Câu đố Tiếng Việt: “Hạt đường và hạt cát, hạt nào dài hơn?” – Đáp án DỄ tới mức không tưởng!
Nhờ vào sự phong phú của Tiếng Việt mà câu hỏi đố mẹo nào cũng vô cùng thú vị.
Một trong những cách giảm căng thẳng hiệu quả đó là đố mẹo. Thông qua các câu hỏi, người chơi có thể vừa giải stress, vừa rèn luyện trí não cách phản xạ, tư duy nhanh. Ngoài ra, điều này còn giúp chúng ta trau dồi thêm những kiến thức vui và thú vị nữa. Lại còn là những câu đố tiếng Việt nữa thì chắc chắn sẽ không hề nhàm chán đâu.
Vậy nên người xưa mới có câu: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả thật không sai. Mới đây, một câu đố trong chương trình Nhanh Như Chớp đã khiến người chơi lẫn khán giả đều phải hack não:
“Hạt đường và hạt cát, hạt nào dài hơn?”
Nguồn: Nhanh Như Chớp
Video đang HOT
Trước câu hỏi này, hẳn nhiều người sẽ vắt óc suy nghĩ để tưởng tượng ra giữa hạt đường và hạt cát có gì khác nhau. Thông thường, các loại hạt này có thể có đường kính từ nhỏ hơn 0,001 mm tới lớn hơn vài cm. Để phân tích chi tiết đường kính toàn bộ các loại hạt thực sự rất khó vì các loại đều tồn tại dưới dạng thể rắn và rất khó nhận biết. Do vậy, câu hỏi này khiến khán giả và người chơi cũng phải vò đầu bứt tai, chào thua trước độ hóc búa này.
Sau vài phút chờ đợi, không làm khó người chơi nữa nên MC chương trình đã lập tức đưa ra đáp án. Đó là HẠT ĐƯỜNG.
Thực chất, đây là một câu đố mẹo nên chỉ cần suy luận một chút là có thể ra ngay được đáp án. Ở đây chỉ cần chú ý đến chữ “đường” ta sẽ thấy có 5 chữ cái, còn trong hạt cát chữ “cát” chỉ có 3 chữ cái. Như vậy ta có thể suy ra rằng “hạt đường” sẽ dài hơn “hạt cát” ở số lượng chữ cái. Câu hỏi này không quá khó nhưng yêu cầu người chơi phải có sự liên tưởng phong phú, khả năng tư duy nhanh nhạy.
Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat . Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, một disaccharide bao gồm glucose và fructose.
Ảnh minh họa
Các loại đường đơn giản, còn được gọi là monosacarit, bao gồm glucose, fructose và galactose. Đường hỗn hợp, còn được gọi là disacarit hoặc đường đôi, là các phân tử bao gồm hai monosacarit nối với nhau bằng liên kết glycosid.
Đường được tìm thấy trong các mô của hầu hết các loại thực vật. Mật ong và trái cây là nguồn tự nhiên dồi dào của các loại đường đơn giản không giới hạn. Sucrose đặc biệt tập trung trong mía, củ cải đường và thốt nốt, làm cho chúng trở nên lý tưởng để chiết xuất thương mại hiệu quả để làm đường tinh luyện.
Có thể thấy, câu hỏi này chỉ cần bạn để ý một chút đến số lượng chữ cái trong câu, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay đáp án mà không phải đắn đo gì. Nhưng dù sao đáp án cũng rất dễ đấy chứ, bạn có trả lời được câu hỏi này?
Câu đố tiếng Việt: "Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao/ Ba mai chín cuốc mà đào không lên, LÀ CÁI GÌ?" - IQ cao lắm mới nghĩ ra
Đây là một thứ quá quen thuộc với chúng ta. Bạn có nghĩ ra đáp án nào chưa?
Khi nhắc đến các câu đố mẹo khó nhiều người đã hình dung ra được những câu đố tưởng chừng rất hóc búa nhưng khi giải được rồi mới thấy đơn giản. Dù có nhiều lúc đau hết cả đầu vì nghĩ đáp án, thế nhưng giải các câu đố cũng giúp chúng ta có những phút giây giải trí với bạn bè người thân mỗi khi rảnh rỗi.
Bên cạnh đó, khi cố gắng suy nghĩ để tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi - đây là yếu tố kích thích bộ não làm việc, liên tưởng nhiều hơn đến các sự vật và hiện tượng xung quanh mình. Nói cách khác, các câu đố mẹo giúp rèn luyện tư duy và phát triển trí não.
Chẳng hạn, một câu hỏi từng gây "lú não" sau đây: "Ai cười tôi cũng cười cùng, ai khóc tôi cũng khóc buồn cùng ai. Đó là cái gì?". Đồ vật "kỳ lạ" dạt dào tình cảm, đầy cảm thông, sẻ chia trong câu đố chính là: CÁI GƯƠNG.
Bây giờ thử tài với câu đố này, thử xem sau 30 giây bạn có nghĩ ra được câu trả lời không nhé. Nếu có, chứng tỏ IQ của bạn không phải dạng vừa đâu:
Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao/ Ba mai chín cuốc mà đào không lên, LÀ CÁI GÌ?
Câu đố thì nghe có vẻ... vô lý. Rõ ràng kích thước chỉ bằng cái đĩa mà rớt xuống ao dùng đến ba mai (*) chín cuốc vẫn đào không lên. Cái gì mà nặng đến thế nhỉ? Tất nhiên đáp án không theo "nghĩa đen" như chúng ta suy diễn rồi. Câu trả lời chính là: BÓNG MẶT TRĂNG. Dù nhìn từ xa nhỏ như chiếc đĩa nhưng bạn có dùng cái gì, bao nhiêu sức cũng không thể "đào" lên được. Đơn giản nó chỉ là chiếc bóng.
Việc "múc trăng" chắc chỉ có trong câu thơ đã quen thuộc với nhiều người: "Hỡi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?" mà thôi.
Từ mặt đất nhìn lên trời hay ngó xuống sông thấy mặt trăng nhỏ xíu. Nhưng ai cũng biết mặt trăng là thiên thể có dạng gần cầu với kích thước bằng khoảng 27% kích thước Trái đất và khối lượng bằng khoảng 1,23% khối lượng Trái đất. Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và đã được con người quan sát từ thời thượng cổ vì sự xuất hiện nổi bật trên bầu trời với độ sáng cao thứ hai sau Mặt trời. Mặt trăng chứa nhiều đất đá silicat và không có khí quyển, thủy quyển, hay từ quyển đáng kể.
*Mai: Dụng cụ có lưỡi sắt to, phẳng và nặng, tra cán thẳng đứng, dùng để đào, xắn đất: Dùng mai đào hốc trồng cây. Chẳng hạn: Thấy người ta ăn khoai vác mai đi đào.
Câu đố Tiếng Việt: "Lưng đi TRƯỚC, bụng đi SAU, con mắt ở DƯỚI, cái đầu ở TRÊN, là cái gì?" IQ vô cực mới trả lời đúng Nếu là bạn, bạn sẽ giải câu đố khó nhằn này trong thời gian bao lâu? Ngoài việc chơi game, nghe nhạc, đọc sách, đi mua sắm,... thì giải câu đố cũng là cách lấy lại tinh thần sảng khoái, vui vẻ. Hơn nữa, việc giải đố còn giúp chúng ta nâng cao khả năng tư duy, rèn luyện kỹ năng phản xạ...