Câu chuyện về những đứa trẻ hiếu thảo với bố mẹ
Cậu bé 10 tuổi bán bánh xèo nuôi cả nhà; bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh; hai đứa trẻ hiến da đầu cứu cha … là những tấm gương hiếu thảo và sự ngoan ngoãn lay động hàng triệu người.
1. Cậu bé 10 tuổi bán bánh xèo nuôi cả nhà
Cậu bé nhỏ xíu, mặt đỏ lựng mồ hôi sau 4 lò than đúc bánh xèo, luôn tay tráng bột, vớt bánh rồi bưng bê tận nơi đến người ăn trong chợ. Gánh bánh xèo đơn sơ nhưng được nhiều người mua ủng hộ, bởi họ biết đằng sau cậu bé là 3 con người, 3 số phận hẩm hiu đang dựa vào đứa trẻ 10 tuổi… Cậu bé đó là Huỳnh Trọng Ơn (SN 2004, đang học lớp 5A Trường Tiểu học số 3 Hòa Xuân Đông).
Bé Ơn đang đúc bán bánh xèo ở chợ Bàn Thạch.
Trước kia, hàng bánh xèo này do bà Huỳnh Thị Lan (mẹ bé Ơn) đảm trách. Thế nhưng đầu năm 2013, bà Lan bị bệnh thần kinh nặng, làm bánh xèo “lúc sống, lúc cháy” nên buôn bán thất bát. Bà ngoại và người cậu thì bệnh tật triền miên, nên bé Ơn mới 9 tuổi đã phải “thế vai” với gánh bánh xèo giữa chợ.
Hằng ngày, từ 4 – 5 giờ sáng, chú bé Ơn tranh thủ lúc mẹ tỉnh táo để học cách xay bột, tập đúc bánh xèo, nhặt rau, làm nước chấm,… Thế rồi cũng nhanh chóng “lĩnh hội” nghề làm và bán bánh xèo – chuyện không hề dễ dàng đối với một bé trai. Và rồi, cậu học trò tiểu học “không biết mặt cha” với 4 cái lò than và khuôn bánh xèo, trở thành trụ cột cho nguồn sống của cả gia đình hoạn nạn. Cùng với người mẹ tâm thần, Ơn đang sống với bà ngoại già yếu và ông cậu bệnh tật…
Bé Ơn đang cho mẹ ăn.
Thường ngày, buôn bán xong, Ơn lao ngay về nhà để giúp bà ngoại nấu cơm trưa và chuẩn bị bài vở để buổi chiều đi học. Hoàn cảnh như thế nhưng từ năm lớp 1 đến lớp 4, Ơn đều là học sinh giỏi. Thầy giáo Đặng Văn Minh (Trường Tiểu học số 3 Hòa Xuân Đông) nói: “Cảnh đời cơ cực nhưng Ơn ham học và sáng dạ lắm. Biết gia đình em thuộc diện hộ nghèo nên nhà trường đã huy động đóng góp, giúp đỡ. Mong cơ quan chức năng, những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ gia đình Ơn, chữa bệnh cho mẹ của em…”.
Tháng 9/2010, trong một lần chạy xe như thế, chị Nguyễn Thị Thắm (25 tuổi) va quệt với một xe máy khác rồi ngã xuống đường, bị một xe tải dằn qua… Tai nạn đã khiến hai tay, hai chân chị cùng nhiều xương sườn bị gãy nhiều khúc. Đốt sống lưng cũng bị gãy không thể phục hồi. Từ một cô gái phơi phới sắc xuân, chị Thắm trở thành một người tàn phế, suốt ngày nằm bất động.2. Bé 3 tuổi chăm mẹ chết mòn trên giường bệnh
Sau buổi đến trường, bé Gia Huy trở về chăm sóc mẹ tàn phế. Ảnh: Nguyễn Ngọc
Khi đó thương mẹ, cậu bé Nguyễn Gia Huy (3 tuổi rưỡi) rất chăm ngoan. Hằng ngày sau khi trở về từ lớp học mầm non, bé chỉ quanh quẩn bên mẹ. Trên chiếc giường ọp ẹp, ngày ngày cậu bé 3 tuổi rưỡi vừa bóp tay bóp chân, lúc lại lấy nước, pha sữa, bón cháo cho người mẹ nằm co quắp, teo tóp.
