Câu chuyện xin rút danh hiệu di sản thế giới của Australia
Là một trong hai di sản duy nhất thế giới đáp ứng 7 trên 10 tiêu chí của UNESCO, thế nhưng Tasmania – khu vực nguyên sơ còn sót lại trên trái đất đang đứng trước nguy cơ biến mất do chính phủ Australia muốn khai thác gỗ.
Tasmania là một bang đảo của Australia, cách châu lục 240 km về phía nam, giữa bang Victoria và Nam Cực. Đảo Tasmania nổi tiếng với hàng loạt thung lũng xanh mát mắt, những thị trấn yên bình và nhiều bãi biển hoang sơ. Nơi đây chính là thiên đường cho những ai ưa thích du lịch khám phá. Ảnh: Torre Deroche.
Chính vì vẻ hoang sơ và nguyên thủy của những cánh rừng rộng lớn mà hơn 1/3 diện tích Tasmania nằm trong các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên quốc gia và các điểm di sản thế giới. Ảnh: Torre Deroche.
Để được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, một địa danh phải đáp ứng được ít nhất một trong 10 tiêu chí UNESCO đưa ra liên quan tới văn hóa và tự nhiên. Chỉ có 2 nơi trên trái đất đáp ứng được 7 trên 10 tiêu chí đó là núi Thái Sơn của Trung Quốc và rừng tự nhiên Tasmania của Australia. Ảnh: Torre Deroche.
“Nhiều người có thể chưa từng nghe nói đến Tasmania bởi nó nằm ở một vị trí xa xôi, thậm chí chính người Australia cũng lãng quên sự tồn tại của đảo này. Thế nhưng, bất cứ ai đến đây cũng sẽ cảm thấy tim đập thình thịch trước người khổng lồ xanh, ngạc nhiên trước một thế giới của động vật hoang dã và sững sờ trước một vẻ đẹp còn hết sức hoang sơ”. Torre Deroche, một nữ blogger nổi tiếng với những bài viết về du lịch khám phá trên FearfulAdvanturer chia sẻ. Ảnh: Torre Deroche.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tasmania dường như bị chính phủ Australia chối bỏ. Năm 2014, sau một thời gian dài Australia xin đưa 74.000 ha rừng từ khu vực tự nhiên Tasmania ra khỏi danh sách Di sản thế giới cần bảo tồn, UNESCO đã chính thức bác bỏ đề xuất này. Đây là một cuộc chiến về môi trường kéo dài nhiều thập kỷ qua tại Tasmania. Ảnh: Torre Deroche.
Chính phủ Australia khẳng định 74.000 ha rừng nêu trên đã bị xuống cấp trầm trọng do quá trình khai thác gỗ trước đây và nay cần mở cửa để phát triển ngành công nghiệp khai thác gỗ hứa hẹn nhiều tiềm năng. Ảnh: Torre Deroche.
Theo lời những nhà bảo tồn, việc khai thác rừng nguyên sinh Tasmania là không thể chấp nhận và sẽ tạo ra tiền lệ xấu sau này. Không những thế, Tasmania còn là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch muốn trải nghiệm cảm giác đắm mình vào thiên nhiên hoang dã. Nghiêm trọng hơn, nó sẽ gây tổn hại tới những thổ dân sinh sống tại Tasmania. Ảnh: Torre Deroche.
Rất nhiều khách du lịch đồng tình với quyết định của UNESCO. Một vị khách cho hay: “Việc xóa sổ một phần rừng Tasmania ra khỏi bản đồ di sản chẳng khác gì hành động bạo lực đối với một trong những điểm đến quan trọng và quý giá nhất trên thế giới”. Ảnh: Torre Deroche.
Ngoài tham quan rừng nguyên sinh, du khách có thể tham gia hoạt động chèo thuyền hoặc lướt sóng. Với hơn 5.400 km đường biển, Tasmania là điểm đến tuyệt vời cho những ai mê chèo thuyền kayak. Chèo thuyền còn đưa du khách tới những hẻm núi sát bờ biển để ngắm thiên nhiên hoang dã của Tasmania. Ảnh: Freycinetlodge.
Theo VNExpress
5 hòn đảo hút du khách ở miền Tây
Nam Du, Bà Lụa, Hải Tặc là những quần đảo mà chỉ cần nghe tên cũng đủ khiến người yêu du lịch muốn ngay lập tức.
Đảo Hòn Nghệ thuộc xã Hòn Nghệ, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Trên hải đồ của người Pháp ngày trước, đảo hòn Nghệ được gọi là Pôlô-Te-kere. Tài liệu cũ cho thấy, hòn đảo này từng từng được giới phượt đặt tên là "thiên đường hình bầu dục". Ảnh: Ag_Kh.
Đảo Hòn Nghệ hấp dẫn du khách với những bãi biển hoang sơ, hệ thống bè nuôi cá cùng không khí mát mẻ. Điểm tham quan nổi bật nhất tại đảo là núi Lầu Chuông, nơi có bức tượng Phật Bà khổng lồ, hệ thống hang động kỳ vĩ... Các món ăn đáng thử tại đây gồm chả trứng cá ngát, tôm tích luộc, ốc nướng chao, vọp mỡ hành... Ảnh: Vietnamtourism.
Quần đảo Bà Lụa (còn có tên là Bình Trị) gồm khoảng 40 đảo lớn nhỏ trong vùng biển huyện Kiên Lương, Kiên Giang. Đây là địa danh còn mới mẻ với nhiều du khách. Ảnh: B aluaisland.
Vì có khá nhiêu đảo, du khách thường chỉ chọn một số đảo đẹp nhất để tham quan. Trong đó, được yêu thích nhất là hòn Đầm Dương, hòn Đước, hòn Giếng. Lựa chọn này gắn liền với các lý do là nhiều bãi tắm đẹp, bức tranh bình minh và hoàng hôn trên biển khó nơi nào có được và hải sản tươi ngon. Ảnh: Hivietnam.
Đảo Hải Tặc được giới phượt chú ý trong thời gian qua. Quần đảo này gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ. Đảo lớn nhất là đảo hòn Tre (hòn Đốc), nằm ở xã Tiên Hải, huyện Hà Tiên. Đảo Hòn Tre cách bờ biển Hà Tiên gần 28 km và đảo Phú Quốc 40 km. Ảnh: Hữu Anh.
Đảo đẹp hoang sơ với những bãi biển cát trắng trải dài hàng trăm mét, nước biển xanh ngát, hàng dừa ven bờ, con đường bê tông duy nhất trên đảo, những nụ cười chất phác, sự thân thiện của dân địa phương. Ảnh: Hữu Anh.
Quần đảo Nam Du nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nam Du cách đất liền khoảng 60 km, gồm 21 hòn đảo. Để đến Nam Du, bạn bắt tàu cao tốc từ Rạch Giá. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng đồng hồ. Đảo hiện không có khách sạn hay resort lớn. Bạn chỉ có thể xin ngủ nhờ nhà dân hay cắm trại. Ảnh: Hữu Nghĩa.
Các điểm tham quan nổi bật tại đảo gồm bãi Mến, hòn Mấu, hòn Ông, hải đăng... Các trải nghiệm thú vị là tắm biển, lặn, thưởng thức hải sản tươi ngon, giá mềm. Ảnh: Lê Anh Quân.
Phú Quốc đẹp hoang sơ, huyền bí với những biển, rừng, vườn cao su hay tiêu bạt ngàn. Đảo từng vào top 3 điểm đến du lịch đẹp nhất mùa đông do National Geographic bình chọn, top 10 điểm đến du lịch biển lý tưởng châu Á của Asiaone... Ảnh: Arts-wallpagee.
Các trải nghiệm thú vị tại đây gồm tắm biển, bắt nhum, câu mực, ngắm mặt trời ở dinh Cậu, chạy xuyên xe trong rừng quốc gia... Ảnh: Sơn Trà.
Theo Zing News
Đến Sơn Đông làm thượng khách Trong truyện Thuỷ Hử, phần lai lịch của Tống Giang được nhắc đi nhắc lại: người huyện Vận Thành, Sơn Đông. Tống Giang nổi tiếng hiếu khách, có thể bán cả gia sản để tiếp đãi anh hùng hào kiệt có việc tìm đến ông. Cho đến nay, người Sơn Đông vẫn có tiếng là thân thiện, mến khách. Du lịch ở Sơn...