Câu chuyện thực của một cặp vợ chồng sau ly hôn mà ai đọc cũng phải giật mình
Mọi chuyện diễn biến rất khác, đó là những khoảng thời gian từ lúc ly hôn đến nay…
Tôi và Jayden vẫn duy trì quan hệ bạn bè sau khi chúng tôi quyết định ly hôn năm 2008. Sau nhiều tranh luận và bất đồng không thể giải quyết, tôi chọn cách chấm dứt để giải thoát cho cả hai cũng như mang đến cho con cái môi trường sống yên bình hơn.
Khi những bất đồng không được tháo gỡ
Tính đến nay, chúng tôi đã ly hôn được 7 năm. Những điểm khác biệt là nguyên nhân chính nhưng cả hai đều biết vấn đề nghiêm trọng hơn thế. Dù đã có con, chúng tôi vẫn không tìm được tiếng nói chung và hạnh phúc dần biến mất trong gia đình. Việc Jayden thường xuyên nhậu nhẹt do tính chất công việc gặp gỡ đối tác có lẽ là khởi điểm đánh dấu mọi việc vượt ngoài tầm kiểm soát.
Thay vì ngồi cùng nhau và thảo luận về những vấn đề mà cả hai phải đối mặt, tôi chọn cách tránh né. Jayden càng về muộn, tôi càng bực tức và khó chịu. Ngược lại, anh ấy cũng mệt mỏi khi tôi không thông cảm cho công việc của anh ấy. Tranh luận giữa chúng tôi nhanh chóng lên đến đỉnh điểm và bạo lực đã xảy ra. Sau sự việc đó, tôi quyết định chuyển hẳn về ở nhà mẹ đẻ.
Ảnh minh họa
Tuy vậy, con tôi không quen với việc thiếu đi người bố trong gia đình. Do đó, cả hai quyết định mỗi tuần đón con về ở chung một lần. Tôi tìm công việc mới dù lương không như trước nhưng có nhiều thời gian rảnh hơn để có thể chăm sóc con cái và lo việc nhà. Ban đầu, lịch trình dày đặc và công việc chưa ổn định khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Dần dần, mọi chuyện đi vào ổn định và cuộc sống không còn quá vất vả như trước. Tôi vẫn giữ liên lạc với những người thân của Jayden bởi cho rằng họ chẳng có lỗi gì khi cuộc hôn nhân của cả hai tan vỡ. Em gái Jayden – Kate – thậm chí còn trở thành bạn thân của tôi.
Vào thời điểm ngay sau khi ly hôn, mối quan hệ của tôi và Jayden khá căng thẳng. Anh ta không muốn Kate và tôi đi cùng nhau bởi cả hai thường la cà shopping hoặc tụ tập bạn bè tại những quán bar để giải khuây. Tôi biết bố mẹ anh ta vẫn có thành kiến xấu với tôi, đặc biệt sau khi cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Video đang HOT
Sự chuyển biến tích cực
Giai đoạn mấu chốt trong quá trình chuyển biến mối quan hệ của chúng tôi diễn ra vào cuối năm 2009, khi bố tôi qua đời. Với tôi, đó là thời điểm hết sức đen tối. Là con một, tôi khá bận rộn và không thể ôm đồm tất cả mọi việc mà không có sự trợ giúp. Tôi cần một người chăm sóc cho con trong khi tang lễ diễn ra. Khi đề cập chuyện này với Jayden, anh ta rất sốt sắng và ngay lập tức nhận lời.
Ảnh minh họa
Với sự giúp đỡ của Jayden, tôi có thể tập trung thời gian dành cho lễ tang. Trái với những gì tôi cảm nhận trong quá khứ, Jayden khá chững chạc và kiên nhẫn khi dành thời gian cho Owen – bé trai đầu lòng của chúng tôi. Anh cũng kiên nhẫn giải thích những gì xảy ra giữa Jayden và tôi, điều mà tôi luôn cố gắng né tránh mỗi khi con đề cập đến. Sau lễ tang, tôi đón Owen về và không quên cảm ơn Jayden. Từ thời điểm đó, tôi biết anh là người có thể tin tưởng và rất trách nhiệm. Những lần gặp nhau tiếp theo, thay vì chỉ gửi con trước cửa cho ông bà nội, thỉnh thoảng tôi có nán lại trò chuyện cùng anh. Mối quan hệ của chúng tôi dần được cải thiện theo thời gian.