Đã nhiều lúc thương cha mẹ già, thương con bé bỏng, chị Thắm muốn tìm đến cái chết, nhưng khi được con trai động viên chị lại nuốt nước mắt sống tiếp. “Mẹ cháu không chết đâu, sau này con sẽ chăm ngoan, học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền để chắp lại tay cho mẹ. Mẹ không được chết, mẹ phải sống với con”, bé Gia Huy chạy lại ôm chầm lấy mẹ khi nghe người lớn nói đến chuyện chết chóc.
3. Hai đứa trẻ hiến da đầu cứu cha trở thành biểu tượng lòng hiếu thảo
Theo CCTVNews, cha của hai đứa trẻ là anh Wang Xiyong bị điện giật dẫn đến bỏng 91%. Tai nạn xảy ra từ tháng 8. Suốt 2 tháng qua, Wang đã phải trải qua 3 đợt ghép da. Bác sĩ cho biết lớp da ngoài bị hủy hoại trên diện rộng khiến việc ghép da chỉnh hình trở nên hết sức khó khăn.
Video đang HOT
Hai đứa trẻ sau khi trải qua ca phẫu thuật lột da đầu để hiến da cứu cha. Ảnh: CCTVNews.
Chi phí thuốc thang, phẫu thuật ghép da cộng với phí nằm viện ngày càng chồng chất vượt quá khả năng chi trải đối với một gia đình trên mức nghèo đói như nhà anh Wang. Số tiền bồi thường khiêm tốn của công ty điện nơi xảy ra tai nạn cũng không thấm vào đâu.
Ngày 16/9, vợ của Wang là chị Li Changmei nhận được một cuộc gọi từ các bác sĩ thông báo chồng chị khó qua khỏi nếu không được phẫu thuật ghép da ngay. Các bác sĩ gợi ý nên lấy da đầu của những đứa con để ghép cho người cha, đó là phương án an toàn nhất và đỡ tốn kém nhất. Chị Li kiên quyết từ chối, mặc dù các bác sĩ trấn an rằng làn da của trẻ em sẽ sớm hồi phục một cách tự nhiên.
Rời mắt khỏi giường bệnh của chồng, chị Li chạy ra ngoài trong cảm giác tuyệt vọng vì không biết mình phải làm gì trong hoàn cảnh này. Quay về nhà, người mẹ vô cùng ngạc nhiên khi hai đứa con 6 và 8 tuổi nói rằng muốn hiến da đầu để cứu cha và không hề do dự.
Bức ảnh Wang chụp cùn hai đứa con trước khi vụ tai nạn xảy ra. Ảnh: CCTVNews.
Thứ sáu vừa qua, Wang đã trải qua ca phẫu thuật ghép da từ chính da đầu của hai đứa con bé bỏng. Sau ca mổ thành công tốt đẹp, người cha rơi nước mắt trên giường bệnh khi cảm nhận tình yêu thương mà hai đứa con dành cho mình. Trải qua ca phẫu thuật lột da đầu hết sức đau đớn, các em vẫn cười tươi khi biết mình đã cứu được cha khỏi tay tử thần.
Tấm gương của hai đứa trẻ ở tuổi nhi đồng quên mình cứu cha đã trở thành biểu tượng của lòng hiếu thảo ở Trung Quốc. Các em được cộng đồng mạng ca ngợi là “anh hùng nhí quả cảm”.
4. Bé 3 tuổi một mình chăm sóc mẹ bị tai nạn
Mới đây, câu chuyện về một bé gái 3 tuổi ở Trung Quốc chăm sóc mẹ bị ốm trong bệnh viện khiến nhiều người không cầm được nước mắt.
