Câu chuyện về tàu Cảnh sát biển 2016 con tàu gan lỳ nhất
Chiều 3.6, tàu CSB 2016 trên mình đầy thương tích đã về đến Đà Nẵng sau 2 tuần làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa. Đây là con tàu đã đưa PV Báo Lao Động (được cử đi đợt thứ hai) ra thực địa, từ đó chuyển sang tàu của lực lượng kiểm ngư tác nghiệp.
Tàu CSB 2016. Ảnh: Infonet
Thượng úy Quản Đình Dương – thuyền trưởng tàu CSB 2016 – cho biết: Tối 1.6, khi tàu CSB 2016 đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa thì bị một tốp các tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc (TQ) bao vây tấn công. Trong đó tàu hải cảnh 46105 hung hăng nhất, vừa bật loa công suất lớn, vừa phun vòi rồng và tìm cách đâm va tàu CSB 2016. Tàu CSB 2016 đã tăng tốc, linh hoạt, tận dụng lợi thế tàu nhỏ để thoát khỏi vòng vây tàu TQ. Khi đến tọa độ 15,30 độ vĩ bắc, 111,23 độ kinh đông, tàu hải cảnh 46105 nhờ công suất lớn hơn đã theo kịp, đâm thẳng vào mạn phải gây thiệt hại nặng cho tàu CSB 2016.
Cú đâm làm gãy 6 cột lan can, 2 đường ống dẫn khí, rạn nứt con lươn và thủng 4 lỗ bên mạn phải. Các lỗ thủng này – lớn nhất có chiều dài 40cm, rộng 9cm – nằm cách mớn nước khoảng 40cm về phía trên, do vậy nước có thể tràn vào trong điều kiện sóng to. Sau cú đâm này, tàu hải cảnh nói trên còn tiếp tục đuổi theo tàu tàu CSB 2016 hòng tiếp tục đâm va, nhưng tàu CSB 2016 cơ động tránh được. Sau khoảng 2 giờ tấn công dồn dập, các tàu TQ mới giảm tốc độ và chuyển hướng. Các cán bộ, chiến sỹ tàu CSB 2016 đã khắc phục tạm thời bằng cách nhét gối, đệm vào các lỗ thủng rồi lấy các thanh gỗ đóng chèn bên ngoài. Hôm sau tàu được lệnh về đất liền sửa chữa.
Trước đó, tàu CSB 2016 từ Hoàng Sa về đất liền chiều 19.5, đến tối 20.5 lại xuất phát ra thực địa (chuyến đi có PV Lao Động) làm nhiệm vụ. Suốt 26 giờ trong đất liền, anh em làm việc tất bật. Trưa không nghỉ, tối đến 20 giờ mới ăn cơm. Ai cũng nôn nóng trở lại thực địa làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Đêm 20.5, trên hành trình ra Hoàng Sa, thượng úy Nguyễn Quốc Huy – chính trị viên tàu CSB 2016 – nói với tôi: “Đây là con tàu gan lỳ nhất, nhiều lần đối mặt với tình huống nguy hiểm, nhưng chưa từng bị tàu Trung Quốc gây thiệt hại”. Mỗi khi gặp tàu cá Việt Nam, thuyền trưởng Quản Đình Dương lại ra lệnh: “Kéo còi chào bà con để bà con yên tâm đánh bắt” – nhớ lại tôi vẫn chưa hết xúc động trước trách nhiệm, tình cảm của các anh đối với ngư dân.
Ra đến Hoàng Sa, lúc 20 giờ ngày 21.5, giữa sóng biển ầm ào, tôi chia tay các anh để sang tàu kiểm ngư HP 926 tác nghiệp. Không ngờ con tàu đưa tôi ra Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc tấn công, gây thiệt hại nặng nề, rất may là toàn thể cán bộ, chiến sỹ trên tàu vẫn an toàn. Việc tàu CSB 2016 bị tấn công, ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 12 hải lý, một lần nữa cho thấy tàu Trung Quốc đang tiếp tục leo thang bạo lực trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Theo LDO
Họp báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Ông Hồng Lỗi lại "lỗi" nặng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo chiều 3-6, tiếp tục xảo ngôn khi ông này nói, Trung Quốc "tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Nội dung cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc được "Hoàn cầu thời báo" đăng tải sáng nay 4-6. Trước câu hỏi của phóng viên về việc "có thông tin cho rằng tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam đâm nhau ở khu vực quanh giàn khoan Hải Dương 981, phía Trung Quốc đã giải quyết như thế nào?", Người phát ngôn Hồng Lỗi tiếp tục luận điệu sai trái: "Thời gian qua, phía Trung Quốc đã liên tục yêu cầu Việt Nam dừng các hành vi gây rối quanh khu vực doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp bình thường, dừng mọi hành động xâm phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc và rút ngay tàu thuyền về, nhưng phía Việt Nam vẫn ngang ngược va chạm với tàu Trung Quốc trong vùng biển liên quan. Việc phía Việt Nam gây căng thẳng tại vùng biển này là trái với luật pháp và các quy tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
Đáng nói là khi có phóng viên hỏi: "Có phải phía Trung Quốc đang tăng cường dùng tàu thuyền để lấp cả... Biển Đông? Đối với những chỉ trích của Philippines, Trung Quốc phản ứng thế nào?", thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã né tránh và hỏi một đằng trả lời một nẻo: "Phía Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiên định là lực lượng gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực".