Cái kết có hậu
Jayden cũng rất nghiêm khắc trong việc dạy bảo khi Owen không nghe lời. Khi phát hiện thấy Owen có một thói quen xấu mà tôi không sửa, anh sẽ tức giận và gọi cho tôi nhắc nhở. Dù không mấy thoải mái nhưng tôi biết đó là thiếu sót của mình khi không chú ý tới con. Dần dần, tôi nhận thấy sự hiện diện của Jayden như một phần không thể thiếu trong việc nuôi dạy Owen.
Nhiều lúc tôi tự hỏi nếu như không có con, liệu mối quan hệ của chúng tôi đã thay đổi và đi theo chiều hướng khác sau khi kết hôn? Rõ ràng, Jayden đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và phát triển của con trai tôi. Chắc chắn trong tương lai, cả hai sẽ vẫn là những người bạn tuyệt vời. Tôi tin rằng ly hôn không phải dấu chấm hết cho cuộc sống của mình mà thay vào đó, mở ra một cánh cửa với nhiều thử thách để bạn vượt qua hơn.
Theo Afamily
Đang đau đớn vì động thai mà còn bị ép vào viện chăm mẹ chồng, nhưng câu nói như sét đánh của chồng còn làm mình tủi thân gấp bội
Mình không tin là một người bố có thể nói được những lời đó. Tại sao chồng mình có thể như vậy chứ?
Bước chân đi lấy chồng, mình đã xác định cuộc sống hôn nhân sẽ không phải màu hồng như mình vẫn nghĩ. Bởi vì mình đến nhà chồng với hai bàn tay trắng, gia đình chồng lại chẳng ưa một đứa con dâu từ xa tới như mình. Vì vậy mà mình đã cố gắng chấp nhận và nhẫn nhịn. Nhưng sao càng chịu đựng mình lại càng khổ thế này?
Cái sai đầu tiên của mình đó là lấy chồng xa quê. Khi về nhà chồng mình mới thấu, thân con gái đi làm dâu nơi đất khách chẳng khác nào tự đưa mình vào bể khổ. Đã vậy nhà mình còn không giàu có gì, con gái đi lấy chồng chỉ có thể gom góp mua cho con được 2 chỉ vàng. Sau này khi về nhà chồng, 2 chỉ vàng ấy đều đã bị mẹ chồng mình "lột" sạch với lý do giữ hộ.
Mình là con gái gia đình thuần nông nên khá biết việc. Vậy nhưng mình vẫn không thể làm xuể công việc ở nhà chồng. Mang tiếng là bầu bì nhưng chưa bao giờ mình được nghỉ ngơi. Sáng ra mới 5 giờ sáng mẹ chồng mình đã loẹt quẹt quét sân khiến mình không dám nằm thêm. Còn buổi tối, khi mọi người đi ngủ thì mình tranh thủ giặt quần áo cho cả nhà vì lúc ấy mới có thời gian.
Sáng ra mới 5 giờ sáng mẹ chồng mình đã loẹt quoẹt quét sân khiến mình không dám nằm thêm. (Ảnh minh họa)
Nói về chồng, mình còn buồn hơn mẹ chồng và nhà chồng nhiều. Lấy nhau về mình mới biết chồng mình là người rất vô tâm, hời hợt. Nhất là khi anh bị đuổi việc ở chỗ làm cũ và thất nghiệp. Cả ngày anh chỉ rượu chè lêu lổng với lũ thanh niên gần nhà mà không quan tâm đến vợ đang bầu bì nặng nhọc.
Mình có thai nhưng không tăng cân nhiều. Nguyên nhân là vì cả ngày ở chỗ làm, tối đến về nhà lại phải tất bật cơm nước, dọn dẹp nên chẳng có thời gian để chăm sóc bản thân. Mua được vài viên thuốc bổ để uống thì hết mẹ chồng chì chiết lại đến chồng cằn nhằn.