Vụ việc bắt đầu xảy ra vào tối 25/9/2015 khi cả gia đình chị Wang (29 tuổi) ở Hà Nam, Trung Quốc không may bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Sự cố đã cướp đi tính mạng của bố mẹ chị Wang. Con gái chị Wang là bé Qian Qian (3 tuổi) may mắn bị thương nhẹ, còn chị Wang thì bị gãy xương ở nhiều chỗ.
Cô bé đút sữa cho mẹ uống.
Ba năm trước, vợ chồng chị Wang đã ly dị chính vì vậy ngay trong tình huống nguy cấp như vậy, hai mẹ con chị Wang chỉ còn biết nương tựa vào nhau.
Câu chuyện của bé Qian đã được đưa lên sóng truyền hình tỉnh Hà Nam. Trong đoạn phóng sự, bé Qian đã phải tự mình lấy khăn lau mặt, lau tay cho mẹ. Em còn đút sữa cho mẹ ăn, đổ bô cho mẹ và gọi y tá khi cần.
Cô bé phải tự đổ bô, lau người cho mẹ.
Hiện chị Wang đã nằm viện được 20 ngày, trong 20 ngày đó mọi việc chăm sóc mẹ đều do một tay bé Qian làm và thành thạo không kém gì người lớn.
Dù mới 3 tuổi nhưng bé chăm sóc người ốm rất thành thạo.
Khi phóng viên hỏi chuyện, chị Wang không cầm được nước mắt vì thương đứa con gái bé nhỏ của mình, không có người thân chăm sóc mà còn phải lo cho mẹ.
Chị Wang không cầm được nước mắt khi chia sẻ câu chuyện của mình.
Tuy nhiên, khi hỏi bé Qian có mệt khi chăm sóc mẹ không, bé chỉ lắc đầu và chạy lại ôm mẹ.
Những hành động đáng yêu, hiếu thảo của bé Qian đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem truyền hình. Sau khi video đăng tải trên mạng, một số người đến thăm hỏi, quyên tiền giúp đỡ. Chị Wang nhận được quần áo, đồ ăn nhẹ và hơn 6.000 nhân dân tệ hiến tặng. Cảnh sát địa phương đang cố gắng tìm những nguồn hỗ trợ, để giúp mẹ con chị Wang chi trả chi phí phẫu thuật khổng lồ.
Mặc dù những người con hiếu thảo trên đây ở những quốc gia và độ tuổi khác nhau nhưng tất cả đều xứng đáng trở thành tấm gương sáng trong xã hội.
Báo hiếu, hiếu thảo với cha mẹ Hãy làm từ những việc rất nhỏ, như nói chuyện với cha mẹ nhiều hơn, đưa đón cha mẹ nhiều hơn, nấu cơm cho cha mẹ ăn, tặng quà cho cha mẹ và tự hỏi xem cha mẹ muốn gì nhất ở mình… Lòng hiếu thảo chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục (là tấm gương sáng cho con cháu trong nhà noi theo). Với cha mẹ, hiếu quan trọng nhất chính là con nên người. Sự chăm sóc của con cháu về đời sống tinh thần sẽ giúp người già sống vui, sống khỏe. Nếu con cháu luôn quan tâm đến sức khỏe người cao tuổi, đến chơi với họ thường xuyên thì không có gì vui bằng. Nhu cầu được tâm sự của người già là rất cao, chỉ cần được hỏi một câu là người già có thể dốc hết bầu tâm sự. Không phải ở bên cha mẹ mới là báo đáp. Nếu không có điều kiện ở bên cha mẹ để chăm sóc thường xuyên thì việc gửi tiền cũng là thể hiện tấm lòng của mình với cha mẹ. Trong cuộc sống, nhiều người phải sống xa cha mẹ, thậm chí phải ra nước ngoài sinh sống, không có điều kiện về quê hương, đất nước để gặp gỡ người thân. Nếu bạn ở xa, hoặc cha mẹ đã khuất không còn cơ hội để gần gũi, chăm sóc thì bạn vẫn có thể nuôi dưỡng được tâm hiếu của mình trong cuộc sống hàng ngày. Ông cũng cho rằng chúng ta nên hiểu chữ hiếu một cách rộng, nó không chỉ là mối liên hệ giữa bạn với cha mẹ lúc ở gần, hay lúc còn tại thế mà là với gia đình, người thân, dòng họ, những người lớn tuổi xung quanh. Bạn hãy vun đắp truyền thống đạo nghĩa tốt đẹp của tổ tiên, của dân tộc, xây dựng hình ảnh người Việt Nam tốt đẹp cũng là một cách thể hiện chữ Hiếu.
