Cậu học trò ‘ngửi chữ’ mơ làm thầy giáo
Thi ngành Sư phạm Toán ĐH Sư phạm Đà Nẵng, Phạm Phú Thịnh với biệt danh “ngửi chữ” đạt 23 điểm. Hạnh phúc vì con đỗ đại học, song cả gia đình đang trĩu nặng âu lo do chưa biết xoay xở thế nào để Thịnh thỏa ước mơ làm thầy giáo.
Trong căn nhà cấp 4 đã xuống cấp nằm đối diện với đồng lúa và núi Chò Gó, Phạm Phú Thịnh (18 tuổi, thôn Đức Thạnh, xã Tam Vinh, Phú Ninh, Quảng Nam) khó nhọc áp sát mặt vào cuốn sách để ôn lại kiến thức.
Không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, lúc sinh ra Thịnh bị dị dạng giác mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, đôi mắt toàn một màu trắng, tròng đen nhỏ bằng hạt cát. Em chỉ nhìn thấy mọi vật lờ mờ trong chừng non nửa thước. Để đọc được chữ, Thịnh phải áp sát sách vở vào mặt rà qua, rà lại một cách khó khăn. Cũng từ đó, Thịnh được bạn bè đặt cho biệt danh “ngửi chữ”.
Bị đục thể tinh thủy, Thịnh rất khó để đọc chữ. Ảnh: Thu Bồn.
Mẹ Thịnh, bà Lưu Thị Huệ (44 tuổi) cho biết, vợ chồng bà sinh 2 gái một trai thì Thịnh và chị gái bị bệnh về mắt. Chị gái Thịnh cũng bị cận loạn đến 13 độ. Gia đình đã nhiều lần đưa Thịnh đi chữa trị khắp nơi nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu của bác sĩ. Thương con, bà Huệ chỉ biết giữ con trong nhà, không dám cho ra đường vì sợ xe đụng hay trâu bò húc phải. Song khi thấy bạn bè cắp sách đến trường, Thịnh nằng nặc đòi ba mẹ mua sách vở đi học.
Nghĩ đưa con đến trường để tạo niềm vui, vợ chồng bà Huệ đành chiều con. Họ không ngờ 12 năm liền Thịnh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 8, Thịnh còn đạt giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa. Đến lớp, Thịnh chỉ ngồi nghe thầy cô giảng bài và cố gắng học thuộc ngay, sau buổi học em mượn vở bạn bè mang về chép lại.
Thi vào ngành Sư phạm Toán ĐH Sư phạm Đà Nẵng, đạt số điểm khá cao với các môn Toán, Hóa 8 điểm và Lý 7 điểm, Thịnh vẫn chưa hài lòng. “2 môn thi trắc nghiệm, đề bài 50 câu nhưng em chỉ rà được chưa đến 40 câu đã hết thời gian. Nếu thời gian kéo dài thì chắc em sẽ giải được toàn bộ đề”, Thịnh tiếc nuối.
“Từ khi cắp sách đến trường, các thầy cô luôn giúp đỡ em. Điều nãy đã để lại ấn tượng lớn trong lòng em, Em ước mơ sau này sẽ trở thành thầy giáo giỏi để có thể giảng dạy cho những người có hoàn cảnh không may mắn như mình, tiếp nữa là để tri ân thầy cô đã yêu thương, giúp đỡ”, Thịnh tâm sự.
Cùng với niềm vui con trai đậu đại học với số điểm cao là sự lo lắng của vợ chồng bà Huệ. Chồng bà, ông Phạm Nhàng (46 tuổi) làm nghề bốc vác gỗ thuê tại xưởng mộc. Còn bà Huệ ngoài thời gian đưa đón Thịnh đến trường, bà đạp xe khắp các ngõ hẻm để mua ve chai đem bán. Ngày cao nhất, thu nhập của hai vợ chồng chỉ được 150.000 đồng. Ngoài ra, họ còn phải nuôi cô con gái đầu đang học năm 3 ĐH Kinh tế TP HCM và cô con gái út chuẩn bị vào lớp 11.
Video đang HOT
Người mẹ luôn tự hào về cậu con trai đạt nhiều thành tích học tập. Ảnh: Thu Bồn.
“Sắp tới thằng Thịnh ra ngoài Đà Nẵng học tôi phải theo con ra ngoài đó. Tôi đi rồi, 3 sào ruộng để mình ông làm không biết có kham nổi không. Rồi ra ngoài thành phố, không biết kiếm nghề chi làm để kiếm thu nhập đây”, bà Huệ trăn trở.
