu mẹ nên mới nối hết như vậy. Cũng có thể có trường hợp không mấy vui vẻ đây là gia đình chỉ có một mẹ và con, nếu đúng như vậy thì rất cần sự quan tâm kỹ hơn từ giáo viên.
Bên dưới hình ảnh, rất nhiều dân mạng đã để lại bình luận về pha xử lý "táo bạo" của cô học sinh này.
"Thì lại chẳng đúng quá, ở nhà cái gì cũng bảo mẹ ơi làm cho con cái này, mẹ ơi đồ con đâu. Có mẹ là số một mà!", bạn H.T bình luận.
" Đọc Văn Tiểu học đúng là không nhịn được cười, cháu mình cũng bị yêu cầu nối từ và có cái gì có đáp án mẹ là cũng khoanh y hệt thế này", bạn L.A chia sẻ.
" Cũng có thể đây là gia đình một mẹ một con đó, nếu vậy thì thương cho bé ghê. Mong là cô giáo sẽ xem xem gia cảnh cô nhóc này thế nào", bạn G.L chia sẻ.
Đề ôn tập tiếng Việt tưởng dễ vậy mà cư dân mạng chia sẻ rồi than khó, thậm chí tranh cãi vì các đáp án tương tự nhau Nhiều câu còn khiến cư dân mạng tranh cãi vì mỗi người một ý kiến khác nhau. Tiếng Việt rất giàu và đẹp nhưng việc học tiếng Việt với người nước ngoài không hề dễ. Người ta vẫn nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp" đã là một chuyện, song với những người đến từ nước khác sẽ gặp khó khi...