(Tổng hợp từ nhiều nguồn)
Theo Tổng hợp
Khi đàn ông... 'chạy chợ'
Bây giờ việc đàn ông chạy chợ, buôn gánh bán bưng không còn là chuyện xa lạ nữa.
Hình ảnh những người đàn ông chạy chợ trên xe rong ruổi trên các nẻo đường để buôn bán nuôi sống bản thân và gia đình đã không còn xa lạ.
Hằng ngày, những người đàn ông vượt cả trăm km để mang chợ đến với bà con vùng cao.
Mỗi buổi sáng, trên khắp các bản làng của đồng bào vùng cao Quảng Ngãi lại vui nhộn hẳn lên bởi các chuyến xe máy chở các loại thực phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của bà con. Hòa vào dòng người buôn bán xuôi ngược, ngoài những chị em phụ nữ thì có không ít đấng nam nhi chọncông việc "chạy chợ" để mưu sinh.
Vừa qua tuổi 40, nhưng anh Nguyễn Thanh Hùng ở xã Bình Chương (Bình Sơn) đã có ngót chục năm gắn bó với công việc "chạy chợ". Suốt những năm nay, bất kể ngày nắng hay mưa, cứ tầm 4 giờ sáng mỗi ngày, anh lại cùng chiếc "ngựa sắt" chất đầy hàng hóa thẳng hướng lên các xã vùng cao Tây Trà để bán các loại hàng hóa, thực phẩm và nhu yếu phẩm thịt heo, thịt bò, cá, rau, củ, quả ...
Kể về cơ duyên đến với nghề, anh Nguyễn Thanh Hùng cho biết, nhà đông người, thế nhưng cuộc sống chỉ trông vào vài sào ruộng lúa, lại không có nghề phụ nên kinh tế gia đình anh thuộc diện khó khăn. Năm 2006, được người họ hàng hành nghề buôn bán đi trước mách nước, anh mạnh dạn bắt đầu tập tành "nhập cuộc" với nghề. Thế là, kể từ đó, với chiếc xe máy cũ được cơi nới thêm cái thùng 2 bên, hàng ngày anh cùng những "đồng nghiệp" mang chợ rong ruổi tận các bản làng vùng cao Tây Trà để phục vụ người dân đến nay.
Vừa trò chuyện với chúng tôi anh Hùng vừa tranh thủ bày hàng bán hàng cho bà con. Nhìn đôi tay thoăn thoắt, cắt mấy lạng thịt cho người này, nhanh tay làm ruột mấy con cá nục, cá ngừ cho người khác. Chốc chốc lại mở sổ ghi ghi, chép chép... anh khéo léo chẳng khác gì phụ nữ.
"Giai đoạn mới vào nghề mình gặp vô vàn khó khăn vì không thuộc đường sá, hơn nữa tâm lý nhiều người nghĩ đàn ông thiếu gì việc làm mà theo cái nghề dành cho phái yếu đôi khi làm trĩu nặng tâm tư. Dù đây là một công việc chân chính kiếm tiền, nhưng đôi khi gặp một ánh mắt của ai đó vô tình nhìn mình cũng hơi ái ngại. Thế nhưng, vì cuộc sống mưu sinh, vượt cái ngại ngùng ban đầu, "nghề dạy nghề" mình quen dần với công việc từ khi nào không hay"- anh Nguyễn Thanh Hùng chia sẻ.
