Câu chuyện về Genie – Cô gái hoang dã
Trên thế giới từng có nhiều trường hợp trẻ em được nuôi dưỡng trong sự cô lập, rất ít hoặc không được giao tiếp xã hội, tính tình trở nên hoang dã.
Căn phòng nơi Genie bị giam cầm suốt 13 năm trời.
Điển hình là một cô gái được gọi là “ Genie“, bị nhốt trong phòng kín, bị cô lập và ngược đãi trong hơn 10 năm trời. Câu chuyện bi thương của cô sớm lan truyền đã thu hút sự chú ý của cộng đồng và giới khoa học ở Mỹ trong những năm 1970.
Tuổi thơ trong phòng kín
Vào tháng 10/1970, nhân viên cơ quan phúc lợi của một hạt ở Los Angeles (Mỹ) bị sốc khi nhìn thấy một phụ nữ với đôi mắt sũng nước, dường như không thấy đường, bước vào văn phòng của họ. Bên cạnh bà là một bé gái hốc hác, xanh xao, đang co rúm người lại, hai tay khoanh lên ngực như tư thế của một loài thú hoang. Cô không thể đi mà nhảy loi choi như một con thỏ. Mọi người suy đoán cô khoảng 6 hay 7 tuổi, nhưng hỏi ra thì cô đã gần 14 tuổi.
Khi được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng ở Los Angeles, cô gái được gọi là “Genie” để bảo vệ quyền riêng tư, được nghiên cứu bởi một nhóm bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Nhận định ban đầu, về mặt thể chất, cô chưa phát triển đầy đủ, bị suy dinh dưỡng nặng, bé hơn nhiều so với tuổi, cân nặng chỉ 26kg, không thể đi trên hai chân mà chỉ bò hay nhảy, không thể dang rộng tứ chi.
Mặc dù được xác định có thị lực bình thường ở cả hai mắt, nhưng cô gặp khó khăn khi tập trung nhìn vật gì đó ở khoảng cách 3m. Cô khạc nhổ liên tục, đại tiện và tiểu tiện bất cứ nơi nào khi có nhu cầu. Về mặt tâm thần, cô dường như bị kìm hãm, không thể nói, ngoại trừ một vài từ rất cơ bản và không cho thấy dấu hiệu chứng tỏ hiểu những gì được nói. Ngoài ra, cô hoàn toàn thiếu giao tiếp xã hội, bỏ chạy và tránh tiếp xúc thể chất. Đầu tiên, người ta cho rằng, cô mắc chứng tự kỷ, nhưng sau đó mới biết tình trạng của cô còn tệ hơn thế nữa, khi cảnh sát vào cuộc điều tra.
Theo đó, Genie tên thật là Susan Wiley, khi mới sinh ra đã được chẩn đoán là chậm phát triển. Cha mẹ của cô từng mất hai đứa con do bị bỏ bê, không được chăm sóc đúng mức. Genie chỉ còn một người anh lớn hơn cô 5 tuổi, cũng trong tình trạng èo uột. Khi đứa con gái chậm phát triển được 20 tháng tuổi, người bố, Clark Wiley, xích cô bé trong phòng kín, bắt ngồi trên một ghế bô suốt ngày. Cô hiếm khi được cho ăn, thường bị bỏ quên, không ai ngó ngàng tới.
Clark Wiley là một người đàn ông cực kỳ hung tợn, thường đánh hai con một cách tàn nhẫn. Genie mất toàn bộ thời gian 13 năm đầu tiên của đời mình trong tình trạng bị bỏ rơi và bị ngược đãi như vậy. Cô không được dạy nói, không gặp bất cứ ai, ngoại trừ những lần tiếp xúc ngắn ngủi với cha, anh và mẹ.
Trở thành đối tượng nghiên cứu
Genie, tên thật là Susan Wiley.
Mãi cho đến năm 1970, mẹ của Genie, người bị tổn hại thần kinh từ một chấn thương đầu xảy ra đã lâu, bị đục thủy tinh thể, gần như mù, cũng bị bạo hành từ người chồng, quyết định trốn khỏi nơi này cùng con gái, lúc đó đã được 13 tuổi 7 tháng. Bà dắt Genie ra đi, tìm đường đến với ba mẹ mình ở thành phố Temple, California. Trên đường đi, bà có ý định xin trợ cấp tàn tật cho mình để có tiền làm lộ phí. Chính tại thời điểm đó, bà vô tình lạc vào cơ quan phúc lợi xã hội, cạnh văn phòng hỗ trợ người khuyết tật.
