Cầu dân sinh già nua rệu rã, hiểm nguy rình rập
Trải qua hàng chục năm sử dụng, đến nay cây cầu bắc qua dòng kênh N1 của hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn nằm trên đường Nguyễn Trãi, phường 3, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sớm được khắc phục.
Cây cầu này nằm cách QL 1A và cầu Trắng chỉ chừng trên 500m, bắc qua tuyến kênh N1 của hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, nằm trên tuyến đường Nguyễn Trải, thị xã Quảng Trị. Trên tuyến đường này hàng ngày có hàng trăm lượt người và phương tiện giao thông đi qua.
Có mặt tại cây cầu này, chúng tôi chứng kiến cây cầu đã rất cũ kỹ, đang xuống cấp nặng. Phần thân cầu và các điểm nối giữa các nhịp cầu đã bắt đầu rạn nứt, phần dành cho người đi bộ ở hai phía cầu đã bị thủng nhiều lỗ lớn, lòi cả sắt hoen gỉ ra bên ngoài.
Video đang HOT
Cây cầu hư hỏng rất nặng
Đặc biệt, phần lan can cầu đã bị nứt nẻ, một bên cầu đã bị gãy phần lan can dài khoảng trên 3m. Các trụ, thanh chắn ngang bên dưới dạ cầu cũng đã nứt nẻ, phần sắt đã rỉ rét, làm giảm tính chịu lực của toàn bộ cây cầu.
Để tạm thời tránh nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông qua đây, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã cho dựng 2 biển báo cảnh báo nguy hiểm ở hai đầu cầu; đồng thời dùng thân cây “bó” một phần lan can đã bị gãy cũng như đóng cọc ở hai phía đường dẫn cho người đi bộ để tránh nguy hiểm.
Tuy nhiên những biện pháp trên cũng chỉ mang tính tạm thời. Một người dân sống ngay cạnh chiếc cầu cho biết, đã có rất nhiều trường hợp đi vào ban đêm đã bị lọt chân xuống các lỗ thủng của cầu và may mắn chỉ bị thương nhẹ. Người này lo lắng nói thêm: “Cây cầu này nằm ngay cạnh Trường THCS Thành Cổ và một số trường học mầm non nên lượng học sinh và các em nhỏ đi lại rất nhiều, vì vậy nguy cơ gây ra tai nạn luôn tiềm ẩn, đặc biệt là vào ban đêm vì đoạn đường này không có đèn chiếu sáng. Người dân chúng tôi rất lo lắng nhưng chẳng biết kêu ai”.
Theo quy định, cầu này có tải trọng lưu thông cho phép không vượt quá 10 tấn, nhưng qua thực tế tại đây, chúng tôi chứng kiến có rất nhiều xe có tải trọng lên đến hàng chục tấn vẫn lưu thông theo hướng QL1A vào thị xã Quảng Trị và ngược lại vẫn đi qua. Anh Hải, một người dân sống trong khu vực cho biết: “Theo như tôi biết thì chiếc cầu này đã được xây dựng cách đây chừng trên 30 năm. Nói là cầu thủy lợi nhưng thực ra chức năng chính của cầu này là cầu dân sinh, phục vụ chủ yếu cho người dân và phương tiện giao thông đi lại. Do được sử dụng lâu rồi nên đến bây giờ đã xuống cấp nặng, gây mất an toàn giao thông. Người dân chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm khảo sát và xây dựng mới cây cầu để đảm bảo an toàn”.
Anh Võ Văn, một người dân ở huyện Hải Lăng thường xuyên đi qua cây cầu này ra chợ thị xã Quảng Trị buôn bán cho hay: “Đã 4-5 năm nay ngày nào tôi cũng đi qua về chiếc cầu này. Bình thường thì đi cũng quen nhưng vào mùa mưa lũ thì ớn lắm, nước thì dâng cao sát mặt cầu, trong khi cầu thì đã rệu rã, xuống cấp như thế này thì lo lắm, nói xui chứ có thể nó sập bất cứ lúc nào”.
Những lo lắng trên của người dân hàng ngày lưu thông qua về trên cây cầu này là hoàn toàn có thật và xác đáng. Vì vậy, trước tình trạng xuống cấp nặng như hiện nay của cây cầu, thiết nghĩ cơ quan chức năng liên quan cần sớm kiểm tra, khảo sát để có phương án giải quyết để đảm bảo an toàn cho người dân khi lưu thông qua đây, đặc biệt là khi mùa mưa bão đang đến gần.
Thiên Thư
Theo ANTD
Gần 800 tỷ đồng cải tạo mặt đường QL5
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa ký kết hợp đồng gần 794 tỷ đồng đầu tư dự án cải tạo khôi phục mặt đường QL5 với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).
Đại diện Tổng cục này cho biết, dự án thi công cải tạo, khôi phục mặt đường QL5 đã được các nhà thầu thực hiện và dự kiến hoàn thành trong tháng 6-2013. QL5 là tuyến giao thông huyết mạch nối Hải Phòng với Hà Nội được đầu tư xây dựng từ năm 1998. Sau 15 năm đưa vào hoạt động, đến nay, mặt đường tại nhiều đoạn, tuyến xuống cấp nghiêm trọng. Dù đã được sửa chữa nâng cấp nhiều lần nhưng do lưu lượng xe trung bình từ 30.000 - 32.000 xe/ngày và xe quá tải trọng chiếm tỷ lệ lớn nên tuyến đường nhanh chóng xuống cấp.
Theo ANTD
Nhiều hồ đập lo bục nước Cả nước hiện có hàng nghìn hồ thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, trong đó, nhiều hồ đập đã rơi vào tình trạng mất an toàn, xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến đời sống người dân vùng hạ du. Trong khi đó, việc phối hợp quản lý hồ giữa các Bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cập. Sạt lở...