Có lẽ vì làm quá sức nên mình bị động thai. Bác sĩ dặn mình phải kiêng đi lại tuyệt đối. Thậm chí còn khuyến cáo mình chỉ nên nằm nghỉ ngơi, cần thiết lắm mới được vận động. Chồng mình hôm đó cũng nghe bác sĩ dặn, nhưng anh tỏ ra chẳng quan tâm. Trên đường về anh còn nói bác sĩ chỉ giỏi làm quá mọi chuyện.
Dù sao mình cũng sợ sẽ ảnh hưởng đến con nên đã xin nghỉ việc tạm thời ở cơ quan. Khổ nỗi mình về nằm bất động được 2 ngày thì mẹ chồng mình bị tai nạn phải nằm viện. Thực ra vết thương của mẹ chồng mình không nặng, chỉ cần nằm theo dõi vài hôm nếu ổn định sẽ được về. Nhưng vấn đề là nhà mình neo người, không có người đến bệnh viện để chăm. Chồng mình tiếng là không có việc làm nhưng lại ham chơi, cả ngày chỉ biết đến bạn bè nên đùn đẩy cho mình vào chăm mẹ chồng.
Sáng nay chồng mình nói mình vào chăm mẹ chồng. Mình không đồng ý, đã phải xin tạm nghỉ để ở nhà dưỡng thai, làm sao mình có thể chạy đi chạy lại ở bệnh viện được chứ? Chưa kể là sức khỏe của mình đang yếu, đứa con trong bụng càng quan trọng với mình.
Mình không tin là một người bố có thể nói được những lời đó. Tại sao chồng mình có thể như vậy? (Ảnh minh họa)
Vậy mà chồng mình, người đàn ông mình giao phó cuộc đời lại không thương vợ. Anh cứ càu nhàu và ép mình mặc đồ vào viện chăm mẹ chồng. Lúc đó mình tủi thân quá, chỉ biết khóc và hỏi anh không thương vợ con sao? Chồng mình, trước câu nói ấy của vợ đã lớn tiếng nạt nộ: "Trên đời này tôi chỉ có một mẹ thôi. Còn con, mất đứa này thì tôi đẻ thêm vài đứa khác".
Mình không tin là một người bố có thể nói được những lời đó. Tại sao chồng mình có thể như vậy chứ? Quá thất vọng, mình quyết định gọi taxi để về nhà mẹ đẻ. Vài tháng nay, mình đã chịu đựng quá nhiều. Thế nhưng xem ra chồng mình chưa từng trân trọng vợ con, tại sao mình phải tiếp tục?
Vẫn biết trong lúc mẹ chồng đang nằm viện, mình bỏ về nhà mẹ đẻ là sai. Nhưng trong hoàn cảnh này, mình buộc phải về nhà mẹ đẻ. Bởi vì nếu tiếp tục ở lại thì mình cũng sẽ không yên với chồng. Chồng mình mới gọi điện và dọa nếu mình không về anh sẽ ly hôn. Mình không nói gì, chỉ bình tĩnh chấp nhận. Dù con mình có thể thiệt thòi vì thiếu thốn tình cảm của bố nhưng theo quan điểm của mình, chồng mình không xứng đáng để được nghe con gọi một tiếng bố. Mình làm vậy là đúng phải không các bạn?
Theo Afamily
Chồng và nhà chồng cung phụng vợ đẻ như bà hoàng, hết 2 tháng thì bất ngờ đuổi cả 2 mẹ con Khi con gái của Oanh được khoảng 2 tháng, hàng xóm nhà chồng Oanh không còn thấy mẹ chồng cô nàng sớm sớm đi chợ rồi tay xách nách mang về nhà nấu nướng cho con dâu ở cữ nữa... ảnh minh họa Chắc Oanh là một trong những gái đẻ sướng nhất "vịnh Bắc Bộ". Thực ra Oanh sướng từ lúc mang...