Thầy Phan Nhật Đức, giáo viên chủ nhiệm của Thịnh tại trường THPT Nguyễn Dục, nhận xét Thịnh là học trò rất chăm ngoan, thông minh, có tư duy tốt và giàu nghị lực. Trong 3 năm học phổ thông, Thịnh là một trong 4 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi 3 năm liền của lớp.
Thầy Thịnh thông tin thêm, trước khi thi đại học, nhiều giáo viên đã hướng dẫn Thịnh làm hồ sơ xét tuyển thẳng vào ĐH Quảng Nam. Vì theo quy định, học sinh khuyết tật và đạt danh hiệu học sinh giỏi 12 năm liền sẽ được xét tuyển thẳng. Tuy nhiên, Thịnh từ chối và muốn đi thi để chứng tỏ khả năng.
“Trước khi thi tôi định hướng em vào trường đại học bách khoa, sau này ra trường có thể thiết kế phần mềm. Nhưng cuối cùng em đã chọn thi sư phạm. Tôi tôn trọng quyết định của em nhưng cũng rất tiếc, bởi em đi theo sư phạm là đã lãng phí một nhân tài”, thầy Đức nói.
Ông Trương Văn Trí, Chủ tịch UBND xã Tam Vinh cho hay, Phạm Phú Thịnh là cậu học trò đặc biệt của xã. Mặc dù gia đình khó khăn, bản thân tật nguyền, nhưng em đã quyết tâm vươn lên để học giỏi. “Dường như cả xã này ai cũng biết hoàn cảnh của vợ chồng bà Huệ, nhưng ai cũng nể phục vì cả 3 đứa con đều được vợ chồng bà ấy nuôi ăn học đến nơi đến chốn”, ông Trí nói.
Thu Bồn
Theo VNE
Những trò nhảm của nữ sinh viên bỗng trở thành thần y
Đang là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, bất ngờ, cô gái trở về quê nhà nói rằng: Mình có "vong bà" cõi trên nhập xác, ban cho huyền năng có thể chữa được bá bệnh để cứu người.
"Nữ thần y" Võ Thị Hồng Ngọc đang giơ tay làm phép chữa bệnh tại nhà (người ở giữa mặt áo màu sáng giơ tay).
Vụ việc đang gây xôn xao dư luận ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Xôn xao chuyện "vong bà" nhập xác
Một ngày tháng 6, anh Lê Đức Thắng (ấp Phú Trường, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) vượt hơn 20km đường đến VPĐD Báo Lao Động phản ánh việc một nữ sinh viên ở địa phương bỗng dưng được "vong bà" nhập xác và trở thành "thần y" trị bá bệnh. Anh Thắng cho biết, bất kể bệnh gì, từ ung thư đến câm, điếc..., chỉ cần được "thần y" xoa tay bóp chân là người bệnh sẽ khỏi hẳn.
Sau nhiều lần "lỡ hẹn", cuối cùng, chúng tôi cũng sắp xếp được một chuyến đi để "thực mục sở thị" cách chữa bệnh của "nữ thần y". Hỏi thăm một người dân địa phương, anh này nói thao thao bất tuyệt về khả năng trị bệnh huyền bí và chỉ đường vanh vách cho chúng tôi tìm đến nơi cư ngụ của "nữ thần y".
Đó là một căn nhà tường có khoảnh sân rất rộng. Hơn 16 giờ chiều, trong nhà đã có hàng chục con bệnh đứng ngồi la liệt. Một phụ nữ đứng tuổi cho biết: "Khoảng 17 giờ "thần y" mới bắt đầu chữa bệnh và chỉ chữa vào những ngày lẻ âm lịch. Tôi bị đủ thứ bệnh, thường xuyên nhức đầu, chóng mặt... nghe nhiều người chỉ dẫn nên tìm đến đây để được "thần y" chữa trị. Nghe nói "vong bà" linh lắm, bệnh gì cũng khỏi".
Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi lân la tìm hiểu và được biết, "nữ thần y" này tên Võ Thị Hồng Ngọc (24 tuổi và đang là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, quê ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình). Gần đây, cô gái bỗng dưng trở về quê nhà nói rằng, mình có "vong bà" nhập xác, có huyền năng chữa được bá bệnh. Câu chuyện đó đã lôi kéo đông đảo người dân đổ về để được "thần y" chữa bệnh...
Uống nước lã, bóp bụng...để trị bá bệnh(?!)
Trước mắt chúng tôi là một cô gái mặc bộ đồ màu sáng (giống như màu hột gà) đang "tọa" trước bàn thờ Cửu huyền, lưng quay ra đường, mặt hướng vào trong. Những đồ nghề của "thần y" bao gồm một cái bàn nhỏ, để mấy thứ "đồ nghề" gồm một bình trà, ca nước lã, một cây bút lông màu đỏ...
Con bệnh đầu tiên là một bé gái, trước đây bị té xe, đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn chưa đi lại được bình thường. Hỏi vài câu về bệnh tình, "thần y" huơ tay giống như đang làm phép, rồi bảo cô bé bị bệnh rất nặng phải ngả lưng xuống gối để trị. Hễ con bệnh khai đau ở đâu là "vong bà" cứ dùng tay vỗ vào chỗ đó. Vỗ một hồi, lại hỏi bệnh nhân: "Có bớt không con?". Nếu con bệnh nói bớt thì bà cho uống một ly nước lã. Còn như không bớt thì bà tiếp tục vỗ vào chỗ đau. Hồi lâu, "vong bà" lại bảo: "Đỡ nhiều rồi đó, ráng trị vài lần sẽ khỏi thôi".
Con bệnh thứ hai là một thanh niên bị câm, điếc bẩm sinh. Sau khi hỏi bệnh, "thần y" dùng bút lông màu đỏ quét lên 5 ngón tay phải. Sau đó, giơ thẳng một tay lên khỏi đầu, lòng bàn tay xòe ra, rồi vỗ vào nơi nào con bệnh kêu đau. Chưa hết, "vong bà" còn dùng tay xoa xoa bóp bóp vào bụng thanh niên. Hồi lâu, "vong bà" kêu con bệnh nói thử vài tiếng, nhưng anh này chỉ ú ớ được một thứ âm thanh không có nghĩa. Sau đó, "vong bà" ra hiệu cho một phụ nữ là "trợ lý" ngồi bên phải rót nước lã vào ly cho thanh niên uống và nói: "Ráng tới đây trị vài lần nữa sẽ khỏi thôi".
Cứ thế, hết người này đến người nọ, bất kể bệnh gì, "thần y" cũng chữa bệnh bằng cách xoa tay bóp chân, vỗ vào chỗ con bệnh kêu đau, rồi cho uống nước lã. Nhưng quan sát hồi lâu, chúng tôi nhận thấy, không có con bệnh nào được chữa khỏi, mà chỉ nhận được lời an ủi: Ráng trị thêm vài lần sẽ khỏi... Tiếp tục dò la, chúng tôi gặp ông Võ Công Út (cha ruột của "nữ thần y") đang có mặt trong nhà. Ông Út kể: "Có một dạo, tự dưng con Ngọc nó về nhà phán chuyện gì trúng ngay chuyện đó. Mọi người hỏi thì nó nói: Được "bà cõi trên" nhập xác. Từ đó, nó bắt đầu chữa bệnh cho người dân".
Trò mê tín
Anh Lê Văn Quang - Phó Trưởng ấp Phú Ninh cho biết: "Chỉ cần vỗ vào chỗ đau và cho uống nước lã, bệnh gì cũng khỏi thì hết sức vô lý. Đây chỉ là trò mê tín dị đoan. Tôi đã báo cáo vụ việc lên xã và đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn các hoạt động mang tính mê tín dị đoan này".
Có một điều rất lạ là người dân địa phương không ai tin vào chuyện đồng bóng hay nhập xác, nhập hồn và có thể chữa bá bệnh chỉ bằng những trò mê tín như thế. Thế nhưng, không biết đồn thổi thế nào, mà những người ở xa lại ùn ùn kéo tới cho "nữ thần y" chữa bệnh. Theo bà con xung quanh, họ biết "nữ thần y" này từ thời còn nhỏ xíu. Lớn lên, được cha mẹ cho đi học ngành kinh tế ở Sài Gòn, chứ có học hành y thuật gì đâu mà chữa bệnh.
"Nữ thần y" tên Võ Thị Hồng Ngọc (24 tuổi và đang là sinh viên một trường đại học ở TPHCM, quê ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long). Gần đây, cô gái bỗng dưng trở về quê nhà nói rằng, mình có "vong bà" nhập xác, có huyền năng chữa được bá bệnh.
The dantri
Sập hầm khai thác, một phu vàng tử nạn Khoảng 11 giờ 30 ngày 16/5, tại khu vực bãi Xò Rò, núi Kẽm (thuộc thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã xảy ra một vụ sập hầm khai thác vàng trái phép làm một phu vàng tử vong. Chiều 16/5, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo xã Tam Lãnh xác nhận thông tin và cho...