Ngay khi thông tin này lan ra, sự tấn công không thương tiếc của truyền thông và công chúng nhắm vào người cha dồn dập đến mức khiến ông ta không chịu nổi, đã tự sát bằng súng.
Người mẹ không bị buộc tội vì được xác định không có cách nào để bảo vệ con gái và bản thân cũng là một nạn nhân của bạo hành.
Trong lúc đó, các nhà tâm lý học và bác sĩ đã nghiên cứu kỹ cô gái này. Họ phát hiện cô không bị tổn thương não và không thể hiện bất cứ dấu hiệu cơ bản nào về tổn thương tâm thần hoặc tự kỷ. Cô có mức bình thường về thông minh. Tình trạng không nói được là do bị cách ly hoàn toàn trong nhiều năm.
Cô được nhà ngôn ngữ học Susan Curtiss, dạy nói và bà phát hiện cô bé khá thông minh. Dần dần cô có thể hiểu các kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, phát âm những từ rời rạc cùng với những ký hiệu sơ đẳng và các tín hiệu phi ngôn ngữ khác.
Ngoài học ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp, trong chừng mực nào đó, Genie cũng cải thiện các kỹ năng vận động thông thường, tập đi bộ và tự ăn, tự mặc quần áo, cũng như sử dụng toilet đúng cách. Tuy nhiên, cô vẫn thể hiện nhiều hành vi phản xã hội, như thái độ hung dữ về chiếm hữu và không sẵn lòng chia sẻ những món đồ mà cô cảm nhận là của riêng mình, cô cũng cảm thấy thích thú khi đập vỡ mọi thứ.
Genie giờ ở đâu?
Năm 1971, Genie được chuyển đến cho một chuyên gia về phục hồi tên là Jean Butler để tập vận động, rồi được chăm sóc bởi một nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu, trước khi được đưa về với người mẹ, khi cô lên 18 tuổi. Mẹ cô sau đó tuyên bố bà không thể xử lý các vấn đề bệnh tật và khí chất của Genie, nên tìm cách đưa con gái đến các trung tâm nuôi dưỡng, hỗ trợ người khuyết tật. Tình trạng này càng căng thẳng khi nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu về cô đã cạn kiệt. Trong quá trình chuyển đổi này, Genie đã dần quay về trạng thái hoang dã của mình trước đây, mất đi các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ đã học.
Đáng tiếc là không ai biết điều gì đã xảy ra với Genie sau chuyện này. Nhiều người cho rằng, cô đang ở trong một viện tâm thần tại Los Angeles nhưng không ai biết chính xác địa chỉ. Người ta chỉ biết mẹ của cô qua đời năm 2003 và anh trai cô mất vào năm 2011, còn những gì xảy ra trong cuộc sống của cô sau năm cô 18 tuổi, không ai biết.
Mặc dù trường hợp của cô là cơ sở cho nhiều lý thuyết ngôn ngữ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, nhưng điều đáng buồn là tất cả đã mờ dần, cũng như cô bị lãng quên trong những bức tường lạnh lẽo của một viện tâm thần nào đó.
1001 thắc mắc: Loài thú nào ăn nhiều mà không sợ béo?
Quỷ Tasmania là một loài thú có túi phân bố chủ yếu tại Úc. Chúng đã trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng.
Dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối.
"Sát thủ" có túi lớn nhất thế giới
Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia).
Loài động vật này sở hữu một khả năng mà có lẽ tất cả các chị em phụ nữ phải khao khát! Đó chính là dự trữ gần như toàn bộ lượng mỡ của mình ở phần đuôi. Do đó, dù có ăn nhiều bao nhiều thì Quỷ Tasmania vẫn có một thân hình hết sức cân đối.
Nhờ vào bộ hàm cực khỏe với những phát cắn chí mạng, cộng thêm khả năng tạo ra những tiếng kêu rùng rợn, quỷ Tasmania từng là một nỗi ám ảnh lớn cho người dân địa phương cũng như các nhà khoa học khi đến đây khám phá thiên nhiên hoang dã.
Ngoài ra, thân hình của chúng cũng khiến nhiều người phải "dựng tóc gáy" với một vệt trắng trước ngực, tạo dấu ấn lớn trên bộ lông đen nhánh kỳ bí. Đó là chưa kể về cái đầu trông khá giống chuột, nhưng lại sở hữu bộ răng của loài chó sói.
Theo các nhà khoa học, quỷ Tasmania thường sống và săn mồi đơn độc. Chúng chỉ gặp nhau trong khoảng 5 ngày vào mùa sinh sản.
Sau khi sinh, quỷ Tasmania con sẽ bò vào túi của mẹ và sống ở đó khoảng 3 tháng mới phát triển hoàn thiện được cơ thể. Sau đó, nó mới có thể ra ngoài khám phá thiên nhiên và bắt đầu cai sữa mẹ khi đạt độ tuổi từ 3,5-4 tháng tuổi.
Tự biến đổi gene, quỷ Tasmania tránh nguy cơ tuyệt chủng
Việc tự biến đổi gene có thể giúp cho loài động vật ăn thịt này tránh được nguy cơ tiệt chủng. Trong 20 năm qua, số lượng quỷ Tasmania đã bị suy giảm mạnh do chúng mắc phải căn bệnh ung thư mặt truyền nhiễm không thể cứu chữa được.
Một nhà khoa học Australia đã tiến hành nghiên cứu bộ gene đơn bội của 294 con quỷ Tasmania trước và sau khi xuất hiện căn bệnh ung thư này cách đây 20 năm và nhận thấy có sự biến đổi trong bộ gene đơn bội chứa 7 gene. 5 trong số 7 gene này kết hợp với nhau để loài quỷ Tasmania tăng khả năng chống chịu với bệnh ung thư.
Giáo sư Hamish McCallum thuộc Đại học Griffith (Australia) cho biết, ông rất ngạc nhiên khi nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng này và hy vọng rằng nó sẽ tăng khả năng sống sót của loài quỷ này.
Với thân hình nhỏ tương đương loài chó, động vật này sống trong các hang hốc và rất khó nhận diện chúng trong bóng tối. Quỷ Tasmania bị căn bệnh bướu ở mặt lây truyền từ năm 1996 và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Căn bệnh này lây truyền qua các vết cắn lẫn nhau giữa các cá thể trong bầy - vốn rất hung dữ và có hàm răng rất khỏe.
Trong vòng 20 năm, ít nhất 80% quần thể loài quỷ này đã biến mất khỏi đảo Tasmania. Hiện tại, số lượng cá thể sống hoang dã của loài này chỉ ở mức vài nghìn con. Khi mắc bệnh, các con quỷ Tasmania sẽ bị u bướu mọc trên mặt và trong miệng khiến chúng không thể ăn được.
Kẻ săn tình khét tiếng nơi hoang dã
Biệt danh "Quỷ" gán vào tên của loài này có lẽ một phần là do thói thô lỗ cộc cằn của chúng trong quan hệ yêu đương.
Ngoài tiếng gọi tình đinh tai nhức óc có thể làm nứt cả thủy tinh, quỷ Tasmanian còn có một tính khí vô cùng khó chịu; những lúc hứng tình, nó sẵn sàng lao vào hạ gục bất cứ ai dám cản trở nó, kể cả bạn tình.
Cũng may thói cục súc này chỉ có cơ hội phát huy trong 3 ngày của mối quan hệ "lãng mạn", hết mùa yêu đương, những cô nàng Tasmanian sẽ "đá" những anh chàng ưa bạo lực này mà không chút vương vấn. Có lẽ vì thói quen yêu đương "kém lãng mạn" như vậy mà loài này thường chỉ sống đơn độc.
Video Quỷ Tasmania - Sát thủ có túi lớn nhất thế giới:
Thylacoleo Carnifex - Quỷ Tasmania khổng lồ
Sư tử túi ( Thylacoleo Carnifex) là một loài thú ăn thịt đã tuyệt chủng có ngoại hình giống với quỷ Tasmania. Chúng chỉ lớn hơn, hung dữ hơn và đáng sợ hơn với bộ hàm mạnh mẽ, xương chắc khỏe, hàm và răng hàm trên cực kỳ phát triển. Các nhà nghiên cứu đã ví Chúng giống như một con quỷ Tasmania khổng lồ. Sư tử túi nặng 91 kg có thể giết chết loài sư tử hiện tại dễ dàng trong một trận chiến. Loài động vật cổ xưa này cũng là một thợ săn tài ba, có khả năng giết chết con mồi lớn trong vòng vài giây.
Nhiếp ảnh gia chụp thế giới hoang dã ở Phần Lan đẹp như cổ tích Nhiếp ảnh gia Ossi Saarinen đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp như mơ của các con vật trong các khu rừng hoang sơ ở Phần Lan. Khi xem những loài thú xuất hiện trong phim hoạt hình của Disney, có cảm giác như chúng đang sống trong thế giới thần tiên khác hẳn đời thực. Nhưng liệu thế giới thần tiên ấy...