Với anh Hùng, nghề "chạy chợ" không chỉ cần chịu khó mà như một thứ nghệ thuật, không phải ai cũng làm được. Có người đi làm được dăm ngày, bảy bữa phải kiếm nghề khác. Và cũng có người, dù thành thạo trong làm ăn nhưng khi bước vào nghề này phải cúi đầu chào thua. Phải "có duyên" mới trụ lại được.
Nhiều người đàn ông khá thuần thục công việc mua bán.
Cũng như anh Hùng, anh Trần Văn Bình ở xã Tịnh Bình (Sơn Tịnh) góp mặt vào đội quân "chợ di động" vùng cao đã được hơn 7 năm nay. Nhìn vẻ bề ngoài khắc khổ và nước da rám nắng, thoạt nhìn ít ai nghĩ anh Bình chỉ mới ngoài 36 tuổi.
Chọn cho mình địa bàn hoạt động tận xã Trà Nham (Tây Trà), dù tuyến đường về xã Trà Nham xuống cấp nghiêm trọng, mùa mưa thì lầy lội, thế nhưng từ khi hành nghề đến giờ, hầu như ngày nào anh lặn lội mang "chợ" đến với bà con xã Trà Nham.
"Nghề này thức khuya dậy sớm, trèo đèo, lội suối vất vả lắm nhưng mình không dám nghỉ 1 ngày, bởi đó là cuộc sống và tương lai cho chính con em của mình ở nhà. Nếu nghỉ đồng nghĩa với việc không kiếm nổi vài chục nghìn lo cho 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học"- đưa vạt áo thấm giọt mồ hôi anh Trần Văn Bình cho biết.
Theo anh Bình, dù vất vả, nhưng bù lại anh có được niềm vui khi có thêm đồng ra đồng vào để mua sắm, trang trải và lo việc học hành cho con cái. "Mỗi ngày một chủ "chợ di động" có thể thu lãi hơn 200 nghìn đồng, số tiền này cũng khá hơn so với những người lao động chân tay khác" - anh Bình tiết lộ.
Với họ, làm bất cứ công việc gì cũng được, miễn là lương thiện và mang lại thu nhập chính đáng từ mồ hôi và công sức của mình.
Cuộc đời mỗi người một hoàn cảnh, một niềm vui, nỗi khổ không ai giống ai. Mỗi người một công việc, một cách mưu sinh khác nhau, nhưng với những người đàn ông chọn nghề buôn gánh, bán bưng đều có chung một mục đích là chung tay san sẻ nỗi vất vả với vợ và làm sao để bữa cơm gia đình có thêm nhiều hương vị, để con cái được theo đuổi ước mơ học hành...
Thế nên, nhiều người đàn ông bỏ qua ngại ngùng ban đầu để làm quen với công việc buôn bán, không khí tấp nập, rộn ràng thậm chí chao chát nơi cửa chợ, để học cách "thuận mua vừa bán" tính toán, đong đếm từng bó rau, con cá...
Hiện tại, trên bước đường mưu sinh, không riêng gì những người đàn ông hành nghề "chợ di động" trên núi mà đâu đó, trên những nẻo đường, góc phố, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh những người đàn ông mưu sinh với công việc "chạy chợ" là những gánh hàng như: trái cây, thực phẩm... Họ vẫn ngày đêm đi bán sức lao động, để mua về cho mình và gia đình những giấc mơ khác ấm áp và trọn vẹn hơn.
Theo_Kiến Thức
Đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm cho nam sinh quên mình cứu người Với hành động dũng cảm quên mình, hi sinh cứu người bị đuối nước của em Nguyễn Anh Tuấn (học sinh lớp 12M, Trường THPT Thanh Chương 3), GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An đã có tờ trình đề nghị các cấp liên quan truy tặng Huân chương Dũng cảm cho học sinh này. Tờ trình đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm...