Câu chuyện về cậu bé có thể “ngừng thở bất kỳ lúc nào”
Một đôi vợ chồng sẽ phải đối diện như thế nào khi biết, đứa con mới chào đời của họ mắc căn bệnh hiếm gặp, bé có thể “ngừng thở bất kỳ lúc nào” trong đêm…
“Our Curse” (Lời nguyền của chúng tôi – 2013) là một phim tài liệu ngắn của Ba Lan từng được đề cử tại giải Oscar. Bộ phim được thực hiện bởi chính nhân vật người chồng, người cha trong phim – Tomasz “6;liwiski.
Ở thời điểm năm 2011, khi những thước phim này bắt đầu được ghi lại, vợ chồng Tomasz – Magda vừa có con trai đầu lòng – cậu bé Leo.
Cảnh trong phim
Không như những cặp vợ chồng khác được hạnh phúc đón con chào đời, Tomasz và vợ phải nhận một tin sét đánh rằng bé Leo mắc phải một hội chứng bẩm sinh khiến bé có thể ngừng thở bất cứ lúc nào khi đang ngủ – một chứng bệnh vô phương cứu chữa và rất nguy hiểm đối với tính mạng.
Hội chứng đáng sợ này còn có một cái tên mang đậm màu sắc cổ tích – “Ondine’s Curse” (Lời nguyền của nữ thủy thần).
Truyền thuyết kể rằng những nữ thủy thần có ngoại hình giống với con người và sở hữu nhan sắc tuyệt trần nhưng họ không có linh hồn, vì vậy, để đạt được sự bất tử, họ phải kết hôn với một người đàn ông trần thế.
Trong cuộc tình này, nếu người đàn ông phản bội, anh ta sẽ chết bởi một khi đã nguyện gắn bó với nữ thủy thần, nàng sẽ trở thành “không khí trong lá phổi” của anh ta. Khi người đàn ông phản bội, nữ thủy thần sẽ rời xa anh ta, khả năng tự thở của cơ thể sẽ mất và chỉ cần một lúc người đàn ông quên thở, anh ta sẽ chết.
Đó chính là giai thoại dẫn tới tên bệnh “Ondine’s Curse”. “Lời nguyền của nữ thủy thần” cũng chính là nguồn gốc tên phim “Lời nguyền của chúng tôi”.
Cảnh trong phim
Hội chứng mà Leo mắc phải rất hiếm gặp và không chữa triệt để được. Dù rằng căn bệnh này không quá nguy hiểm một khi đã được phát hiện và điều trị kịp thời, nhưng việc phải chấp nhận rằng con trai của họ có thể sẽ phải sử dụng ống trợ thở cho đến hết đời khiến Tomasz và vợ vô cùng suy sụp.
Họ lo nghĩ cho hiện tại và tương lai. Khi đứa trẻ lớn hơn, họ sẽ phải giải thích cho con thế nào để bé hiểu sự sống của nó được theo dõi bằng một chiếc ống thở và bất cứ đêm nào đứa trẻ cũng đối diện với nguy cơ ngừng thở.
Rồi khi lớn hơn, trở thành một chàng trai, việc phải gắn sự sống với chiếc ống trợ thở có khiến Leo gặp phải những vấn đề trầm trọng về tâm lý, có khiến cậu tự ti, tuyệt vọng tới mức muốn tự tử… Hàng loạt câu hỏi nảy sinh trong đầu vợ chồng Tomasz.
Bộ phim tài liệu đã theo sát 6 tháng đầu học cách làm cha mẹ của vợ chồng Tomasz – Magda, khi họ phải chấp nhận rằng mình sẽ không thể có được cảm giác hạnh phúc ngập tràn như những cặp đôi khác, thay vào đó, từng ngày từng giờ họ phải tập chấp nhận thực tế con trai họ không bình thường như những đứa trẻ khác.
Video đang HOT
Ngay khi mới chào đời, cậu bé Leo đã phải nhận sự chăm sóc đặc biệt, dù mẹ Magda đã được về nhà nhưng cậu vẫn phải nằm lại trong viện, điều này khiến Magda cảm thấy day dứt, có lỗi, khi là một người mẹ nhưng cô không thể chứng kiến những thay đổi đầu tiên ở con, không được thấy nụ cười đầu tiên của con.
Cảnh trong phim
Tuy vậy, giai đoạn này vẫn còn đỡ đau khổ hơn khi họ được đón con về nhà. Kể từ đây, những máy thở, ống thở, thuốc thang, tiếng máy móc y tế kêu khe khẽ theo từng nhịp thở của con phá vỡ không gian lý tưởng của hai vợ chồng.
Họ hiểu rằng “kể từ giờ đến hết đời, chúng ta sẽ sống chung với những tiếng kêu này”, quả thực, trong suốt tiến trình phim kể từ lúc bé Leo được đón về nhà, khán giả để ý sẽ thấy tiếng máy trợ thở kêu lên khe khẽ làm nền, như một sự ám ảnh.
Ban đầu, Tomasz và Magda suy sụp, đau khổ vì tiếng máy khó chịu, nhưng rồi họ quen dần, đó cũng chính là khi người xem từ việc để ý từng nhịp của tiếng máy trợ thở, bắt đầu quen dần và không còn để ý có tiếng máy đó nữa.
Khi cậu bé Leo được về nhà với cha mẹ, Tomasz và Magda phải học cách sử dụng các thiết bị y tế, phải tập kiểm soát nỗi sợ để dần thích nghi với tình trạng của con, để tự mình có thể xử lý những tình huống cơ bản.
Cảnh trong phim
Tomasz và Magda đã không giấu những suy nghĩ chân thực của họ về cậu con trai nhỏ Leo. Ban đầu, đối với họ, Leo giống như một “lời nguyền” của số phận, một “sinh vật ngoài hành tinh” với rất nhiều những thiết bị chăm sóc y tế gây ra âm thanh ồn ào, thế rồi khi đã quen với tình trạng của con, dần dần cách nhìn của Tomasz và Magda đối với con cũng thay đổi.
Từ những điếu thuốc, ly rượu, nước mắt, tiếng thở dài, tiếng than rầu rĩ, cùng vẻ mặt suy sụp, họ bắt đầu có những nụ cười, những cử chỉ âu yếm, hạnh phúc, bật nhạc và cùng bế con nhảy múa…
Leo đã dần được trở về đúng vị trí đích thực của bé – một cậu con trai đáng yêu của cha mẹ, cậu không còn là gánh nặng mà đã trở thành nhân tố kết nối yêu thương.
Giai đoạn đầu khi đón bé Leo về nhà, Tomasz và Magda rất suy sụp, nhưng việc ghi lại những cuộc trò chuyện chân thực của hai vợ chồng đã giúp họ rất nhiều, cùng với những thước phim, họ tiếp tục cố gắng, thay vì đầu hàng trước sự suy sụp của bản thân, họ phải hướng năng lượng vào một hoạt động mang tính sáng tạo – trò chuyện, chia sẻ trước máy ghi hình.
Những thước phim mang tính riêng tư này được dự định chỉ dành riêng cho gia đình, không chia sẻ rộng rãi bởi trong đó có quá nhiều những suy nghĩ nhạy cảm, ghi lại sự nuối tiếc, nản lòng, sợ hãi, giận dữ, thậm chí cảm thấy xa lạ và nặng nề trước chính con đẻ của mình.
Cảnh trong phim
Tuy vậy, sau vài tháng, Tomasz và Magda nhận ra rằng họ đã trải qua một hành trình thay đổi, đã đương đầu ngoan cường với bệnh tình của con – một việc tưởng như bất khả thi trong những ngày đầu tiên làm cha mẹ.
Khi họ bắt đầu cảm thấy thoải mái và hạnh phúc với sự hiện diện của bé Leo, cảm thấy bệnh tình của bé không còn là bóng đen u ám phủ xuống cuộc sống gia đình nữa, Tomasz và Magda quyết định chia sẻ những thước phim riêng tư này với mọi người để những ai không may rơi vào hoàn cảnh tương tự sẽ có thêm động lực để đương đầu.
Sau tất cả, Tomasz và Magda muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng ngay cả những điều tồi tệ nhất trong cuộc sống cũng có thể mang ý nghĩa tích cực, miễn là chúng ta không đánh mất hy vọng và không từ bỏ.
Tomasz và Magda đã có lúc coi tình trạng bệnh của con là điều tệ hại nhất từng xảy ra trong cuộc hôn nhân của hai người, nhưng họ đã vượt qua điều tệ hại nhất để rồi sau đó biết ơn vì những gì cuộc sống đã mang lại cho họ – bé Leo.
Bé Leo của hiện tại đang ngủ bên bố
Đến tháng 12 này, Leo tròn 4 tuổi. Cậu bé vui vẻ, khỏe mạnh, phát triển bình thường và có phần còn thông minh vượt trội hơn những đứa trẻ khác ở cùng lứa tuổi. Dù hơi chậm nói nhưng Tomasz và Magda khẳng định họ sẽ cùng đồng hành với con để vượt qua mọi khó khăn trong quá trình khôn lớn trưởng thành, bởi con trai họ thực sự là một “chiến binh dũng cảm” và họ không thể “thua kém” con mình.
Gia đình Tomasz hiện giờ sống ở thủ đô Warsaw (Ba Lan), nơi Tomasz đang là một sinh viên của trường điện ảnh, còn vợ anh – Magda là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. “Lời nguyền của chúng tôi” là phim ngắn thứ hai của Tomasz – một bộ phim thành công, được đề cử Oscar.
Sự quan tâm của mọi người dành cho bé Leo cùng những câu chuyện trong gia đình Tomasz – Magda đã thúc đẩy họ thực hiện một blog gia đình để chia sẻ những chuyện nhỏ thú vị với mọi người.
“Một đất nước không có phim tài liệu giống như một gia đình không có album ảnh” – Trích lời đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng thế giới đến từ đất nước Chile – Patricio Guzmán (73 tuổi).
Bích Ngọc
Tổng hợp
Theo dantri
Câu chuyện thấm đẫm tình mẫu tử của người mẹ hy sinh đôi mắt để cho con sự sống
Trước tình trạng bệnh tình của chị, gia đình và các bác sĩ đã khuyên chị bỏ cái thai để chữa bệnh, nếu để lại tính mạng của chị không những bị đe dọa mà khả năng đôi mắt sẽ mù. Tình mẫu tử thiêng liêng trỗi dậy, chị không ngần ngại lựa chọn giữ lại đứa con, bất chấp lời khuyên của mọi người. Lúc đó, trong đầu chị chỉ có một ý nghĩ "mạng đổi mạng, cho dù mình có chết cũng để cuộc sống cho con" và niềm tin đó đã trở thành hiện thực.
Chị Yên - người mẹ chấp nhận đánh đổi mạng sống để con được ra đời.
Thế gian không ai khổ bằng mẹ...
Đó là câu chuyện của chị Hoàng Thị Yên (SN 1981, trú tại Thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội). Người phụ nữ đã quyết đánh đổi không những đôi mắt mà thậm chí là cả tính mạng để cứu lấy sự sống cho đứa con bé bỏng.
Đã hơn một năm trôi qua kể từ ngày sinh bé Lê Hoàng Cẩm Tú, chị Yên đã trải qua nhiều lần xạ trị căn bệnh ung thư vòm họng, nhưng đôi mắt của chị vẫn chưa có dấu hiệu bình phục. Hiện nay, chị chuyển về nhà chồng ở thôn Tri Chỉ, xã Trí Trung, huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội để tiến hành châm cứu với hy vọng đôi mắt có thể nhìn thấy sau nhiều ngày bị bệnh. Nhớ lại những tháng ngày mang thai, bị bệnh của mình, chị Yên không cầm được nước mắt kể lại câu chuyện đầy kỳ tích của bản thân.
Cách đây 2 năm, khi còn là công nhân may trong một nhà máy ở Hà Đông, chị Yên yêu và lấy anh Hợp - lái xe cho một hãng taxi. Hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ thêm đong đầy khi chị mang thai đứa con đầu lòng. Sau 5 tháng mang bầu, chị có dấu hiệu mệt mỏi khác thường và hay chảy máu cam. Lo lắng cho sức khỏe của đứa bé, chị đến bệnh viện khám. Ban đầu, bác sĩ giấu tình trạng bệnh và gọi chồng chị đến. Thế nhưng, lúc nhìn thấy người cha tóc bạc từ quê lên thăm, chị đã nhận ra dấu hiệu chẳng lành, gặng hỏi mãi chị mới được chồng cho biết, chị mắc căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
Trước tình trạng như vậy, gia đình và các bác sĩ khuyên chị bỏ đứa bé đi để chữa bệnh, nếu để lại thì mạng sống của chị chỉ giữ được 2-3 tháng. Lúc đó, tình mẫu tử thiêng liêng trỗi dậy, chị đã không ngần ngại chọn giữ lại đứa con bất chấp lời khuyên của mọi người. Chị tâm niệm trong đầu mình rằng: "Một mạng đổi một mạng, ít nhất mình chết đi cũng để cuộc sống cho con".
Với quyết định của mình, chị viết đơn xin ra viện và từ chối mọi đợt xạ trị, hóa chất, chấp nhận sống trong đau đớn, quằn quại để giữ đứa con. Về quê được một tuần, mắt trái và một bên mặt của chị tê liệt, nhìn mọi vật đều lệch lạc, mờ dần. Gia đình tìm những bài thuốc dân gian cho chị uống nhưng chúng không chữa trị được cho người có thai, chị chỉ ăn được lá lược vàng, mỗi ngày 2-3 lá nhưng cũng chẳng có tác dụng gì nhiều. Càng ngày, chị càng đau và hay bị nôn. Đến bệnh viện khám, bác sĩ dự định để thai được 7 tháng sẽ mổ lấy đứa bé ra, chị lại về nhà và cố gắng chờ đứa con sinh ra. Có người giới thiệu lên Thái Nguyên lấy thuốc, chồng chị lọ mọ đến tìm thuốc cho vợ, rồi lại về Phú Xuyên nhờ thầy bấm huyệt cho đỡ nôn ói và bớt đau. Lúc được 6 tháng, cái thai chỉ nặng 1kg, lên tháng thứ 7 cũng chỉ được gần 1,3kg, chị sống trong lo lắng vì con mình mãi chẳng tăng cân trong khi bản thân chị cứ ăn vào lại nôn. Hằng ngày, chị phải truyền nước và đường mới có sức để chờ đến ngày sinh.
Khi thai nhi 36 tuần, chị được các bác sĩ tiến hành mổ, lúc vào phòng mổ, đôi mắt chỉ thấy mờ mờ, khi bác sĩ tiêm thuốc tê thì ánh sáng còn lại của chị tắt hẳn, hai mắt của chị mù hoàn toàn. Chị bảo, mọi người thường nói chị là "đẻ con ngày nào mẹ mù ngày đấy". Hạnh phúc vỡ òa khi đứa bé cất tiếng khóc chào đời, chị sống trong niềm vui sướng khi con sinh ra khỏe mạnh, bé được 2,1kg và khóc rất to. Đến bây giờ, bé Cẩm Tú đã được gần 18 tháng tuổi, đang học nói và chập chững những bước đi đầu tiên.
Bé Cẩm Tú đã được 18 tháng tuổi.
Không chịu đầu hàng số phận
Sau khi sinh con, chị vào viện để tiến hành xạ trị, những đau đớn cũng giảm dần đi và không còn di căn sau 9 tháng nằm viện. Mới đây, chị Yên chuyển về quê chồng để tiến hành châm cứu với hy vọng ánh sáng có thể quay trở lại trên đôi mắt. Giờ đây, mong ước lớn nhất của chị là một lần được nhìn thấy con, được một lần tự tay đút cháo cho con ăn, được làm mẹ theo đúng nghĩa.
Bé Bống (tên ở nhà của bé Cẩm Tú) khi mới sinh ra đã phải xa mẹ - được đưa về nhà ngoại để ông ngoại và hai người chị gái của chị Yên chăm sóc, còn chị Yên chưa một lần được nhìn mặt con.
Chị Yên chia sẻ rằng, khi chị "ngoan cố" giữ bằng được đứa bé thì đã có không ít lời qua tiếng lại khiến chị phiền lòng. Họ nói chị quá ngốc nghếch và dại dột. Thế nhưng, chị Yên vẫn giữ vững lập trường và trả lời họ bằng một câu nói khiến nhiều người không cầm được nước mắt: "Đứa con sẽ là đôi mắt của em". Và câu nói đó đã trở thành sự thật. Mỗi lần đưa bé Bông đi chơi trong xóm, chị Yên cảm thấy rất ngại vì không thể nhớ rõ nhà hàng xóm láng giềng và chị phải lần mò đi bằng cách bám vào tường. Mỗi lần như vậy, chị lại thả bé xuống, nếu bé chạy vào nhà nào thì chị sẽ theo bé vào. Khi mới về nhà, chị rất sợ mỗi khi phải tự đi trong chính ngôi nhà của mình, mỗi lần như vậy, chị cần có người dìu dắt. Ấy vậy mà một lần, cả nhà đi vắng hết chỉ có bé Bông và chị ở nhà. Bé Bống không may bị ngã trong nhà vệ sinh và khóc toáng lên. Nghe thấy tiếng khóc thất thanh của con, chị dùng hết sức bình sinh, vượt qua nỗi sợ, tự lần mò ra "cứu" đứa con mà mình đã bất chấp cả sinh mạng để sinh ra.
Có một điều may mắn là chị nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ gia đình, nhất là người chị gái của mình. Người chị này đã chăm sóc hai mẹ con chị Yên một cách chu đáo. Chị Yên tâm sự: "Nhiều khi, tôi cảm giác chị như người mẹ thứ hai của mình. Tôi sinh con ra nhưng vì quá yếu lại mù lòa nên không thể chăm sóc cho con và trở thành gánh nặng của gia đình khi phải xạ trị và truyền hóa chất trong thời gian dài. Chị ấy đã không quản ngại lo cho tôi và chăm bẵm bé Bống như thể đó là con đẻ của chị vậy. Tôi cảm ơn gia đình và chị gái nhiều lắm".
Bên cạnh những người thân ruột thịt, chị Yên còn nhận được sự giúp đỡ từ xã hội như thầy đông y thương tình bấm huyện miễn phí, những người nấu cháo từ thiện ở viện K hay thậm chí là cả những người chữa trị ung thư nằm cùng phòng với chị. Dường như chính đức hy sinh đáng quý của chị đã làm họ cảm động. Quả thực, không phải ai cũng can đảm dám đánh đổi cả tính mạng của bản thân để đem lại sự sống cho con. Tuy vậy, cuộc sống của mẹ con chị Yên vẫn rất khó khăn, vất vả bởi bệnh tật, đau yếu.
Trước lúc chia tay, chị nói với chúng tôi: "Tình mẫu tử đã cho tôi một quyết định "dại dột" nhưng nếu như làm theo lời mọi người bỏ đi đứa con để lo chữa mắt thì làm gì có bé Bông hôm nay. Nó là tài sản vô giá và lớn nhất của cuộc đời tôi. Ơn trời đã để cho mẹ con tôi được sống. Ước vọng lớn nhất của tôi là một lần được thấy mặt con, một lần được chăm sóc con đúng nghĩa và mẹ con tôi sẽ mãi được ở bên nhau".
Theo Hà Nam
Lao động
Cậu bé đẻ rơi bên bụi chuối lớn phổng, khỏe mạnh Còn 10 ngày nữa mới tròn 2 tháng tuổi nhưng bé Nguyễn Văn An - cậu bé bị đẻ rơi bên bụi chuối đã được 5kg có dư. "Bé "tròn như một khúc giò", ai cũng muốn bế, ôm ấp. Ăn uống thì thun thút, rất ngoan ngoãn đáng yêu", BS Cao Thị Bích Hảo cho biết. Sáng vào thăm bé An, chúng...