Cũng tại cuộc họp báo trên của phía Trung Quốc, ông Âu Dương Ngọc Tĩnh, Cục trưởng Cục Biên giới và đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn trắng trợn vu cáo: "Vì Việt Nam liên tục quấy nhiễu nên phía Trung Quốc không thể không tăng cường lực lượng ở hiện trường nhằm ngăn chặn hành động của phía Việt Nam, duy trì hoạt động tác nghiệp bình thường".
Không khó để nhận thấy những luận điệu trên của phía Trung Quốc đều là giảo biện, cố tình đổi trắng thay đen. Việt Nam từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nên rõ ràng theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực cách bờ biển Việt Nam 119 hải lý là đã xâm phạm vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Còn nếu như phía Trung Quốc khăng khăng 2 quần đảo này thuộc về họ, thì đó cũng là vùng biển "đang có tranh chấp", nên những hành xử của Trung Quốc trong suốt thời gian qua là hung hăng, khiêu khích, vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà chính Trung Quốc đã ký cam kết.
Điều 4 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đã chỉ rõ: khi có tranh chấp, các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết "bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực". Bởi vậy, việc Trung Quốc kéo cả tàu chiến, tàu hộ vệ tên lửa, tàu quét mìn, máy bay quân sự ra khu vực "tranh chấp" mà nước này đơn phương hạ đặt giàn khoan trái phép là hoàn toàn trái với điều mà họ từng cam kết.
Phóng viên nhiều hãng thông tấn nổi tiếng thế giới đã tới thực địa tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép xâm phạm vùng quyền chủ quyền và thềm lục địa Việt Nam, tận mắt chứng kiến Trung Quốc đã chủ động gây căng thẳng ra sao, bằng nhiều phương tiện quân sự và hành động khiêu khích hung hăng của nước này thế nào. Trung Quốc rõ ràng vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và trong vòng hơn một tháng qua bị dư luận quốc tế lên tiếng vạch trần. Vậy mà, Người phát ngôn Hồng Lỗi vẫn...lỗi nặng, tiếp tục không ngượng mồm thao thao bất tuyệt những luận điệu sai trái.
Dù đã bị báo chí nước ngoài chỉ trích về việc "đưa tàu thuyền lấp Biển Đông", nhưng phía Trung Quốc vẫn cố giữ nguyên luận điệu "do Việt Nam liên tục quấy nhiễu" nên mới phải làm như vậy. Thực chất các cứ liệu ghi được tại hiện trường đều cho thấy phía Việt Nam chỉ có tàu chấp pháp, dân sự, không hề có chuyện khiêu khích và Việt Nam luôn kiềm chế, tránh mọi sự công kích, hành động hung hăng của tàu Trung Quốc.
Một cường quốc phát ngôn ra là phải có những suy tính kỹ càng. Vậy mà, người phát ngôn Hồng Lỗi vẫn không chút ngượng mồm khi tung ra những luận điệu sai trái, ngược hẳn với thực tế, thực địa, ngược hẳn với những gì Trung Quốc đang làm trên Biển Đông.
Những phát ngôn lỗi nặng như thế rất không nên có từ một gương mặt đại diện cho cơ quan ngoại giao của một nước lớn, luôn cần phải có cách ứng xử chững chạc, đàng hoàng, đúng mực!
Theo ANTD
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon rất quan tâm tình hình ở Biển Đông Sau khi nghe đại diện Việt Nam thông báo việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Phó Tổng Thư ký LHQ Jeffrey Feltman khẳng định Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon rất quan tâm đến tình hình Biển Đông. Chiếc tàu to lớn của Trung Quốc trong...